Bà bầu có ăn được mận miền Bắc không?
Bà bầu có ăn được mận miền Bắc không là nỗi băn khoăn của không ít chị em đang trong giai đoạn thai kỳ nhưng lại thèm mận. Mận là loại trái cây có độ giòn, chua chua, ngọt ngọt nên trở thành loại quả yêu thích của nhiều người. Vậy bà bầu có ăn được mận miền Bắc không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để nhận được câu trả lời nhé!
Mùa hè chính là mùa của nhiều loại trái cây, trong đó mận hậu (mận miền Bắc, phân biệt với mận (roi) ở miền Nam) chính là loại quả được nhiều người trông chờ nhất. Thế nhưng, nhiều bà bầu lại lo ngại khi ăn loại quả này vì sợ ảnh hưởng tới thai nhi. Trên thực tế, mận là loại trái cây có nhiều chất dinh dưỡng và rất tốt cho phụ nữ có thai.
Mục lục:
Giá trị dinh dưỡng trong 100g mận
Mận miền Bắc là loại quả có vị chua, ngọt nhẹ, giòn và thường được trồng ở các tỉnh như Mộc Châu, Sơn La, Lạng Sơn,….Và loại quả này thường chỉ có trong khoảng tháng 5 đến tháng 7.
Giá trị dinh dưỡng trong 100g mận tươi bao gồm:
- Năng lượng: 20 kcal
- Carbs: 8 gram
- Protein: 0,6 gam
- Chất xơ: 0,7 gam
- Vitamin B1: 0,06 mg
- Vitamin B2: 0,04 mg
- Vitamin PP: 0,5 mg
- Vitamin B5: 0,135 mg
- Vitamin C: 3 mg
- Đường: 9,92 gam
- Sắt: 0,4 mg
- Canxi: 28 mg
- Magie: 7 mg
- Phốt pho: 20 mg
- Kẽm: 0,1 mg
- Kali: 157 mg
Lợi ích mận miền Bắc với bà bầu
Với những thành phần dinh dưỡng kể trên thì mận có giá trị dinh dưỡng cao và bà bầu hoàn toàn có thể ăn mận. Tuy nhiên, bà bầu nên ăn với số lượng vừa phải. Bởi nếu ăn quá nhiều có thể gây nóng trong, xót ruột. Đặc biệt, nếu đang dùng thuốc thì bà bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Một số lợi ích của mận miền Bắc với bà bầu:
Tốt cho tim mạch
Hàm lượng chất xơ và các chất dinh dưỡng có trong mận có tác dụng làm giảm đáng kể lượng Cholesterol xấu trong máu – yếu tố gây nên bệnh tim. Do đó, ăn mận có giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như đau tim, đột quỵ và bệnh tim mạch vành.
Giảm lượng đường trong máu
Mặc dù lượng Carb trong mận khá cao, 8 gram, nhưng không làm tăng đáng kể đường huyết sau khi ăn. Lý giải điều này là do mận có tác dụng làm tăng Adiponectin. Đây là một loại hormone có vai trò điều chỉnh lượng đường trong máu. Do đó, tiêu thụ mận có công dụng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường typ 2.
Hỗ trợ hấp thu Sắt
Khi mang thai, bà bầu thường phải cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi nên thường bị thiếu máu. Vì vậy, họ thường phải bổ sung Sắt trong suốt thời kỳ thai nghén. Bà bầu có thể bổ sung Sắt cho cơ thể bằng cách uống viên bổ sung hoặc ăn thực phẩm trái cây giàu chất Sắt.
Theo nghiên cứu, mận miền Bắc giúp cơ thể người phụ nữ hấp thu Sắt hiệu quả nhờ hàm lượng Vitamin C trong mận. Với hàm lượng vitamin C cao trong mận, giúp bà bầu có thể tổng hợp và hấp thụ chất sắt nhiều hơn so với các thực phẩm khác.
Giảm táo bón
Chất xơ đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa táo bón, tăng cường tiêu hóa và bài tiết. Do đó, tiêu thụ mận hàng ngày giúp phụ nữ mang thai giảm táo bón – triệu chứng thường gặp ở bà bầu.
Theo kết quả nghiên cứu của Khoa Tiêu hóa – Gan mật và Khoa Nội, Đại học Y khoa Iowa Carver, những người tiêu thụ 50g mận mỗi ngày trong vòng ba tuần sẽ bài tiết tốt hơn so với những người ăn mã đề.
Giảm nguy cơ ung thư và các bệnh tim mạch
Hàm lượng chất chống oxy hóa trong mận cao giúp giảm viêm và bảo vệ tế bào khỏi bị tổn thương bởi gốc tự do. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, chống oxy hóa Polyphenol trong mận cao gấp đôi so với các loại trái cây phổ biến khác như đào. Chất này có tác dụng kháng viêm mạnh mẽ, có thể ngăn ngừa tổn thương tế bào.
Trong số các Polyphenol ở mận, Anthocyanins là chất chống oxy hóa hoạt động mạnh mẽ nhất. Chúng có tác dụng tốt với sức khỏe, cụ thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim và ung thư.
Giảm nôn và ốm nghén
Vị chua thanh trong mận có thể làm giảm cơn buồn nôn do ốm nghén gây ra. Hơn nữa, vị chua cũng có tác dụng kích thích vị giác, giúp bà bầu ăn ngon miệng hơn.
Lưu ý khi ăn mận miền Bắc
Mận chứa nhiều chất dinh dưỡng, có lợi cho bà bầu. Tuy nhiên, không phải ăn nhiều là tốt, nhất là ở giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ. Vậy ăn mận như nào hợp lý và đúng cách? Bà bầu có thể tham khảo ý kiến của chuyên gia về cách ăn mận cho bà bầu dưới đây:
- Mỗi ngày chỉ nên ăn từ 5- 10 quả. Không nên ăn quá nhiều vì tính chua của mận, nếu ăn với số lượng lớn có thể gây xót ruột, ảnh hưởng không tốt tới dạ dày.
- Ăn mận quá nhiều có thể gây nóng trong
- Nên chọn ăn mận tươi để giữ được nhiều vitamin, khoáng chất và nước nhất. Hạn chế ăn mận ngâm, mận đã được chế biến.
- Nên rửa sạch và ngâm với nước muối loãng từ 15-20 phút trước khi ăn.
- Không nên gọt vỏ mận bởi chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe tập trung ở vỏ mận
- Không ăn khi bụng đói, tốt nhất nên ăn sau bữa ăn. Bởi vì mận chứa nhiều vitamin C dễ gây kích thích dạ dày nếu ăn khi bụng rỗng.
Qua những thông tin chúng tôi chia sẻ trên đây, bạn đã có câu trả lời cho bà bầu có ăn được mận miền Bắc không. Bà bầu ăn mận với số lượng vừa đủ sẽ rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, cũng nên chú ý đến cách ăn mận sao cho thích hợp, đúng cách nhằm tránh tình trạng nóng trong, ảnh hưởng tới dạ dày.