[Giải Đáp] Viêm mào tinh hoàn nam giới – Nguy Hiểm Ko?
Viêm mào tinh hoàn có nguy cơ gây teo tinh hoàn, làm suy giảm chức năng tình dục và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Vì vậy bệnh cần được phát hiện sớm và điều trị. Vậy viêm mào tinh hoàn là gì? Nguyên nhân và triệu chứng viêm mào tinh hoàn như thế thế nào? Căn bệnh này điều trị như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu những nội dung này trong bài viết sau đây.
Mục lục:
Bệnh viêm mào tinh hoàn là gì?
Viêm mào tình hoàn là tình trạng viêm nhiễm ở ống cuộn mặt sau của tinh hoàn. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng phổ biến ở nam giới từ 20 – 39 tuổi.
Mào tinh hoàn khi bị viêm được chia thành 2 loại, đó là cấp tính và mãn tính.
- Mào tinh bị viêm cấp tính: Thời gian bệnh kéo dài khoảng 6 tuần với biểu hiện tinh hoàn bị viêm.
- Viêm mào tinh hoàn mạn tính: Thời bệnh kéo dài từ 6 tuần trở lại. Người bệnh sẽ có triệu chứng đau ở bìu, tinh hoàn hoặc mào tinh hoàn.
Triệu chứng viêm mào tinh hoàn
Triệu chứng viêm mào tinh hoàn sẽ phát sinh toàn thân, bao gồm các dấu hiệu sau:
- Đau tức túi tính;
- Sốt, buồn nôn;
- Cơn đau lan xuống háng;
- Đau bụng dưới và bộ phận sinh dục…
Ngoài ra, ở mỗi giai đoạn của bệnh sẽ có những biểu hiện đặc trung riêng:
Biểu hiện viêm tinh hoàn cấp tính
Viêm mào tinh hoàn cấp tính thường gây ra bởi nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc do các bệnh tuyến tiền liệt. Lúc này, người bệnh sẽ gặp một số dấu hiệu như:
- Sốt cao, ớn lạnh;
- Đau cứng tinh hoàn
- Vùng háng đau;
- Da bìu đỏ, phù nề;
- Mào tinh to;
- Đi tiểu ra máu…
Những triệu chứng này thường xuất hiện trong 1 – 2 ngày, sau đó sẽ tiến triển nặng nề hơn.
Dấu hiệu viêm tinh hoàn mạn tính
Viêm tinh hoàn mạn tính có biểu hiện sưng tinh hoàn, xơ cứng, xuất hiện cơn đau nhẹ. Tuy nhiên, sau 1 – 2 năm các triệu chứng mới thể hiện rõ rệt.
Viêm mào tinh hoàn ở trẻ em
Viêm mào tinh hoàn cũng có thể xuất hiện ở trẻ em. Tuy nhiên, nguyên nhân khiến trẻ em mắc bệnh hoàn toàn khác với người lớn.
Cụ thể, các yếu tố khiến mào tinh hoàn ở trẻ em bị viêm gồm:
- Chấn thương trực tiếp;
- Nhiễm khuẩn niệu đạo lan từ niệu đạo đến mào tinh;
- Trào nước tiểu vào mào tinh;
- Xoắn mào tinh;
Khi mắc bệnh trẻ sẽ có những triệu chứng sau:
- Tiết dịch niệu đạo;
- Khó chịu ở vùng chậu hoặc bụng dưới;
- Đau hoặc rát khi đi tiểu;
- Đỏ và đau bìu;
- Sốt.
Xem thêm biểu hiện: Ngứa bìu tinh hoàn về đêm là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Nguyên nhân gây viêm mào tinh hoàn
Theo bác sĩ Đặng Tuấn Trình – BS Chuyên khoa Ngoại tiết niệu cho hay: Nguyên nhân viêm mào tinh hoàn ở người lớn thường do nhiễm khuẩn gây ra. Ngoài ra, một số yếu tố sau cũng có nguy cơ hình thành bệnh:
- Mắc bệnh lây qua đường tình dục:
Lậu và Chlamydia là 2 bệnh lý phổ biến gây viêm mào tinh ở nam.
- Nhiễm trùng khác:
Nam giới bị nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc nhiễm trùng tuyến tiền liệt cũng có nguy cơ mắc bệnh. Nguyên nhân do khi mắc bệnh, vi khuẩn có thể lây lan sang mào tinh hoàn và gây viêm nhiễm.
Ngoài ra, virus gây viêm quay bị có thể khiến nam giới bị viêm mào tinh hoàn.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm mào tinh hoàn
Ngoài những nguyên trên thì một số thói quen sinh hoạt tình dục cũng khiến gia tăng nguy cơ mắc bệnh. Bao gồm:
- Quan hệ với đối tác mắc bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục (STI);
- Quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su;
- Từng mắc bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục.
Các yếu tố nguy cơ đối với viêm mào tinh hoàn di truyền phi giới tính gồm:
- Nam giới từng mắc tuyến tiền liệt hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu;
- Chưa cắt bao quy đầu;
- Đường tiết niệu có cấu trúc bất thường;
- Từng có can thiệp ảnh hưởng đến đường tiết niệu;
- Phì đại tuyến tiền liệt.
Biến chứng bệnh viêm mào tinh hoàn
Thoe khuyến cáo của bác sĩ Trình, nếu viêm mào tinh hoàn không điều trị sớm. Hoặc điều trị không đúng cách sẽ gây nên những biến chứng nguy hiểm sau:
- Nguy cơ vô sinh, hiếm muộn:
Mào tinh hoàn là cơ quan có nhiệm vụ nuôi dưỡng tinh trùng. Do đó, khi mào tinh hoàn bị viêm sẽ ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng của tinh trùng.
- Suy giảm chức năng sinh lý:
Ngoài nhiệm vụ nuôi dưỡng tinh trùng thì mào tinh hoàn còn có chức năng bài tiết hormoen sinh dục. Đồng thời, điều tiết ham muốn tình dục, kích thích “cậu nhỏ”.
Nên nếu bị viêm nhiễm sẽ khiến nam giới suy giảm ham muốn, xuất tinh sớm. Nghiêm trọng hơn, bệnh có thể gây liệt dương.
- Gây ra các bệnh lý khác:
Vi khuẩn gây viêm nhiễm mào tinh hoàn có thể di chuyển và lây lan sang bộ phận khác. Khiến nam giới có nguy cơ viêm bàng quang, viêm tuyến tiền liệt, viêm niệu đạo.
Chẩn đoán và điều trị viêm mào tinh hoàn
Để hạn chế những biến chứng nguy hiểm mà viêm mào tinh hoàn mang tới. Nam giới cần chủ động trong việc thăm khám. Không nên tự ý điều trị vì có thể khiến bệnh nặng nề hơn.
Các biện pháp chẩn đoán viêm mào tinh
Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ khám lâm sàng hạch bạch huyết ở bẹn và khám tinh hoàn 2 bên. Đồng thời, khám trực tràng, khám tuyến tiền liệt.
Ngoài ra, nam giới cũng có thể được chỉ định làm một số xét nghiệm để chẩn đoán chính xác.
- Xét nghiệm công thức máu;
- Xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra nhiễm trùng;
- Xét nghiệm dịch tiết niệu đạo;
- Nhuộm Gram;
- Kháng sinh đồ;
- Siêu âm Doppler;
- Chụp tinh hoàn.
Cách chữa viêm mào tinh hoàn hiệu quả
Nguyên tắc điều trị viêm mào tình hoàn và điều trị nhiễm trùng tiềm ẩn. Đồng thời, giảm các triệu chứng của bệnh.
Cụ thể, một số phương pháp điều trị phải kể đến như:
Phương pháp điều trị viêm mào tinh hoàn phổ biến
Sử dụng thuốc là phương pháp viêm mào tinh phổ biến. Các thuốc bác sĩ có thể kê gồm:
Thuốc kháng sinh:
Thuốc kháng sinh giúp cải thiện tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn. Thuốc được sử dụng trong trường hợp này gồm Doxycycline và Ciprofloxacin.
Thời gian sử dụng từ 4 – 6 tuần. Người bệnh không nên dùng nhiều hơn vì có thể gây kháng kháng sinh.
Thuốc giảm đau:
Bên cạnh thuốc kháng sinh, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số thuốc giảm đau. Một số thuốc giảm đau gồm:
- Ibuprofen (thuốc không cần đơn).
- Morphin hoặc codein (thuốc cần đơn).
Thuốc chống viêm:
Thuốc chống viêm có tác dụng hạn chếm viêm nhiễm lây lan sang các bộ phận khác. Các thuốc phổ biến gồm:
- Ketorolac (toradol);
- Piroxicam (feldene).
Phương pháp chữa mào tinh hoàn bị viêm bổ sung
Bên cạnh áp dụng phương pháp phổ biến, bệnh nhân cần kết hợp áp dụng phương pháp bổ sung để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh. Theo đó, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:
- Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi tại giường;
- Hạn chế nâng vật nặng;
- Sử dụng túi lạnh để chườm vào bìu làm giảm sưng và đau;
- Nâng cao bìu, ít nhất trong 2 ngày.
Còn trong trường hợp viêm mào tinh hoàn do mắc các bệnh lây qua đường tình dục. Người bệnh cần điều trị dứt điểm bệnh. Đồng thời, kiêng quan hệ cho đến khi bệnh hoàn toàn được chữa khỏi.
Phẫu thuật
Phẫu thuật được áp dụng trong trường hợp mào tinh hoàn xuất hiện áp xe. Phương pháp này sẽ giúp dẫn lưu mủ. Còn trường hợp nặng hơn sẽ phải cắt bỏ một phần mào tinh hoàn.
Viêm mào tinh hoàn phải kiêng gì?
Viêm mào tinh hoàn phải kiêng gì là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Bởi chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hàng ngày cũng ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.
Dưới đây là một số vấn đề nam giới cần kiêng khem khi đang điều trị bệnh.
Viêm mào tinh hoàn phải kiêng gì trong sinh hoạt?
Trong sinh hoạt hàng ngày, nam giới cần kiêng khem những vấn đề dưới đây:
- Kiêng quan hệ tình dục
Kiêng quan hệ trong thời gian điều trị là điều cần thiết. Nhằm hạn chế vi khuẩn lây lan sang cho bạn tình.
Ngoài ra, việc quan hệ sẽ tác động lên mào tinh nên sẽ khiến tình trạng sưng đau nghiêm trọng hơn. Do đó, nam giới cần kiêng yêu để tránh ảnh hưởng xấu đến các tổn thương.
- Kiêng đứng hoặc ngồi quá lâu một chỗ
Nếu đứng hoặc ngồi quá lâu sẽ gây sức ép cho tinh hoàn, nên tình trạng sưng nghiêm trọng hơn. Nam giới cần xây dựng chế độ nghỉ ngơi hợp lý, không nên đứng, ngồi quá lâu.
- Kiêng hoạt động mạnh
Nam giới cần nói không với các hoạt động mạnh như:
- Chạy, nhảy, bưng vác, chơi thể thao vận động mạnh.
- Kiêng thủ dâm.
- Hạn chế căng thẳng mệt mỏi.
- Ngủ không đủ giấc.
Viêm mào tinh hoàn phải kiêng gì trong ăn uống?
Bên cạnh thói quen sinh hoạt thì người bệnh cũng cần chế độ dinh dưỡng hợp lý. Theo đó, người bệnh cần kiêng những thực phẩm sau:
- Chất kích thích như rượu bia, cà phê, nước ngọt có gas, ma túy…
- Đồ ăn cay nóng nhiều dầu mỡ;
- Món ăn nhiều đường hoặc quá ngọt;
- Các thực phẩm được chế biến từ bột mì
- Các loại thịt đỏ giàu đạm như thịt chó, thịt bò, thịt cừu…
- Hạn chế sử dụng các món ăn như canh móng giò, móng giò luộc, hầm. Hoặc các loại súp cá, các món ăn chế biến từ thịt cừu…
Để giúp quá trình hồi phục nhanh, người bệnh nên bổ sung các thực phẩm dưới đây:
- Rau củ quả, trái cây giàu vitamin C: Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp các tổn thương mau lành.
- Các loại rau xanh: Cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết và thúc đẩy sự hồi phục.
- Tỏi: Có tác dụng tốt trong việc kháng khuẩn, chống viêm nhiễm tốt cho cơ thể.
- Các thực phẩm ít đạm, ít chất béo như ngũ cốc nguyên hạt, cá thịt… nâng cao thể trạng của người bệnh.
Những lưu ý khi bị viêm mào tinh hoàn
Ngoài những vấn đề kiêng khem trong sinh hoạt, ăn uống, người bệnh cần tuân thủ một số vấn đề khi đang điều trị:
- Sử dụng thuốc đúng liều, đúng giờ. Tuyệt đối không tự ý tăng hoặc giảm liều hoặc bỏ dở giữa chừng.
- Vệ sinh cơ quan sinh dục mỗi ngày, thay đồ lót thường xuyên.
- Tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. Giúp bác sĩ đánh giá chính xác quá trình phục hồi.
- Có chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi khọc học.
- Ngủ đúng giờ và đủ giấc.
- Tập luyện thể dục để để nâng cao sức khỏe, tăng cường sự dẻo dai của cơ thể.
Trên đây là những thông tin về dấu hiệu, nguyên nhân, phác đồ điều trị viêm mào tinh hoàn. Nếu nam giới còn thắc mắc xung quanh bệnh lý này. Hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế để nhận được lời khuyên từ bác sĩ.