Viêm mào tinh hoàn ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Ngày đăng: 2023-05-31
5/5 - (1 bình chọn)

Viêm mào tinh hoàn ở trẻ em là một vấn đề được nhiều bậc phụ huynh quan tâm, thường xuyên được các bậc phụ huynh thảo luận trên các diễn đàn sức khỏe cho trẻ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về bệnh viêm mào tinh hoàn ở trẻ em, nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa bệnh, giúp cha mẹ kịp thời phát hiện bệnh và có biện pháp can thiệp kịp thời.

Tổng quan về bệnh viêm mào tinh hoàn ở trẻ em

Viêm mào tinh hoàn trẻ em là gì?

Viêm mào tinh hoàn ở trẻ em là hiện tượng sưng tấy ở vùng bìu của trẻ do vi khuẩn hoặc không do vi khuẩn gây ra. Bệnh viêm mào tinh hoàn ở trẻ em thường chỉ xảy ra ở trong một hoặc hai tinh hoàn. Bệnh thường gây đau cho trẻ nhỏ, mức độ đau phụ thuộc vào tình trạng nhiễm trùng ở mào tinh hoàn của trẻ, tình trạng nhiễm trùng càng nặng thì cơn đau càng dữ dội. Nếu không được điều trị sớm, viêm mào tinh hoàn sẽ để lại những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như khả năng sinh sản sau này của trẻ.

Phân loại viêm mào tinh hoàn ở trẻ

Tùy thuộc theo mức độ bệnh và triệu chứng của bệnh mà người ta chia viêm mào tinh hoàn ở trẻ thành 2 loại khác nhau:

  • Viêm tinh hoàn cấp tính ở trẻ em

Viêm mào tinh hoàn cấp tính ở trẻ có các biểu hiện đặc trưng là vùng bìu của trẻ bị sưng tấy và bị căng bóng lên. Nếu lấy tay sờ vào, bạn sẽ cảm nhận được có một cục sưng cứng bên trong tinh hoàn, các cơn đau ở vùng tinh hoàn cũng xuất hiện và lây lan xuống vùng bẹn, bụng dưới và đùi.

Trẻ bị viêm tinh hoàn cấp tính trong một vài trường hợp sẽ cảm thấy ớn lạnh trong cơ thể và kèm theo buồn nôn, trẻ bị sốt cao,…

  • Viêm tinh hoàn mãn tính ở trẻ em

Dạng mãn tính thường gặp ở trẻ không được điều trị viêm tinh hoàn cấp tính kịp thời. Ở giai đoạn này, bệnh đã tiến triển nặng hơn và kèm theo các triệu chứng trầm trọng hơn như: Sưng phù và đau nhức vùng tinh hoàn và tái phát liên tục. Bệnh khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi, sốt, mất tập trung, dễ nôn, chán ăn.

viem-mao-tinh-hoan
viêm mào tinh hoàn

Dấu hiệu nhận biết viêm mào tinh hoàn ở trẻ

Các triệu chứng của viêm mào tinh hoàn ở trẻ có phần khác so với viêm mào tinh hoàn ở người lớn. Các triệu chứng đặc trưng của bệnh thường liên quan đến thể trạng của bìu, rối loạn tiểu và sức khỏe ở trẻ. Một số dấu hiệu nhận biết viêm mào tinh hoàn ở trẻ:

  • Vùng kín của trẻ sưng đỏ, phù nề
  • Dùng tay kiểm tra phần tinh hoàn hay phần bìu sẽ cảm thấy chúng vô cùng nóng, có cục sưng, cứng. Nếu hơi bóp thì trẻ sẽ cảm thấy đau.
  • Trẻ thường xuyên đi tiểu, trong nước tiểu của trẻ có thể lẫn máu hoặc dịch mủ trắng.
  • Trẻ bị sốt nhẹ, cảm thấy mất sức, mệt mỏi trong cơ thể. Điều này khiến trẻ mất tập trung trong mọi việc.
  • Bé lười ăn, cảm thấy buồn nôn hoặc thường xuyên nôn khi ăn và không còn sức vận động, chỉ muốn nằm một chỗ.
bieu-hien-viem-mao-tinh-hoan
triệu chứng viêm mào tinh hoàn ở trẻ

Nguyên nhân gây viêm mào tinh hoàn ở trẻ

Viêm mào tinh hoàn là bệnh lý hầu hết xuất hiện ở nam giới sau độ tuổi dậy thì. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp viêm mào tinh hoàn xuất hiện ở trẻ em, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm mào tinh hoàn ở trẻ em và dưới đây là một số các nguyên nhân chủ yếu gây bệnh ở trẻ:

  • Tổn thương cơ quan sinh dục

Trong quá trình hoạt động, vui chơi hay nô đùa, trẻ có thể bị tổn thương cơ quan sinh dục do ngã hoặc va chạm. Những tổn thương này có thể biến chứng thành viêm nhiễm, gây sưng đau cho trẻ.

  • Biến chứng do bệnh quai bị

Theo số liệu thống kê, có tới 35% trẻ trong độ tuổi từ 3 – 19 tuổi bị viêm mào tinh hoàn do quai bị gây ra. Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm mào tinh hoàn do quai bị là do virus Paramyxoviridae (virus gây quai bị) không được điều trị và kiêng cữ tốt nên có cơ hội xâm nhập vào tinh hoàn gây bệnh.

  • Vệ sinh bộ phận sinh dục sai cách

Hầu hết trẻ chưa thực sự hiểu hết về cách vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đặc biệt là bộ phận sinh dục. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có hại xâm nhập và gây ra tình trạng viêm tinh hoàn ở trẻ.

  • Hẹp bao quy đầu

Tình trạng hẹp bao quy đầu ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ sẽ khiến chất thải bị tồn đọng ở bộ phận sinh dục. Nếu không chú trọng vệ sinh thường xuyên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn cư trú, phát triển và gây ra các bệnh lý viêm nhiễm ở trẻ, bao gồm viêm mào tinh hoàn.

hep-bao-quy-dau
nguyên nhân viêm mào tinh hoàn ở trẻ

Viêm mào tinh hoàn ở trẻ em có nguy hiểm không?

Trong thời kỳ ấu thơ, thể trạng cũng như sức đề kháng của trẻ chưa được hoàn thiện như người trưởng thành. Khi mắc viêm mào tinh hoàn, trẻ có nguy cơ đối diện với nhiều biến chứng nguy hiểm, làm tăng khả năng bị các bệnh lý viêm nhiễm khác như: viêm đường tiết niệu, viêm thận, cầu thận, viêm tuyến tiền liệt…

Mặt khác, do các triệu chứng ban đầu của bệnh khá mơ hồ, kèm theo người bệnh còn nhỏ tuổi nên rất ít chú ý để thông báo với cha mẹ về tình trạng đau rát ở bản thân. Dẫn tới phần lớn trường hợp viêm mào tinh hoàn ở trẻ đều có xu hướng phát hiện muộn, bắt đầu tiến triển đến giai đoạn mãn tính. Ở giai đoạn này, bệnh có thể khiến tinh hoàn của trẻ bị teo, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của trẻ sau này, thậm chí gây vô sinh.

Điều vị viêm mào tinh hoàn ở trẻ em

Khi phát hiện trẻ có các biểu hiện nghi bị bệnh, cha mẹ nên đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán và điều trị. Thông thường, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm nước tiểu hoặc siêu âm tinh hoàn để xác định trẻ có bị bệnh không, tình trạng sức khỏe của trẻ cũng như mức độ bệnh. Sau đó, bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp điều trị phù hợp đối với trẻ.

Đa phần các trường hợp viêm mào tinh hoàn ở trẻ được điều trị bằng phương pháp nội khoa (sử dụng thuốc kháng sinh nhằm tiêu diệt các tác nhân gây bệnh) kết hợp với các biện pháp chăm sóc tại nhà với mục đích nâng cao hệ miễn dịch, sức đề kháng của trẻ, hạn chế bệnh tái phát.

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định các biện pháp điều trị hiện đại hơn, ví dụ như phương pháp quang dẫn CRS nếu như trẻ đủ điều kiện thực hiện. Trẻ cũng cần tiến hành cắt bao quy đầu nếu bị nghẹt bao quy đầu bệnh lý và đã đạt đủ độ tuổi cần thiết. Việc cắt bao quy đầu giúp trẻ dễ dàng vệ sinh vùng kín hơn, hạn chế tình trạng viêm bao quy đầu dẫn đến viêm mào tinh hoàn hoặc các bệnh lý viêm nhiễm nam khoa khác.

dieu-tri-viem-mao-tinh-haon-tre-em
điều trị viêm mào tinh hoàn ở trẻ

Phòng ngừa viêm mào tinh hoàn ở trẻ em

Một số biện pháp phòng ngừa viêm mào tinh hoàn ở trẻ nhỏ:

  • Tiêm phòng quai bị cho trẻ vì bệnh quai bị là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến viêm mào tinh hoàn ở trẻ em.
  • Hướng dẫn trẻ vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ và đều đặn hàng ngày.
  • Tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng cách thêm vào chế độ ăn của trẻ nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng như hoa quả, rau xanh… Ngoài ra, cha mẹ cũng cần tạo cho trẻ thói quen nghỉ ngơi và tập thể dụng đều đặn mỗi ngày.
  • Đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ nhằm tầm soát các bệnh trong cơ thể của trẻ, bao gồm viêm mào tinh hoàn.
phong-ngua-viem-mao-tinh-hoan
phòng ngừa viêm mào tinh hoàn ở trẻ

Trên đây là thông tin liên quan đến bệnh viêm mào tinh hoàn ở trẻ. Nếu trẻ không may có các triệu chứng nghi bệnh tinh hoàn này, hãy nhắn tin cho chúng tôi tại khung chat phía dưới để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn tận tình nhất.

BacsiNguyen

"Tác giả"BacsiNguyen

Tiến sĩ – Bác sĩ Lê Đỗ Nguyên được nhiều bệnh nhân đánh giá là một bác sĩ chữa Nam khoa – Ngoại tiết niệu giỏi tại Hà Nội không chỉ bởi năng lực, kinh nghiệm mà còn là thái độ làm việc tận tâm và giàu lòng y đức. Trong hơn 30 năm công tác, bằng kiến thức uyên thâm và kinh nghiệm dày dặn, bác sĩ đã thăm khám, điều trị thành công cho hàng nghìn bệnh nhân mắc bệnh nam khoa, bệnh lý đường tiết niệu và vô sinh – hiếm muộn.

Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người

Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất

map phòng khám đa khoa quốc tế Hà Nội