Xét nghiệm Pap là gì Quy trình và Chi phí thực hiện
Giải đáp các thắc mắc xét nghiệm Pap là gì? Xét nghiệm Pap hết bao nhiêu tiền? Kiểm tra Pap Smear bao lâu có kết quả và hướng dẫn cách đọc. Pap hay Pap Smear là một xét nghiệm thường gặp khi đi khám phụ khoa. Đây là một bài kiểm tra giúp bác sĩ có thể phân tích được tình trạng tử cung của người bệnh. Tiến hành Pap smear cũng giúp việc tầm soát ung thư tử cung rất hiệu quả.
Mục lục:
Xét nghiệm Pap là gì?
Trước khi tìm hiểu xét nghiệm Pap là gì bạn cần biết. Người ta gọi Pap với những cái tên như phết Pap, xét nghiệm Papanicolaou, phết tế bào tử cung hay Pap Smear.
Tên gọi Pap được đặt theo bác sĩ Georgios Nikolaou Papanikolaou người đã phát minh ra nó. Qua đó, Papanikolaou dùng phương pháp xét nghiệm này để kiểm tra những tổn thương ở cổ tử cung, tử cung phụ nữ.
Quá trình tiến hành xét nghiệm Pap, ông đã thu lấy mẫu nhỏ ở các tế bào từ bề mặt cổ tử cung. Sau đó chúng được đưa lên tấm phết hoặc trộn lẫn dung dịch cố định. Quá trình chuẩn bị kết thúc, mẫu sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm để kiểm tra dưới kính hiển vi.
Những đối tượng nên làm xét nghiệm Pap
Các chuyên gia khuyến cáo, nữ giới từ 21 – 69 tuổi đã quan hệ tình dục. Hoặc chị em đã tiêm phòng ung thư cổ tử cung đều nên làm xét nghiệm Pap.
Cụ thể như sau:
- Phụ nữ từ 21 – 29 tuổi: Thời điểm nên làm tiến hành Phết tế bào tử cung lần đầu đó là 21 tuổi. Sau đó từ 2 – 3 năm thì xét nghiệm lại một lần nữa.
- Nữ giới từ 30 tuổi trở lên: Nên làm xét nghiệm PAP cùng với xét nghiệm HPV để sàng lọc nguy cơ ung thư cổ tử cung. Thời điểm thực hiện là 3 – 5 năm một lần.
Hạng mục có thể được thực hiện cùng xét nghiệm Pap
Quá trình kiểm tra với Pap không giúp bạn hiểu rõ về tình trạng sức khỏe ở tử cung của mình. Qua đó, bác sĩ có thể tiến hành thực hiện một vài hàng mục xét nghiệm khác kèm theo như:
Khám lâm sàng
Khám lâm sàng mặc dù không giúp phát hiện tế nào ung thư. Nhưng giúp bác sĩ đánh giá chính xác tình trạng sức khỏe của người bệnh. Từ đó, sẽ chỉ định xét nghiệm chuyên sâu phù hợp với tình trạng của mỗi người.
Xét nghiệm pap smear
Xét nghiệm pap smear là xét nghiệm tế bào ung thư ở cổ tử có độ chính xác rất cao. Với xét nghiệm này sẽ giúp phát hiện dấu hiệu của tổn thương tiền ung thư. Đồng thời, sẽ làm tăng độ nhạy và chính xác trong việc phát hiện tế bào ung thư ngay ở giai đoạn khởi phát.
Test HPV
Mục đích để kiểm tra có bất kỳ loại HPV nào có khả năng gây ra bệnh ung thư ở cổ tử cung hay không.
Sinh thiết
Bác sĩ sẽ lấy phần mô nhỏ ở tử cung, sau đó kiểm tra dưới kính hiển vi. Từ đó, xác định những bất thường ở tế bào vùng cổ tử cung.
Các xét nghiệm khác
Nếu kết quả xét nghiệm phết tế bào tử cung cho thấy các tế bào bất thường. Bác sĩ có thể chỉ định làm một số xét nghiệm bổ sung khác để chẩn đoán chính xác.
Soi cổ tử cung
Soi cổ tử cung là hình thức kiểm tra trực quan âm đạo và cổ tử cung. Từ đó, giúp bác sĩ xác định kết quả âm tính hay dương tính với bệnh nhân thông qua dịch tiết âm đạo.
Quy trình thực hiện làm xét nghiệm pap
Với những chị em có ý định làm xét nghiệm pap. Cần nắm rõ quy trình thực hiện. Cũng như một số lưu ý trước khi làm xét nghiệm. Để tránh bỡ ngỡ và ảnh hưởng đến độ chính xác khi thực hiện.
Trước khi xét nghiệm Pap Smear cần làm gì
Để đảm bảo kết quả xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung chính xác. Trước khi thực hiện chị em cần lưu ý những vấn đề dưới đây:
- Kiêng quan hệ tình từ 2 – 3 ngày trước khi làm xét nghiệm.
- Không sử dụng thuốc đặt âm đạo, bọt tránh thai, băng vệ sinh trước đó từ 2 – 3 ngày.
- Không nên thụt rửa sâu âm đạo vì có thể rửa trôi các tế bào bất thường.
- Thời điểm để làm phết tế bào tử cung phù hợp là ít nhất 5 ngày sau khi kết thúc kỳ kinh.
- Bạn nên đi tiểu trước khi thực hiện xét nghiệm.
Xét nghiệm Pap được thực hiện như thế nào?
Quy trình thực hiện phết tế bào cổ tử cung diễn ra đơn giản và nhanh gọn. Chị em không nên quá áp lực trong quá trình thực hiện.
Trước khi làm xét nghiệm, bác sĩ sẽ hỏi bạn về một số vấn đề như:
- Bạn có đang mang thai không?
- Những loại thuốc bạn đã dùng gần đây?
- Bạn có sử dụng biện pháp tránh thai hay không?
- Bạn có hút thuốc không?
- Các triệu chứng bất thường như ngứa, đỏ hoặc lở loét.
- Lần kinh nguyệt cuối cùng của bạn là khi nào và nó kéo dài bao lâu?
- Các phẫu thuật hoặc can thiệp khác trên cơ quan sinh sản của bạn.
- Bạn đã bao giờ có kết quả bất thường những lần xét nghiệm trước đó chưa?
Sau đó, chị em được làm xét nghiệm với các bước như sau:
- Chuẩn bị ở tư thế nằm ngửa, đầu gối cong lại.
- Bác sĩ dùng mỏ vịt để mở rộng và cố định thành âm đạo. Nhờ đó, giúp bác sĩ dễ dàng nhìn thấy khu vực cổ tử cung bên trong.
- Bác sĩ dùng bàn chải mềm và dụng cụ để lấy mẫu tế bào cổ tử cung.
- Đặt mẫu tế bào lên tấm lam kính, rồi chuyển đến phân tích tại phòng xét nghiệm.
Cách đọc kết quả Pap Smear
Xét nghiệm pap bao lâu có kết quả? Với xét nghiệm này, chỉ khoảng 1 – 2 tuần sẽ có kết quả.
Có hai kết quả có thể có từ Pap smear: bình thường hoặc bất thường. Theo đó, cách đọc kết quả pap smear như sau:
Kết quả Pap smear bình thường
Nếu kết quả pap smear bình thường, cho thấy không có tế bào bất thường nào được xác định. Thường với những trường hợp này, chị em sẽ không cần làm phết tế bào cổ tử cung trong 3 năm tới.
Kết quả Pap smear bất thường
Trường hợp kết quả bất thường, không có nghĩa là bạn đang bị ưng thư. Kết quả này cho thấy có những tế bào bất thường ở cổ tử cung. Hoặc có thể là tế bào tiền ung thư.
Trong đó, một số mức tế bào bất thường phải kể đến bao gồm:
- Atypia;
- Dịu dàng;
- Vừa phải;
- Loạn sản nặng;
- Ưng thư mô ngoài;
Với trường hợp này, bác sĩ sẽ có những lời khuyên cho bạn về tần suất làm xét nghiệm pap. Hoặc tiến hành soi cổ tử cung để xem xét kỹ hơn cổ tử cung của bạn. Một số trườn hợp khác, có thể tiến hành làm sinh thiết để chẩn đoán chính xác hơn.
Giải đáp thắc mắc xung quanh xét nghiệm pap
Phần cuối bài viết sẽ là một số thắc xung quanh xét nghiệm pap được nhiều chị em quan tâm.
Xét nghiệm Pap có đau không?
Xét nghiệm là thủ thuật đơn giản nên sẽ không gây tổn thương hay đau đớn cho chị em. Quá trình thực hiện chỉ diễn ra từ 10 – 15 phút.
Tuy nhiên, ở một số trường hợp, xét nghiệm này có thể gây khó chịu nhẹ.
Sau khi làm Pap smear bao lâu thì nên làm lại?
Theo lời khuyên của các chuyên gia, chị em từ 21 – 29 tuổi nên lặp lại xét nghiệm pap 3 năm một lần. Còn với những nữ giới trên 30 tuổi, thì tùy vào kết quả xét nghiệm HPV mà bác sĩ sẽ tư vấn thời gian làm lại pap smear.
Khi nào có thể ngừng làm xét nghiệm Pap smear?
Trong những trường hợp dưới đây, bác sĩ sẽ chỉ định ngưng thực hiện phết tế bào tử cung:
Phụ nữ sau khi cắt toàn bộ tử cung:
Tùy vào từng trường hợp cắt bỏ tử cung hoàn toàn mà bác sĩ sẽ cân nhắc có nên ngừng thực hiện xét nghiệm hay không.
Trường hợp cắt tử cung từ các bệnh lý không liên quan đến ung thư thì chị em không cần tiến hành Pap nữa. Còn nếu phẫu thuật cắt tử cung để loại tế bào tiền ung thư hoặc ung thư cổ tử cung… Bác sĩ sẽ tiếp tục chỉ định tầm soát ung thư cổ tử cung.
Phụ nữ cao tuổi:
Nữ giới ngoài 65 tuổi không cần thiết phải làm xét nghiệm pap. Đặc biệt là những người trước đó đều có kết quả âm tính.
Xét nghiệm pap hết bao nhiêu tiền?
Với những chị em chưa thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung lần nào chắc hẳn sẽ có mối quan tâm về chi phí. Vậy xét nghiệm pap hết bao nhiêu tiền?
Hiện nay, không có con số chi phí cụ thể cho hạng mục xét nghiệm này. Bởi giá xét nghiệm thinprep pap test bao nhiều còn phụ thuộc vào các yếu tố như:
- Phương pháp thực hiện;
- Địa chỉ xét nghiệm;
- Các xét nghiệm chuyên sâu đối với tình trạng bất thường.
Chính vì thế, sau khi khám lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm cần thiết. Cũng như tư vấn chi tiết mức chi phí cụ thể cho chị em.
Tuy nhiên, bạn cũng có thể tham khảo một số hạng mục dưới đây:
- Phí khám chuyên khoa: 300.000 nghìn đồng;
- Xét nghiệm Pap Smear: 180.000 nghìn đồng;
- Soi cổ tử cung: 250.000 đồng;
- Xét nghiệm HPV: 400.000 – 650.000 đồng.
Xét nghiệm PAP ở đâu tại Hà Nội?
Hiện nay, có rất nhiều cơ sở làm xét nghiệm pap. Tuy nhiên, không phải cơ sở nào cũng uy tín, đảm bảo kết quả tầm soát ung thư cổ tử cung chính xác.
Do đó, nếu bạn đang tìm kiếm địa chỉ xét nghiệm pap uy tín ở Hà Nội. Nên lựa chọn những địa chỉ hội tụ đầy đủ những yếu tố dưới đây:
- Địa chỉ xét nghiệm pap phải được cấp phép hoạt động, có chứng nhận của Bộ y tế.
- Đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn, có nhiều kinh nghiệm trong việc làm xét nghiệm pap.
- Phương pháp phết tế bào cổ tử cung hiện đại, đảm bảo kết quả chính xác.
- Môi trường y tế sạch sẽ, vô trùng. Cơ sở vật chất khang trang.
- Chi phí xét nghiệm công khai, minh bạch, mức giá đúng với quy định của Bộ y tế.
- Bảo mật thông tin khách hàng.
Địa chỉ kiểm tra Pap smear tại Hà Nội
Từ những tiêu chí trên, chúng tôi cũng đã tổng hợp một số cơ sở làm xét nghiệm pap uy tín tại Hà Nội để chị em tham khảo.
- Bệnh viện K Hà Nội – Địa chỉ: số 43 Quán Sứ, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
- Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội – Địa chỉ: Số 152 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội.
- Bệnh viện Ung bướu Hà Nội – Địa chỉ: số 42A Thanh Nhàn, Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Bệnh viện Phụ sản Trung ương – Địa chỉ: số 43 Tràng Thi, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Bệnh viện Bạch Mai – Địa chỉ: số 78 Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.
- Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec: Địa chỉ: số 458 Phố Minh Khai, Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Hy vọng qua những thông tin trên đã giúp chị em hiểu rõ xét nghiệm pap là gì? Từ đó, bỏ túi một số kinh nghiệm trước và trong quá trình làm xét nghiệm.
Xét nghiệm PAP tầm soát ung thư cổ tử cung là việc làm cần thiết hiện nay. Giúp phát hiện bệnh sớm, giảm nguy cơ tử vong và giảm chi phí điều trị đáng kể. Do đó, chị em cần chủ động tầm soát ung thư cổ tử cung để bảo vệ sức khỏe của bản thân.