Ẩn Danh Khám sức khỏe Đã hỏi: 2025-06-25

Kế hoạch hóa gia đình có ảnh hưởng đến nội tiết không?

Vợ chồng cháu chưa muốn có con ngay nên cháu đang tìm hiểu các biện pháp kế hoạch hóa gia đình bằng nội tiết. Thế nhưng cháu nghe nhiều người nói dùng thuốc tránh thai hay tiêm tránh thai lâu dài có thể ảnh hưởng đến nội tiết tố, gây khó có con sau này. Bác sĩ cho cháu hỏi: Kế hoạch hóa gia đình có ảnh hưởng đến nội tiết không ạ?

Tạ Thị Hồng Duyên
Tạ Thị Hồng Duyên Đã giải đáp: 2025-06-25
Khám sức khỏe

Bạn thân mến! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội. Chúng tôi xin được trả lời câu hỏi “Kế hoạch hóa gia đình có ảnh hưởng đến nội tiết không?” như sau:

Các biện pháp kế hoạch hóa gia đình bằng nội tiết như thuốc tránh thai hằng ngày, que cấy, miếng dán hoặc tiêm tránh thai đều tác động trực tiếp đến hệ nội tiết nữ. Tuy nhiên, các tác động này thường tạm thời và hồi phục được sau khi ngừng sử dụng phương pháp tránh thai nội tiết.

Kế hoạch hóa gia đình ảnh hưởng đến nội tiết như thế nào?

Các biện pháp kế hoạch hóa gia đình dùng hormone (nội tiết) như thuốc tránh thai, que cấy, miếng dán, vòng tránh thai nội tiết, tiêm hormone sẽ tác động trực tiếp đến trục hạ đồi – tuyến yên – buồng trứng, làm thay đổi cơ chế sinh sản tự nhiên.

  • Ức chế phóng noãn, khiến buồng trứng không rụng trứng.
  • Làm đặc chất nhầy cổ tử cung, ngăn tinh trùng gặp trứng, giảm khả năng thụ thai.
  • Làm thay đổi nội mạc tử cung, khiến thai đã thụ tinh không thể làm tổ tại niêm mạc tử cung
  • Thay đổi tạm thời nồng độ hormone, dẫn đến rối loạn kinh nguyệt, tăng cân, giảm ham muốn, nám da, nổi mụn, thay đổi tâm trạng,…

Những ảnh hưởng này chỉ mang tính chất tạm thời, sẽ phục hồi sau khi ngừng sử dụng.

Kế hoạch hóa bằng nội tiết có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản?

Hầu hết phụ nữ đều có thể mang thai trở lại bình thường sau khi ngừng sử dụng biện pháp tránh thai nội tiết. Một số người sẽ rụng trứng và có kinh nguyệt trở lại ngay trong chu kỳ đầu tiên sau khi ngưng. Trong khi có chị em mất 2 – 3 tháng để chu kỳ rụng trứng tự nhiên hồi phục. Tuy nhiên, việc này không gây vô sinh nếu bạn không có các bệnh lý nền trước đó.

Những ai không nên áp dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình bằng nội tiết?

  • Người có tiền sử đột quỵ, bệnh tim mạch, huyết khối tĩnh mạch sâu
  • Phụ nữ trên 35 tuổi, thường xuyên hút thuốc lá
  • Người bị bệnh gan nặng, viêm gan hoạt động
  • Phụ nữ mắc u vú lành tính hoặc nghi ngờ ác tính
  • Nữ giới mắc bệnh lý rối loạn đông máu
  • Phụ nữ đang cho con bú dưới 6 tháng (không áp dụng thuốc có estrogen)

Một số tác dụng phụ khi kế hoạch hoá gia đình bằng nội tiết

  • Rối loạn kinh nguyệt: rong kinh, thiểu kinh, vô kinh, ra máu giữa chu kỳ
  • Tăng cân nhẹ do cơ thể giữ nước
  • Đau đầu, căng tức ngực
  • Thay đổi tâm trạng, dễ cáu gắt hoặc lo âu
  • Giảm ham muốn tình dục
  • Buồn nôn (thường gặp trong 1–2 tháng đầu dùng thuốc)
  • Nổi mụn, nám da ở một số người có cơ địa nhạy cảm
Trả lời
Ẩn Danh
map phòng khám đa khoa quốc tế Hà Nội