Viêm niệu đạo ở nữ giới: Nguyên nhân và dấu hiệu
Viêm niệu đạo ở nữ giới là là tình trạng viêm cấp tính hay mạn tính của niệu đạo. Niệu đạo là ống dẫn tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể. Tiết dịch niệu đạo và đau khi tiểu tiện là dấu hiệu điển hình của viêm niệu đạo. Viêm niệu đạo thường do vi khuẩn gây ra, có thể chữa khỏi bằng thuốc kháng sinh. Vậy triệu chứng và nguyên nhân của bệnh chính xác từ đâu? Và phải phòng tránh như thế nào? Hãy đọc bài viết sau để có thông tin chính xác về bệnh lý phụ khoa viêm niệu đạo ở nữ giới này.
Mục lục:
Tìm hiểu về niệu đạo nữ giới
Niệu đạo ở nữ giới là một đoạn ống ngắn, là một cơ quan giữ vai trò mật thiết trong hệ tiết niệu. Cụ thể:
- Dẫn nước tiểu: Đây chính là chức năng chính của cả niệu đạo ở nam giới và nữ giới. Nước tiểu sẽ được thoát từ bàng quang ra môi trường bên ngoài qua ống niệu đạo.
- Ngăn chặn vi khuẩn gây bệnh: Ống niệu đạo chính là cửa ngõ cuối cùng để đưa vi khuẩn ra khỏi cơ thể con người sau quá trình lọc các vi khuẩn và những chất độc hại.
Viêm niệu đạo ở nữ giới là gì?
Như vậy, viêm niệu đạo ở nữ giới chính là hiện tượng ống niệu đạo bị viêm nhiễm. Hầu hết là do vi khuẩn E.coli từ ngoài da xâm nhập vào niệu đạo qua lỗ niệu đạo. Loại vi khuẩn này kết hợp với một số loại vi khuẩn có trong phân là các tác nhân cho bệnh lý lây truyền qua đường tình dục.
Theo đó, viêm niệu đạo do vi khuẩn gồm 2 nhóm chính là viêm niệu đạo do lậu cầu và viêm niệu đạo không do lậu, cụ thể:
- Viêm niệu đạo do lậu cầu: tác nhân gây bệnh là vi khuẩn lậu, có dạng hình cầu, gram âm (Neisseria gonorrhoeae). Viêm niệu đạo do lậu cầu chiếm khoảng 20% trong tổng số các trường hợp viêm niệu đạo.
- Viêm niệu đạo do tác nhân khác, không phải vi khuẩn lậu: Chlamydia là tác nhân thường gặp nhất trong nhóm này.
Tuy nhiên, viêm niệu đạo cũng có thể không liên quan tới những tác nhân lây truyền qua đường tình dục. Các trường hợp thường gặp bao gồm chấn thương niệu đạo; các thủ thuật thực hiện qua đường tiểu như đặt thông tiểu, nội soi bàng quang…, sỏi hay dị vật trong niệu đạo.
Viêm niệu đạo ở nữ giới có nguy hiểm không?
Do âm đạo và niệu đạo của phụ nữ được cấu tạo liền kề với nhau nên viêm niệu đạo rất có thể lây lan đến âm đạo nữ khiến nữ giới có thể đối mặt với các biến chứng nghiêm trọng như nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng máu, viêm bàng quang, viêm bể thận. Thậm chí gây nên viêm nhiễm phụ khoa, viêm tắc vòi trứng, dẫn đến nguy vô sinh hiếm muộn.
Mặc dù viêm niệu đạo ở nữ giới có thể được điều trị bằng thuốc nhưng nếu không đúng cách, viêm niệu đạo ở nữ giới có thể gây ra bệnh viêm nhiễm đường sinh sản khác như: viêm âm đạo, viêm âm hộ, viêm vùng chậu,… Các căn bệnh này xuất hiện ở phụ nữ đang mang thai còn có thể dẫn đến sảy thai, sinh non, thai dị tật.
Nguyên nhân viêm niệu đạo ở nữ
Theo ThS.BS Tạ Thị Hồng Duyên, phòng khám đa khoa quốc tế Hà Nội, viêm niệu đạo ở nữ giới có 2 nguyên nhân: chủ quan và khách quan. Nguyên nhân chủ quan là nguyên nhân xuất phát từ những bất thường trong cơ thể như là cấu tạo viêm niệu đạo thường gặp ở nữ hơn do cấu tạo ống niệu đạo ngắn, gần với khu vực hậu môn. Điều này khiến cho niệu đạo dễ bị vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh.
Ngoài ra là những trường hợp các chị em bị mắc các bệnh lý liên quan đến bàng quang, bệnh tiểu đường hoặc bị các dị tật bẩm sinh ở đường tiết niệu… cũng có thể gây ra viêm niệu đạo ở nữ.
Còn khách quan là do những yếu tố bên ngoài tác động vào. Cụ thể:
- Do thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh: Đây được cho là nguyên nhân phổ biến và thường gặp của bệnh viêm niệu đạo ở nữ. Khi vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, đúng cách, sử dụng băng vệ sinh hàng ngày thường xuyên, lạm dụng các chất tẩy rửa… đều có thể khiến chị em mắc bệnh này.
- Quan hệ tình dục không an toàn: khi quan hệ không dùng bao cao su cũng có thể gây viêm niệu đạo ở nữ. Ngoài ra, chị em còn có thể mắc phải những bệnh xã hội nguy hiểm khác lây qua đường tình dục.
- Do nhiễm nấm.
- Do nhiễm ký sinh trùng Trichomonas.
- Do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis.
Triệu chứng viêm niệu đạo ở nữ giới
- Ra nhiều dịch âm đạo có mùi hôi khó chịu, có lẫn mủ.
- Ngứa vùng kín dữ dội, đau rát.
- Tiểu khó: Đây được cho là dấu hiệu khá điển hình của bệnh viêm niệu đạo ở nữ. Khi mắc bệnh, chị em sẽ có biểu hiện đi tiểu khó, tiểu rắt, nước tiểu có màu đục, có thể có lẫn máu…
- Đau lưng, đau bụng dưới, sốt nhẹ cho đến sốt cao
- Bệnh nhân cảm thấy đau khi quan hệ tình dục, thậm chí là chảy máu.
- Dịch nhờn tiết ra từ âm đạo có màu khác thường, đặc quánh hoặc vón thành cục và có mùi hôi tanh.
- Môi lớn, môi bé sưng đỏ và đau khi sờ vào.
Chẩn đoán và điều trị viêm niệu đạo ở nữ giới
Chẩn đoán viêm niệu đạo chủ yếu dựa vào các triệu chứng và xét nghiệm dịch niệu đạo, cụ thể:
- Triệu chứng chính: Tiểu buốt và tiết dịch niệu đạo.
- Xét nghiệm dịch niệu đạo: Soi tươi, nhuộm gram hoặc PCR dịch niệu đạo tìm vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra, người bệnh cũng sẽ được kiểm tra các tác nhân khác gây bệnh lây qua đường tình dục như giang mai, viêm gan siêu vi B, C và HIV.
Điều trị viêm niệu đạo
Viêm niệu đạo cấp do vi khuẩn sẽ mau chóng khỏi bệnh với liệu trình điều trị kháng sinh phù hợp. Ngoài ra, các yếu tố nguy cơ gây bệnh cũng phải được phát hiện và điều trị để tránh bệnh tái phát. Điều trị bệnh viêm niệu đạo phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Do vậy, việc khám xét để tìm ra nguyên nhân gây viêm niệu đạo là rất quan trọng.
Viêm niệu đạo ở nữ giới dùng thuốc như thế nào?
Một trong phương pháp điều trị của viêm niệu đạo là thuốc kháng sinh. Tùy vào nguyên nhân gây viêm niệu đạo ở nữ giới mà bác sĩ kê thuốc. Điểm đặc biệt cần phải lưu ý ghi nhớ là thuốc kháng sinh điều trị viêm niệu đạo thường là thuốc kháng sinh nặng. Do vậy, nữ giới cần tuân thủ nghiêm túc liều lượng và thời gian dùng thuốc, tránh trường hợp nhờn thuốc, khi bị lại sẽ không có thuốc điều trị được.
Trong trường hợp viêm niệu đạo do lậu hay các bệnh lý khác, cần kết hợp kháng sinh điều trị bệnh lậu cầu và 1 kháng sinh nguyên nhân không do lậu. Một nguyên tắc trong điều trị viêm niệu đạo cho nữ giới do lậu hay các bệnh lý khác là cần kết hợp điều trị liều tương tự cho bạn tình.
Cách phòng tránh viêm niệu đạo ở nữ
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách hàng ngày, nhất là trong những ngày kinh nguyệt, trước và sau khi quan hệ tình dục. Không thụt rửa sâu vào bên trong âm đạo.
- Cần hết sức thận trọng khi sử dụng các sản phẩm chăm sóc vùng kín và hỗ trợ quá trình quan hệ tình dục.
- Quan hệ tình dục lành mạnh, chung thủy. Sử dụng bao cao su khi quan hệ để tránh mắc viêm niệu đạo ở nữ cũng như các bệnh xã hội khác lây nhiễm qua đường tình dục.
- Đi tiểu sau khi quan hệ tình dục để đẩy bớt lượng vi khuẩn có hại trong âm đạo ra ngoài.
- Không tự ý sử dụng các loại thuốc đặt âm đạo, thuốc bôi khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
- Thăm khám phụ khoa định kỳ để phát hiện sớm bệnh lý và những dấu hiệu bất thường.
- Uống đủ nước hàng ngày để bài tiết chất thải và vi khuẩn có hại ra khỏi cơ thể. Vì nếu nhịn tiểu lâu sẽ giúp vi khuẩn đã xâm nhập, ngoài ra khi bàng quang căng đầy, áp lực tăng cao, nước tiểu sẽ ngược lên dẫn đến viêm bể thận.
- Nữ giới nên đi kiểm tra y tế khi phát hiện bản thân có các triệu chứng nghi ngờ.
- Cần phân biệt giữa viêm niệu đạo và bệnh lây truyền qua đường tình dục để có phương pháp điều trị kịp thời. Không nên lạm dụng kháng sinh tự ý để điều trị.
Nếu bạn còn băn khoăn hoặc thắc mắc nào cần giải đáp, bạn không biết đến đâu để thăm khám bệnh chính xác, điều trị bệnh đạt hiệu quả cao, các bạn hãy chọn [Tôi muốn tư vấn] các bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp bạn.