Viêm đường tiết niệu ở trẻ em – Những điều bố mẹ cần biết
Viêm đường tiết niệu ở trẻ em không hiếm gặp. Bệnh gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm thận bể thận, nhiễm trùng máu, suy thận… nếu không điều trị sớm và dứt điểm. Nhận biết các triệu chứng cũng như nguyên nhân bệnh lý giúp cha mẹ chủ động phòng ngừa, phát hiện và đưa trẻ thăm khám sớm nếu không may gặp phải. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ thông tin liên quan đến bệnh viêm đường tiết niệu ở trẻ em.
Mục lục:
Viêm đường tiết niệu ở trẻ em là gì?
Viêm đường tiết niệu ở trẻ em là tình trạng đường tiết niệu bị viêm nhiễm do vi khuẩn, vi nấm, ký sinh trùng hoặc virus, trong đó điển hình là vi khuẩn E.coli, Klebsiella, Pseudomonas aeruginosa và Enterococci,… Các loại vi khuẩn này thường tồn tại trong phân người, trong môi trường sống. Khi gặp điều kiện thuận lợi, chúng di chuyển từ hậu môn, men theo đường niệu đạo vào bàng quang rồi gây nhiễm trùng cho bất kỳ cơ quan nào trong đường tiết niệu như: thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo…
Theo thống kê, các bé gái có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bé trai do nữ giới có đường niệu đạo ngắn nên vi khuẩn từ hậu môn dễ dàng xâm nhập vào âm đạo, niệu đạo và gây viêm.
Dấu hiệu viêm đường tiết niệu ở trẻ em
Triệu chứng viêm đường tiết niệu ở trẻ em thường khó phát hiện. Ở những trẻ lớn, đã có khả năng nhận thức, trẻ có các biểu hiện bất thường như:
- Đau bụng dưới, đau lưng hoặc hai bên hông
- Đi tiểu thường xuyên, tiểu nhiều hơn về ban đêm
- Không kiểm soát được vấn đề tiểu tiện
- Nước tiểu đục, khai nồng hơn bình thường, màu sắc chuyển thành màu hồng do có lẫn máu
Dấu hiệu viêm đường tiết niệu ở trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh khó phát hiện hơn do trẻ chưa biết nói. Vì thế, cha mẹ cần chú ý quan sát các biểu hiện bất thường của trẻ như:
- Khóc ré lên khi đi tiểu
- Nước tiểu đục, có mùi hôi
- Tiểu buốt – tiểu rắt, đi tiểu gấp nhưng chỉ ra vài giọt
- Quấy khóc, kém vận động
- Rối loạn tiêu hóaa: trẻ ăn kém, nôn mửa hoặc tiểu chảy
- Sốt nhẹ hoặc cao trên 39 độ
Khi trẻ có dấu hiệu bất thường trên, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán nguyên nhân. Từ đó, bác sĩ sẽ hỗ trợ điều trị kịp thời.
Nguyên nhân viêm đường tiết niệu ở trẻ em
Tác nhân gây bệnh viêm đường tiết niệu ở trẻ em là vi khuẩn đường ruột E.Coli. Chúng xâm nhập từ phân, da vào đường tiết niệu của trẻ, sau đó sinh sôi và phát triển thành bệnh. Bên cạnh đó, những yếu tố gia tăng nguy cơ mắc viêm đương tiết niệu ở trẻ nhỏ là:
Dài/hẹp bao quy đầu
Trường hợp bé trai bị dài/hẹp bao quy đầu thường khó vệ sinh dương vật sạch sẽ. Nước tiểu và các chất cặn bã tích tụ lâu ngay tại bao quy đầu tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm phát triển và gây viêm. Nếu không điều trị tích cực và hiệu quả, vi khuẩn gây bệnh sẽ lây lan đến cơ quan sinh dục bên trong, gây viêm niệu đạo, viêm đường tiết niệu, viêm tinh hoàn…
Sức đề kháng yếu
Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch và sức đề kháng kém, điều nay đã tạo cơ hội cho các loại vi khuẩn xâm nhập, tấn công gây bệnh. Trẻ có nguy cơ nhiễm trung đường tiết niệu khi đang bị tiêu chảy, nhiễm virus cúm, viêm đương hô hấp…
Trẻ mắc các bệnh về đường tiết niệu
Trẻ mắc một số dị tật bẩm sinh đường tiết niệu hoặc bệnh lý như: sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo, hội chứng thận hư, đái tháo đường… có nguy cơ mắc viêm đường tiết niệu cao hơn những trẻ khác.
Thói quen hàng ngày
Trẻ có thói quen nhịn tiểu, uống ít nước, vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, thường xuyên nghịch ngợm đất cát… dễ mắc bệnh viêm đường tiết niệu.
Viêm đường tiết niệu ở trẻ em có nguy hiểm không?
Viêm đường tiết niệu nếu không điều trị kịp thời và đúng cách sẽ gây ta biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của trẻ:
- Viêm thận bể thận cấp
Viêm thận bể thận cấp là bệnh lý cấp tính, là tình trạng ổ nhiễm trùng lan ra xung quanh với mức độ nghiêm trọng hơn. Nếu áp dụng đúng phương pháp và điều trị tích cực, bệnh có khả năng chữa khỏi sau 2 tuần.
- Áp xe thận
Nhiễm trùng không được kiểm soát tốt sẽ phát triển thành các ổ áp xe chứa mủ bên trong, cần dẫn lưu ổ áp xe để ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm. Tuy nhiên, quá trình điều trị phức tạp với thời gian dài, đòi hỏi cha mẹ và trẻ cần kiên trì điều trị.
- Nhiễm trùng máu
Vi khuẩn sau khi gây viêm đường tiết niệu sẽ xâm nhập vào máu và gây nhiễm trùng huyết. Đây là biến chứng nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng trẻ em nếu không được can thiệp kịp thời.
- Suy thận
Trường hợp viêm đường tiết niệu không điều trị dứt điểm, tái phát nhiều lần sẽ để lại những tổn thương trên thận, gây biến chứng suy thận. Khi chức năng thận suy giảm, thận không thể lọc và loại bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể, khiến người bệnh gặp biến chứng về tim, gan, phổi và mạch máu…
Biến chứng của viêm đường tiết niệu ở trẻ em vô cùng nguy hiểm. Vì thế, ngay khi nhận thấy dấu hiệu bất thường của trẻ, cha mẹ hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.
Điều trị viêm đường tiết niệu ở trẻ em
Trẻ nhỏ được chẩn đoán bị viêm đường tiết niệu sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc để điều trị. Viêm đường tiết niệu ở trẻ em uống thuốc gì? Thuốc nào chữa viêm đường tiết ở trẻ em? Dựa trên mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm nhiễm, nguyên nhân gây bệnh và sức khỏe của trẻ, bác sĩ sẽ xác định loại kháng sinh phù hợp.
Trường hợp trẻ bị viêm đường tiết niệu nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định dùng kháng sinh đường uống kết hợp với thuốc bôi tại nhà. Thuốc kháng sinh chữa viêm đường tiết niệu có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gram âm và ít tác dụng phụ nên đảm bảo an toàn và hiệu quả khi trẻ sử dụng.
Trường hợp nhiễm khuẩn nặng hơn, bác sĩ sẽ kết hợp dùng thuốc kháng sinh dạng uống và tiêm để tăng hiệu quả chữa trị. Quá trình điều trị chỉ mang lại hiệu quả khi trẻ tuân thủ đúng và đầy đủ chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Cha mẹ tuyệt đối không cho trẻ dùng quá liều lượng hoặc tự ý ngưng thuốc trước thời gian quy định, bởi có thể khiến bệnh không thuyên giảm mà trẻ có nguy cơ gặp tác dụng phụ không mong muốn như sốc phản vệ, kích ứng…
Trong quá trình điều trị tại nhà, nếu tuân thủ điều trị mà các triệu chứng có chiều hướng xấu đi, tình trạng bệnh không thuyên giảm thì bệnh đã chuyển biến nặng, có nguy cơ biến chứng nhiễm trùng máu, nhiễm trùng thận. Lúc này, cha mẹ cần đưa trẻ nhập viện ngay để được bác sĩ hỗ trợ. Một số trường hợp trẻ cần nhập viện ngay là:
- Trẻ dưới 6 tháng tuổi
- Sốt cao trên 38.5 độ C và khó hạ sốt
- Trẻ quấy khóc nhiều hoặc phát ban
- Mất nước, nôn mửa hoặc không thể dùng thuốc uống
Phòng ngừa viêm đường tiết niệu ở trẻ em
Bệnh viêm đường tiết niệu có thể phòng ngừa được, cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Cha mẹ vệ sinh sạch sẽ vùng kín giúp trẻ nếu trẻ còn nhỏ. Khi trẻ lớn và có thể tự vệ sinh được, cha mẹ cần hướng dẫn trẻ vệ sinh đúng cách. Với bé gái, không nên lau từ phía sau ra phía trước. Bên cạnh đó, cha mẹ cần nhắc nhở con thấy khó chịu hoặc nhận thấy dấu hiệu bất thường cần thông báo ngay cho cha mẹ.
- Thường xuyên kiểm tra và thay tã lót cho trẻ sau khi bé đi vệ sinh
- Nhắc trẻ uống nhiều nước để loại bỏ vi khuẩn cũng các chất cặn bã ra khỏi cơ thể, tránh viêm nhiễm đường tiết niệu và tình trạng táo bón.
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong chế độ ăn uống, đặc biệt là rau xanh và trái cây để tăng cường sức khỏe.
- Hướng dẫn trẻ đi vệ sinh ngay khi buồn tiểu, dặn trẻ không được nhịn tiểu thường xuyên, nhịn tiểu lâu.
- Cha mẹ nhận thấy biểu hiện bao quy đầu sưng đỏ, nổi mụn nước, lỗ niệu đạo nhỏ cần đưa trẻ đến đến cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám và tư vấn có thể trẻ bị viêm bao quy đầu do dài/hẹp bao quy đầu.
Hy vọng với những thông tin bài viết chia sẻ, phụ huynh có thêm hiểu biết về bệnh viêm đường tiết niệu ở trẻ em. Từ đó phòng tránh, nhận biết bệnh cũng như biện pháp xử lý kịp thời. Nếu bạn còn thắc mắc cần được giải đáp, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được các chuyên gia tư vấn miễn phí
Xem thêm: Viêm mào tinh hoàn ở trẻ em