[ Tiết lộ ] Cách phòng bệnh đau dạ dày hiệu quả, nhanh chóng
Xuất huyết tiêu hóa, hẹp môn vị, thủng dạ dày, ung thư dạ dày,… là các biến chứng nguy hiểm do bệnh dạ dày gây ra khi người bệnh thăm khám và điều trị muộn. Vậy có cách phòng ngừa bệnh đau dạ dày nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin hữu ích đến bạn.
Mục lục:
Bệnh đau dạ dày có nguy hiểm không?
Trước khi đi vào tìm hiểu cách phòng tránh bệnh đau dạ dày, chúng ta cùng tìm hiểu về mức độ nguy hiểm mà bệnh có thể gây ra. Theo các bác sĩ chuyên khoa, viêm loét dạ dày nếu như không được thăm khám sớm, điều trị dứt điểm. Người bệnh sẽ phải đối mặt với các biến chứng, cụ thể:
Xuất huyết tiêu hóa
Khi các mạch máu bị tổn thương và bị vỡ ra sẽ khiến cho máu thoát khỏi mạch. Tiếp đó sẽ đi thẳng vào đường ống dẫn tiêu hóa.
Hiện tượng chảy máu nhiều nếu không được khắc phục kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Vì thế, khi thấy bản thân thường xuyên đi ngoài phân đen; nôn ra máu; hoa mắt, chóng mặt;… các bạn cần thăm khám bác sĩ ngay và luôn.
Hẹp môn vị
Một khi các khối u ở niêm mặc bị tổn thương và bị phù nề sẽ khiến lòng tá tràng bị bó chặt. Thức ăn sẽ không thể đi qua được. Khiến người bệnh bị đau bụng; nôn mửa; dịch môn có mùi; cơ thể luôn mệt mỏi do bị mất nước,…
Nguy cơ bị thủng dạ dày
Biến chứng nguy hiểm tiếp theo mà người bị đay dạ dày có thể gặp phải khi không điều trị bệnh sớm là thủng dạ dày. Đây là biến chứng vô cùng nguy hiểm, nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ đe dọa đến tính mạng.
Chính vì thế, ngay khi thây bản thân có các cơn đau bụng một cách đột ngột, bụng bị cứng lại. Các bạn cần đến cơ sở y tế để được bác sĩ cấp cứu và tiến hành phẫu thuật sớm.
Ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày là giai đoạn cuối cùng của bệnh. Biến chứng này thường xuất hiện khi người bệnh không chịu thăm khám và điều trị bệnh sớm.
Ngoài ra, chất lượng cuộc sống của người bệnh cũng bị suy giảm. Nguyên nhan là do các cơn đau bất chợt gây ra sẽ khiến công việc, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh bị gián đoạn.
Do đó, để phòng ngừa biến chứng do bệnh đau dạ dày gây ra, các bạn cần thăm khám bệnh sớm. Bên cạnh đó, cần phải tuân thủ theo các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Lá cây vú sữa chữa bệnh đau dạ dày được không?
Trong lá của cây vú sữa có chứa những thành phần hóa học tốt cho đường ruột như: Protein, Chất xơ, Vitamin A, B2, B1, B3, C và E, Lipid, Glucid, Canxi, Acid malic,… Vì thế nhiều người cho rằng lá vú sữa là một loại thuốc có thể chữa bệnh đau dạ dày.
Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên khoa, các thành phần hóa học có trong lá vú sữa chỉ có công dụng: làm giảm đau; tiêu diệt được ký sinh ở đường ruột; giúp bổ máu, tăng cường hệ miễn dịch cũng như làm giảm điều tiết acid dạ dày,… Chứ không thể chữa khỏi bệnh dạ dày được.
Vì thế, để ngăn chặn các biến chứng do bệnh gây ra. Đồng thời để bệnh được điều trị dứt điểm, các bạn cần thăm khám và điều trị bệnh tại các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín và chất lượng. Tuyệt đối không được lạm dụng các cách điều trị bệnh tại nhà. Tránh điều trị sai sẽ khiến bệnh chuyển biến nghiêm trọng hơn.
Mách nhỏ các cách phòng bệnh đau dạ dày hiệu quả
Có thể thấy, bệnh đau dạ dày có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khó lường. Gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vì thế, các bạn nên có biện pháp hiệu quả để phòng tránh không mắc bệnh đau dạ dày:
Xây dựng cho bản thân một chế độ ăn uống khoa học
Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể trong ngày
Cần ăn đúng giờ, đủ bữa, đủ khẩu phần
Tuyệt đối không bỏ bữa theo nhịp sinh học của cơ thể
Không nên ăn quá no
Đảm bảo ăn chín uống sôi
Rửa tay sạch trước khi ăn, hạn chế vi khuẩn tấn công vào dạ dày và giảm nguy cơ mắc bệnh đau dạ dày.
Cần ăn chậm và nhai kỹ khi ăn
Không được vừa ăn vừa uống nước
Loại bỏ những thói quen không lành mạnh
Không nên ăn trước khi đi ngủ, nếu thấy đói chỉ nên uống 1 ly sữa ấm.
Sau bữa ăn không nên hoạt động thể lực mạnh hay hoạt động trí óc trong khoảng thời gian 30 phút.
Tuyệt đối không nên ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều axit như: cam, chanh, cóc, xoài xanh, dưa muối,…
Không ăn các loại thực phẩm có tính cay nóng như ớt, mù tạt, tiêu, hành,…
Hạn chế sử dụng thực phẩm chứa chất kích thích như: bia, rượu, cà phê, trà, nước ngọt có ga,..
Hạn chế sử dụng thuốc giảm đau
Các loại thuốc giảm đau có tác dụng kìm hãm sự sản xuất niêm mạc bảo vệ thành dạ dày. Khiến dạ dày bị chảy máu. Vì thế, khi bị đau đầu, đau lưng hay đau cơ,… các bạn nên hạn chế sử dụng thuốc giảm đau để không ảnh hưởng đến dạ dày, giúp bảo vệ dạ dày tốt hơn.
Duy trì cân nặng hợp lý
Thừa cân, béo phì là một trong những nguyên nhân khiến các bạn bị đau dạ dày. Vì thế, để không bị đau dạ dày cũng như không mắc các bệnh lý nguy hiểm khác. Các bạn nên duy trì cân nặng ở mức ổn định, không được để bản thân tăng cân bất ngờ cũng không được giảm cân một cách đột ngột.
Tránh stress, căng thẳng
Căng thẳng, stress là nguyên nhân khiến axit dạ dày gia tăng đồng thời làm cho hệ tiêu hóa chậm. Khiến dạ dày bị rối loạn gây nên bệnh viêm loét dạ dày.
Để bản thân không bị đau bao tử, các bạn nên giải tỏa tâm lý. Không để bản thân bị stress kéo dài, luôn vui tươi. Đồng thời xây dựng cho mình một chế độ nghỉ ngơi hợp lý và khoa học.