[16] Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt phổ biến
Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt có thể đến từ những thói quen sinh hoạt hằng ngày, vệ sinh, ăn uống, thậm chí là thay đổi môi trường sống, tâm lý. Và, rối loạn kinh nguyệt cũng có thể do các bệnh phụ khoa.
Dưới đây là top 16+ Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt mà chị em nên biết. Biết các nguyên nhân này, giúp chị em chủ động phòng ngừa, chữa trị tình trạng này hiệu quả.
Mục lục:
Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới
Theo bác sĩ Trần Thúy Vân:
“Có rất nhiều nguyên rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới. Trong đó, phổ biến là mất cân bằng nội tiết tố. Ngoài ra, còn tiềm ẩn nhiều thủ phạm nguy hiểm khác gây nên tình trạng này.”
Dưới đây là chi tiết nguyên nhân khiến kinh nguyệt bị rối loạn.
1. Kinh nguyệt bị rối loạn do mang thai
Mang thai là nguyên nhân đầu tiên bạn cần nghĩ tới khi kinh nguyệt bị rối loạn.
Khi mang thai, thai phụ thường có những biểu hiện mất kinh hoặc ra rất ít máu kinh.
Ngoài ra, một số triệu chứng khác chị em có thể gặp phải là:
- Nghén;
- Buồn nôn;
- Nhạy cảm với mùi;
- Vú có cảm giác kiến bò hoặc nề;
- Mệt mỏi.
Nếu chị em thấy bị mất kinh hoặc kinh nguyệt thay đổi. Đồng thời, trước đó có quan hệ tình dục. Lúc này, chị em nên dùng que thử thai hoặc đến bệnh viện để kiểm tra chính xác.
2. Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì
Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì là hiện tượng phổ biến ở nhiều bé gái. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do nội tiết tố chưa ổn định. Tuy nhiên, khoảng 3 năm sau chu kỳ kinh đầu tiên, kinh nguyệt sẽ ổn định trở lại.
Ngoài nguyên nhân nội tiết tố thì một số yếu tố sau cũng khiến trẻ bị rối loạn kinh nguyệt:
- Có thể là do trẻ đã mang thai;
- Tập thể dục quá sức;
- Căng thẳng;
- Rối loạn ăn uống.
3. Lý do rối loạn kinh nguyệt sau sinh mổ
Sau sinh mổ nhiều chị em cũng đối mặt với tình trạng kinh nguyệt bị rối loạn. Theo đó, thủ phạm gây nên tình trạng này lại là do thay đổi nội tiết tố.
Ngoài ra, một số yếu tố sau cũng khiến chị em sinh mổ gặp tình trạng kinh nguyệt không đều:
- Căng thẳng mệt mỏi;
- Đa nang buồng trứng;
- Cho con bú;
- Thói quen sinh hoạt chưa đúng.
Xem thêm: Rối loạn kinh nguyệt sau sinh cảnh báo bệnh gì?
4. Nguyên nhân khiến kinh nguyệt rối loạn do hút thai
Sau khi hút thai, bạn gái phải chờ tới 4 – 8 tuần thì mới bắt đầu có kinh trở lại. Tuy nhiên, nhiều trường hợp sau hút thai phải đối mặt với rối loạn kinh nguyệt.
Sở dĩ, nguyên nhân gây ra tình trạng này là do:
- Tử cung bị dính nên tình trạng đẩy máu kinh gặp khó khăn. Khiến kinh nguyệt ở mỗi chu kỳ ra ít.
- Rối loạn nội tiết tố.
- Buồng trứng bị suy yếu.
- Vùng kín bị viêm nhiễm.
5. Rối loạn kinh nguyệt sau ngừng thuốc tránh thai
Nhiều chị em còn bị rối loạn kinh nguyệt sau ngừng thuốc tránh thai. Theo đó, thuốc tránh thai nội tiết hay dụng cụ chứa hormone sẽ vùng kín chảy máu bất thường.
Ngoài ra, thuốc tránh thai có thể chảy máu bất thường giữa kỳ kinh. Khiến lượng máu kinh ra ít hơn so với trước.
6. Tại sao bị rối loạn kinh nguyệt – Do tiền mãn kinh
Tại sao bị rối loạn kinh nguyệt? Có thể do chị em đang bước vào giai đoạn tiền mãn kinh.
Tiền mãn kinh là giai đoạn chuyển tiếp trước khi bước vào giai đoạn mãn kinh. Thường bắt đầu ở chị em ở độ tuổi 40, hoặc có thể sớm hơn.
Thông thường, các triệu chứng tiền mãn kinh có thể kéo dài từ 4 – 8 năm. Các triệu chứng ban đầu là sự thay đổi về chu kỳ kinh. Chị em có thể có chu kinh ngắn hoặc dài hơn.
Ngoài ra, một số triệu chứng khác chị em có thể gặp phải như:
- Bốc hỏa;
- Đổ mồ hôi ban đêm;
- Thay đổi tâm trạng;
- Khó ngủ;
- Khô âm đạo.
7. PCOS nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt hàng đầu
PCOS hay hội chứng buồng trứng đa nang cũng là nguyên nhân kinh nguyệt không đều phổ biến. Theo đó, chị em có thể bị mất kinh hoặc ra nhiều máu kinh.
Ngoài ra, PCOS còn gây một số triệu chứng khác như:
- Vô sinh;
- Nhiều lông ở mặt và trên người;
- Hói đầu kiểu nam
- Tăng cân hoặc béo phì.
8. Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt – Do các vấn đề tuyến giáp
Các vấn đề về tuyến giáp cũng là nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt. Theo thống kê, có đến 44% chị em có chu kỳ hành kinh bất thường là do rối loạn tuyến giáp.
Cụ thể, chị em mắc suy giáp hoặc tuyến giáp hoạt động kém sẽ có chu kỳ kinh dài hơn. Ngoài ra, sẽ gặp triệu chứng đua bụng kinh, mệt mỏi, tăng cân.
Còn chị em mắc cường giáp sẽ có chu kỳ kinh ngắn hơn. Đồng thời, sẽ có triệu chứng khác như giảm cân đột ngột, tim đập nhanh, lo lắng.
9. U xơ tử cung bệnh lý gây rối loạn chu kỳ hành kinh nữ
Nguyên nhân kinh nguyệt kéo dài phải kể đến tiếp theo chính là bệnh lý u xơ tử cung.
U xơ tử cung là tình trạng các khối u phát triển ở thành tử cung. Các u xơ có kích thước to, nhỏ khác nhau.
Khi mắc bệnh, chị em sẽ bị đau đớn trong ngày đèn đỏ, thiếu máu. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể gặp triệu chứng:
- Đau hoặc tức vùng chậu;
- Đau lưng;
- Đau chân;
- Đau khi quan hệ tình dục.
10. Nguyên nhân dẫn đến rối loạn kinh nguyệt – Do lạc nội mạc tử cung
Nhắc đến nguyên nhân dẫn đến rối loạn kinh nguyệt không thể không kể đến bệnh lạc nội mạc tử cung.
Lạc nội mạc tử cung là bệnh lý phổ biến ở chị em trong độ tuổi sinh sản. Đây là tình trạng các mô trong lòng tử cung phát triển ra ngoài tử cung. Bệnh gây đau bụng kinh dữ dội ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
Ngoài ra, bệnh còn khiến kinh nguyệt kéo dài, ra nhiều máu kinh. Nguy hiểm hơn, lạc nội mạc tử cung có thể gây chảy máu bất thường giữa các kỳ kinh.
11. Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt – Do thừa cân
Thừa cân là một trong những nguyên nhân bị rối loạn kinh nguyệt nhiều chị em xem nhẹ.
Theo đó, khi cơ thể thừa cân sẽ tác động đến các hormone, mức insulin trong cơ thể. Do đó, sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
12. Do rối loạn ăn uống và sụt cân quá nhanh
Rối loạn ăn uống hoặc sụt cân quá nhanh là nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt tiếp theo. Chúng tôi muốn nói đến.
Qua đó, khi chế độ ăn uống không đủ calo cho cơ thể. Nó sẽ ảnh hưởng đến quá trình sản sinh hormone cho việc rụng trứng. Do đó, chị em có bị chậm kinh, thậm chí mất kinh.
Cùng với triệu chứng mất kinh, cơ thể chị em cũng sẽ bị mệt mỏi, rụng tóc và đau đầu.
13. Nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt và rong kinh – Do tập thể dục quá sức
Tập thể dục quá sức cũng nằm trong danh sách nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt và rong kinh.
Việc tập luyện sẽ giúp chị em sở hữu cơ thể khỏe đẹp. Nhưng nếu tập quá sức sẽ ảnh hưởng đến các hormone liên quan đến kinh nguyệt.
14. Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt – Do stress, căng thẳng kéo dài
Chị em thường xuyên bị stress, căng thẳng cũng là nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt.
Cụ thể, khi stress sẽ cản trở chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới. Do vùng não kiểm soát hormone bị điều chỉnh.
Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá lo lắng. Vì khi tinh thần thoải mái thì chu kỳ kinh sẽ ổn định trở lại.
15. Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ – Do lạm dụng thuốc
Ngoài sử dụng thuốc tránh thai thì một số loại thuốc kháng cũng là nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ.
Cụ thể như sau:
- Liệu pháp thay thế hormone;
- Thuốc chống đông máu;
- Thuốc tuyến giáp;
- Thuốc động kinh;
- Thuốc chống trầm cảm;
- Thuốc hóa trị;
- Aspirin và ibuprofen.
16. Lý do rối loạn kinh nguyệt – Do ung thư cổ tử cung và nội mạc tử cung
Lý do rối loạn kinh nguyệt cuối cùng đó là do ung thư cổ tử cung và ung thư nội mạc tử cung.
Đây là những bệnh lý hết sức nguy hiểm. Khi mắc bệnh, sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh của chị em.
Theo đó, bệnh khiến kinh nguyệt ra nhiều hoặc chảy máu bất thường giữa kỳ kinh. Ngoài ra, ra khí hư bất thường, chảy máu khi quan hệ cũng là biểu hiện của các bệnh này.
Thông tin bên lề nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn kinh nguyệt là gì?
Trước khi tìm hiểu nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt. Chị em cần nắm rõ rối loạn nguyệt là gì. Cũng như các triệu chứng của bệnh.
Theo đó, rối loạn kinh nguyệt là biểu hiện bất thường về chu kỳ kinh, số ngày hành kinh, số lượng và màu máu kinh.
Tình trạng này có thể xuất hiện ở chị em trong bất kỳ độ tuổi nào. Trong đó, phổ biến là bé gái trong độ tuổi dậy thì, phụ nữ sinh con, mang thai…
Rối loạn kinh nguyệt nếu không khắc phục sớm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống. Cũng như khả năng sinh lý, sức khỏe sinh sản của chị em.
Biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt
Biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt rất dễ nhầm lẫn với các bệnh phụ khoa khác. Do đó, chị em cần nắm rõ những triệu chứng dưới đây. Để nhận biết bệnh sớm và có hướng điều trị phù hợp.
Bất thường về chu kỳ kinh
Thông thường, chu kỳ kinh của chị em sẽ diễn ra từ 22 – 35 ngày. Nếu kinh nguyệt trên 35 ngày (kinh thưa) hoặc dưới 22 ngày (kinh mau) sẽ được xem là rối loạn kinh nguyệt.
Ngoài ra, những trường hợp mất kinh từ 6 tháng trở lên (vô kinh). Cũng được xem là triệu chứng của rối loạn kinh nguyệt.
Bất thường máu kinh
Là những bất thường về số lượng máu kinh ở mỗi chu kỳ. Cụ thể như sau:
- Cường kinh (băng kinh): Lượng máu kinh > 20ml/kỳ.
- Thiểu kinh: Số ngày có kinh < 2 ngày và lượng máu kinh < 20ml/kỳ.
- Rong kinh: Số ngày có kinh > 7 ngày.
Màu máu kinh
Máu kinh có màu đỏ tươi hoặc hồng nhạt, có lẫn cục máu đông được xem là bất thường.
Ngoài ra, khi kinh nguyệt rối loạn chị em còn gặp biểu hiện đau bụng kinh, tức ngực, buồn nôn…
Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không?
Theo bác sĩ Vân, rối loạn kinh nguyệt rất nguy hiểm nếu không chữa trị kịp thời. Theo đó, một số biến chứng chị em có thể gặp phải gồm:
Thiếu máu
Trường hợp chị em ra nhiều máu kinh thì sẽ kéo dài tình trạng thiếu máu. Khiến cơ thể rơi vào tình trạng mệt mỏi, da xanh xao, thở gấp. Nguy hiểm hơn, nếu mất máu quá nhiều có thể đe dọa đến tính mạng.
Nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa
Kinh nguyệt kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến đời sống mà còn tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Từ đó, chị em có nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm như viêm âm đạo, viêm buồng trứng…
Nguy cơ vô sinh
Rối loạn kinh nguyệt khiến chị em khó mang thai hơn. Vì thời điểm rụng trứng không thường xuyên. Hoặc khó mang thai do các bệnh viêm nhiễm gây tắc vòi trứng.
Ảnh hưởng đến nhan sắc phụ nữ
Rối loạn hormone ảnh hưởng đến nhan sắc, khiến da kém mịn màng hơn. Hơn nữa, bệnh còn khiến chị em căng thẳng, lo lắng. Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Bệnh lý nguy hiểm
Rối loạn kinh nguyệt không điều trị sớm sẽ gây biến chứng mang thai ngoài tử cung, ung thư niêm mạc tử cung…
Điều trị rối loạn kinh nguyệt hiệu quả
Rối loạn kinh nguyệt là bệnh phổ biến ở chị em phụ nữ. Tuy nhiên, không phải do vậy mà chị em chần chừ trong việc điều trị.
Theo đó, khi có dấu hiệu mắc bệnh, chị em nên đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân.
Nếu nguyên nhân do bệnh lý thì sẽ được điều trị tùy theo diện bệnh. Còn nếu do các nguyên nhân như ăn uống, sinh hoạt hàng ngày thì có thể được bác sĩ tư vấn điều trị tại nhà.
Dưới đây là 2 phương pháp phổ biến chữa rối loạn kinh nguyệt:
Rối loạn kinh nguyệt uống thuốc gì?
Sử dụng thuốc là phương pháp điều trị rối loạn kinh nguyệt hiệu quả. Phổ biến là thuốc có nguồn gốc từ thuốc tránh thai.
Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định một số thuốc khác như PM H-Regulator, Primolut-Nor… Tuy nhiên, việc dùng thuốc phải có chỉ định của bác sĩ. Chị em không tự ý mua về sử dụng.
Áp dụng biện pháp phẫu thuật:
Nếu rối loạn kinh nguyệt là do các bệnh lý phụ khoa u xơ, polyp… Bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để điều trị.
Cách phòng tránh rối loạn kinh nguyệt
Để phòng tránh rối loạn kinh nguyệt, chị em cần lưu ý những vấn đề sau:
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách. Nhất là trước và sau khi quan hệ, trong ngày hành kinh.
- Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng. Trong đó, nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả, thực phẩm nhiều Vitamin B. Hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ, cà phê, rượu bia…
- Hạn chế tress, căng thẳng.
- Không quan hệ trong ngày đèn đỏ để hạn chế viêm nhiễm.
- Thăm khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần.
Hy vọng với những thông tin trên đã giúp chị em nắm rõ nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt. Cũng như cách điều trị rối loạn kinh nguyệt hiệu quả.
Để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh. Chị em nên đến các cơ sở y tế uy tín, có bác sĩ giỏi, thiết bị hiện đại. Để đảm bảo kết quả chẩn đoán chính xác và nhanh chóng.
Tham khảo từ nhiều nguồn !
Theo Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Hà Nội – 152 Xã Đàn