Sùi mào gà ở bộ phận nào [Top 5 nơi dễ nhận biết nhất]
Không chỉ xuất hiện ở vùng kín, sùi mào gà còn mọc ở mắt, miệng, cổ họng, ngực,… gây nhiều phiền toái cho cuộc sống khổ chủ. Vậy, cụ thể sùi mào gà ở bộ phận nào? Biểu hiện ra sao? Theo dõi bài viết dưới đây.
Mục lục:
Tổng quan về bệnh sùi mào gà
Sùi mào gà là bệnh lý chiếm tỉ lệ cao nhất trong nhóm bệnh lây truyền qua đường tình dục, do HPV gây ra. Đến nay, giới chuyên gia xác nhận có hơn 130 type HPV. Trong đó khoảng 40 chủng gây lan bệnh tình dục. Type HPV 6 và 11 là nguyên nhân chính gây ra sùi mào gà.
Bệnh xảy ra ở cả nam và nữ. Bệnh phổ biến hơn ở nữ giới do phái đẹp thường xuyên nhận tinh dịch từ nam giới. Bên cạnh đó, môi trường âm đạo luôn ẩm ướt tạo điều kiện thuận lợi cho virus sinh sôi và phát triển. Sùi mào gà lây truyền chính qua quan hệ tình dục. Ngoài ra, bệnh lây từ mẹ sang con và dùng chung đồ dùng cá nhân với người bị nhiễm bệnh.
Sùi mào gà tấn công trực tiếp chất lượng cuộc sống của khổ chủ: Đau đớn khó chịu khi di chuyển, tự ti, ngại tiếp xúc với người khác, suy giảm chất lượng tình dục,… Gây ra nhiều biến chứng khó lường cho sức khỏe người bệnh: ung thư dương vật, ung thư cổ tử cung, vô sinh, hiếm muộn, tử vong,… Thai phụ mắc bệnh phải đối mặt với nguy cơ sảy thai, chết lưu, sinh non, lây bệnh cho con qua đường bú sữa mẹ.
Dấu hiệu sùi mào gà: Sùi mào gà ở bộ phận nào?
Triệu chứng chung
Sau 2-9 tháng ủ bệnh, các tổn thương trên da hoặc niêm mạc bắt đầu xuất hiện. Ban đầu chỉ là mụn thịt mềm, không đau, không ngứa. Theo thời gian, mụn thịt nổi cao lên dạng nhú gai hoặc đĩa bẹt tròn nhỏ màu hồng. Nốt sùi mào gà thô ráp, đường kính từ 1 đến 2 mm.
Về sau, nếu không điều trị, nốt sùi liên kết với nhau tạo thành mảng, thành đám lan rộng, chi chít như mào gà hoặc hoa súp lơ. Chiều dài lúc này có thể lên đến vài cm, ẩm ướt, mềm và mủn ra, ấn vào sẽ chảy dịch mủ gây đau đớn cho bệnh nhân.
Sùi mào gà vùng sinh dục
Giao hợp thông thường qua đường âm đạo – dương vật là nguyên nhân lây lan virus HPV ở vùng sinh dục. Sùi mào gà ở vùng kín giai đoạn đầu tương đối khó phát hiện:
- Ở nữ giới: Xuất hiện sùi mào gà âm vật, sùi mào gà ở bẹn, hậu môn, môi lớn, môi bé, âm đạo,… Nếu kéo dài, bệnh tình diễn biến nặng hơn, nốt sùi mào gà trong cổ tử cung và màng trinh cũng xuất hiện.
- Ở nam giới: Xuất hiện ở rãnh bao quy đầu, miệng sáo, thân dương vật,….
- Vùng kín tiết dịch nhiều bất thường, ngứa ngáy, đau rát, bốc mùi hôi khó chịu.
- Quan hệ tình dục gặp khó khăn khi các nốt sùi gây đau rát, chảy máu khi giao hợp.
Sùi mào gà ở miệng, lưỡi và môi
Sùi mào gà ở lưỡi và miệng xuất phát từ 3 nguyên nhân chính:
- Dùng chung đồ cá nhân của bệnh nhân: khăn tắm, bàn chải, khăn mặt,…
- Quan hệ hoặc hành động thân mật với người mang bệnh khi có vết thương hở.
- Sản phụ mắc sùi mào gà sinh bằng đường âm đạo thì trẻ dễ bị lây bệnh tại môi, mắt, họng,…
Ban đầu, dù sùi mào gà ở bộ phận nào thì bệnh nhân cũng hoàn toàn không có triệu chứng. Sau thời gian ủ bệnh, sùi mào gà ở lưỡi và miệng phát dấu hiệu cảnh báo. Nhiều người hiểu nhầm mình bị dị ứng, nhiệt miệng hoặc loét miệng:
- Biểu hiện điển hình là xuất hiện những mảng màu đỏ hoặc trắng trên môi, miệng và viền môi.
- Vùng da xung quanh sưng tấy, đỏ, dễ bị loét, chảy mủ và đau nhức.
- Ăn uống sinh hoạt sẽ khiến mụn vỡ và chảy máu, chảy mủ.
- Người bệnh luôn cảm giác đau đớn, vướng víu ở miệng và lưỡi.
- Sưng đau ở nướu, nếu quan sát kỹ sẽ thấy mọc sùi mào gà ở chân răng.
- Hơi thở có mùi hôi do tích tụ vi khuẩn từ vết loét.
Triệu chứng sùi mào gà tệ hơn nhiệt miệng rất nhiều. Nếu không điều trị sớm, nốt sùi, mụn mủ dễ gây hoại tử.
Sùi mào gà ở họng
Nếu bạn đang thắc mắc sùi mào gà ở bộ phận nào thì cổ họng nằm trong nhóm dễ bị nhất. Sau thời gian tiếp xúc với máu hoặc dịch tiết của người nhiễm bệnh (thông thường ở cổ họng sẽ qua đường quan hệ bằng miệng), bệnh nhân có dấu hiệu sau:
- Sưng họng, tấy đỏ, đau rát ở họng;
- Triệu chứng này tăng mạnh khi ăn uống, nuốt nước bọt;
- Cảm giác họng khô rát, khó nuốt;
- Đau và khó chịu khi nói, khi ăn ;
- Xuất hiện bọng nước nhỏ như viêm loét họng.
Ban đầu, sùi mào gà ở họng chỉ là các nốt nhú riêng rẽ. Tuy nhiên, trong môi trường ẩm ướt, chúng nhanh chóng lây lan thành chùm, thành đám, dễ vỡ, tiết dịch và lở loét. Bệnh nhân cần điều trị sớm để không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hằng ngày. Các dấu hiệu đau tương đối giống viêm vòm họng nên nhiều người mua thuốc đau họng về điều trị nhưng không đỡ. Tệ hơn, nếu tình trạng kéo dài sẽ tăng nguy cơ bị ung thư vòm họng.
Sùi mào gà ở mắt
Bên cạnh vùng miệng, cổ họng và vùng kín, sùi mào gà còn xuất hiện ở mắt người bệnh. Triệu chứng sùi mào gà ở mắt bao gồm:
- Xuất hiện nốt sùi, u nhú ở khóe mắt. Chúng có đặc điểm tương đối đặc thù: đầu nhọn, hơi mềm, màu hồng, đường kính dao động từ 1 đến 2mm. Nốt sùi sẽ lớn lên theo thời gian (tính bằng ngày), có thể lớn lên đến vài cm. Nốt sùi cũng tăng về số lượng và liên kết lại tạo thành mảng, thành đám sùi lớn gây mất thẩm mỹ khiến khổ chủ mất tự tin trong giao tiếp và cuộc sống.
- Nốt sùi mềm, dễ tổn thương, rỉ máu chảy mủ có mùi hôi khi bị cọ xát mạnh. Khi vỡ ra, bệnh nhân sẽ đi kèm cảm giác ngứa và nóng rát ở mắt rất khó chịu.
- Không chỉ dừng ở mắt, sùi có thể lây lan ra vùng mặt, họng, miệng và lây qua người khác.
- Bệnh nhân sẽ đau rát ở mắt, cản trở thị lực của người bệnh.
Cách chữa sùi mào gà ở các vị trí khác nhau
Sùi mào gà do virus HPV gây ra. Khi nhiễm bệnh, virus HPV tiến vào máu và dịch của người bệnh. Hiện nay, chưa có thuốc đặc trị HPV. Do đó, người bệnh sẽ mang theo virus HPV suốt đời. Điểm khác biệt là bệnh nhân có thể kiểm soát được triệu chứng và biểu hiện để bệnh không tái phát và diễn biến nặng.
Mặc dù không thể loại bỏ hoàn toàn tác nhân gây bệnh, nhưng Y học hiện đại đã nghiên cứu được các phương pháp phá hủy tổn thương, giảm triệu chứng do HPV gây ra. Bởi vậy sùi mào gà ở bộ phận nào cũng có khả năng có thể chữa khỏi. Có ba phương pháp chính trong chữa sùi mào gà:
- Điều trị bằng thuốc: Đường uống, đường bôi hoặc đường tiêm. Giúp tăng cường sức đề kháng để chống lại sự tấn công mạnh mẽ của HPV, giảm triệu chứng viêm, lở loét, tăng tính thẩm mỹ tại các vùng có triệu chứng bệnh.
- Thủ thuật, phẫu thuật: Sử dụng khi thuốc không hiệu quả. Bác sĩ sẽ sử dụng các phương pháp tiến bộ (nitơ lỏng, ALA – PDT,…) đông cứng nốt sùi, để cho nốt sùi tự rụng. Quá trình điều trị kéo dài nhiều lần (tối đa 12 tuần), hạn chế tối đa đau đớn cho bệnh nhân.
- Phá hủy tổn thương bằng phương pháp vật lý: Laser CO2, cắt nạo, đốt điện,… Dành cho nhóm bệnh nhân tổn thương lớn, sùi mào gà ở cổ tử cung, sùi mào gà âm vật, bẹn, niệu đạo và không đáp ứng được phương pháp điều trị khác. Người bệnh được gây tê tại chỗ, loại bỏ 89-100% tổn thương trong một lần. Nguy cơ tái phát từ 19-29%. Nhược điểm: có thể để lại sẹo, nứt hậu môn, thay đổi sắc tố,…
Lưu ý, bệnh nhân tuyệt đối không tự ý điều trị sùi mào gà tại nhà. Cần đến cơ sở y tế được cấp phép hoạt động. Nếu là bệnh viện, tối thiểu tuyến huyện trở lên.
Chữa sùi mào gà ở bẹn và vùng sinh dục ngoài
- Dung dịch Acid trichloracetic 80 % – 90 %: Dùng một que nhỏ hoặc tăm bông chấm dung dịch bôi lên nốt sùi cho đến khi trắng ra và khô lại. Tần suất 1 lần/ngày.
- Dung dịch Podophyllin 10 % – 25 %: Chấm vào nốt sùi 1 lần/ngày hoặc 2 đến 3 lần/tuần đến khi nốt sùi thành màu nâu. Để khô, rửa sạch thuốc sau 1 đến 3 giờ. (Để lâu sẽ bị loét da).
- Tổn thương rộng và mọc nhiều nơi: Đốt lạnh nitơ, đốt điện, laser hoặc cắt bỏ, nạo sùi mào gà.
Chữa sùi mào gà âm vật, âm đạo
- Đốt lạnh bằng nitơ lỏng, laser, đốt điện, ALA – PDT
- Sử dụng Podophyllin 10 % – 25 % bôi mỗi ngày/lần hoặc 2-3 lần/tuần.
Lưu ý, Khi sử dụng podophyllin vào các nốt sùi âm đạo, phải để thuốc khô hoàn toàn mới rút mỏ vịt ra. Bôi thêm thuốc mỡ kháng sinh hoặc vaseline và vùng niêm mạc lành xung quanh để thuốc không lan ra vùng lành bệnh.
Chữa sùi mào gà ở cổ tử cung
Chữa sùi mào gà ở cổ tử cung, màng trinh, niệu đạo,… khi bệnh đã lan nặng vào bên trong vùng sinh sản của người bệnh. Do đó, điều trị nội khoa khó có thể mang lại hiệu quả ở vị trí này. Thông thường, chữa sùi mào gà ở cổ tử cung sẽ được bác sĩ đề xuất phương pháp đốt lạnh bằng nitơ lỏng hoặc đốt điện, laser CO2, ALA – PDT.
Chữa sùi mào gà ở vùng miệng
Các nốt sần, u nhú ở miệng được điều trị bằng kháng sinh dạng tiêm, dạng uống để khống chế virus HPV. Ngoài ra, nếu điều trị bằng thuốc không mang lại hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định áp lạnh, đốt laser, đốt điện, ALA – PDT,…
Tạm kết
Hy vọng qua những thông tin trên, bạn đã có câu trả lời cho vấn đề “Sùi mào gà mọc ở bộ phận nào?”. Không chỉ những vùng kín như âm đạo, hậu môn, cổ tử cung và vùng bẹn, sùi mào gà còn có thể xuất hiện ở mặt, miệng, lưỡi, mắt,… Khiến người bệnh sinh hoạt, di chuyển khó khăn, tự ti trong cuộc sống ngày thường. Bạn không thể điều trị khỏi hoàn toàn sùi mào gà, chỉ có thể kiểm soát triệu chứng bệnh theo chỉ định của bác sĩ. Sùi mào gà mọc ở bộ phận nào cũng nguy hiểm và tiềm ẩn rủi ro phát triển thành ung thư, hoại tử. Do đó, người bệnh cần đến cơ sở y tế chuyên nghiệp khám và điều trị kịp thời.