Tinh hoàn bên to bên nhỏ do đâu? Có nguy hiểm không?

Ngày đăng: 2023-09-26
5/5 - (6 bình chọn)

Nhiều bậc phụ huynh lo lắng khi nhận thấy tinh hoàn của con mình bên to bên nhỏ. Theo các chuyên gia, tình trạng tinh hoàn không đều nhau là hiện tượng sinh lý bình thường ở nam giới trong mọi độ tuổi. Tuy nhiên, nếu cả hai tinh hoàn có sự chênh lệch quá lớn thì đó là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh lý của nam giới trong tương lai.

Vậy, tinh hoàn bên to bên nhỏ do đâu? có nguy hiểm không? làm thế nào để nhận biết tình trạng này? Cách chữa tinh hoàn bên to bên nhỏ như thế nào?… hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau của bác sĩ Đặng Tuấn Trình – Bs.CKI Nam Học có gần 40 năm kinh nghiệm.

Tinh hoàn bên to bên nhỏ là gì?

Tinh hoàn có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ sinh sản của nam giới với chức năng sản xuất tinh trùng và hormone sinh dục nam testosterone. Tinh hoàn nằm trong lớp da bìu, nằm đối xứng ở hai bên dương vật. Ở nam giới trưởng thành, tinh hoàn nặng khoảng 20g, độ rộng khoảng 2.5cm, dài 4.5cm và dày 1.5 cm.

Tinh hoàn với chức năng sản xuất tinh trùng và hormone testosterone
Tinh hoàn với chức năng sản xuất tinh trùng và hormone testosterone

Như đã nói ở trên, kích thước tinh hoàn không đều nhau là hiện tượng sinh lý bình thường ở nam giới, nhất là ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Thông thường, kích thước của tinh hoàn bên phải sẽ lớn hơn bên trái. Tuy nhiên, nếu kích thước chênh lệch giữa hai tinh hoàn quá lớn (ví dụ như một bên như quả bóng bàn, một bên thì bé như hạt nhãn) thì có thể là dấu hiệu của bé bệnh lý nguy hiểm. Ngoài ra, khi tình trạng chênh lệch kích thước giữa hai tinh hoàn quá lớn có thể kéo theo những dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm

Do đó, nam giới cần kiểm tra tinh hoàn thường xuyên, nếu nhận thấy tinh hoàn bên to bên nhỏ kèm theo các triệu chứng bất thường, hãy đến ngay cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám và hỗ trợ kịp thời.

Cách nhận biết tinh hoàn một bên to một bên nhỏ?

Nam giới nên kiểm tra tinh hoàn thường xuyên, mỗi tháng một lần để phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường (nếu có). Theo bác sĩ Trình, thời điểm lý tưởng nhất để kiểm tra tinh hoàn là sau khi tắm bởi lúc này phần da bìu mềm mại hơn, giúp nam giới dễ dàng cảm nhận khi chạm bằng tay.

Nam giới đứng thẳng hai chân dang rộng bằng vai
Nam giới đứng thẳng hai chân dang rộng bằng vai

Nam giới kiểm tra tinh hoàn theo các bước dưới đây:

B1. Nam giới đứng thẳng, hai chân dang rộng bằng vai

B2. Dùng tay kiểm tra xung quanh bìu có vết sưng tấy, phù nề bất thường nào không

B3. Cuộn tinh hoàn giữa ngón tay cái và ngón trỏ, sau đó lăn nhẹ để cảm nhận bề mặt và xung quanh tinh hoàn. Tiếp đó, nam giới kiểm tra u cục, lồi lõm và cảm nhận các vùng đau.

B4. Chạm vào đáy bìu để tìm mào tinh hoàn. Mào tinh là một ống gắn với tinh hoàn để lưu trữ tinh trùng. Lúc này sẽ có nhiều dấu hiệu như:

  • Tinh hoàn khỏe mạnh có hình quả trứng, hơi dẹt, các bề mặt nhẵn và không có u cục, lồi lõm. Bìu không có dấu hiệu sưng tấy, ửng đỏ, chạm vào không thấy cục cứng hay mềm thì được coi là bình thường. Trường hợp hai tinh hoàn chênh lệch kích thước một bên to một bên nhỏ nhưng không gây đau khi đứng, ngồi hoặc di chuyển thì nam giới không cần quá lo lắng bởi đây có thể là hiện tượng sinh lý thường gặp.
  • Triệu chứng bất thường, cần cảnh giác bao gồm: xuất hiện các khối u nhỏ, cục cứng hoặc vết sưng xung quanh và bên trong tinh hoàn; tinh hoàn quá mềm hoặc quá cứng; kích thước tinh hoàn tăng/giảm nhanh so với lần kiểm tra trước đó; tinh hoàn sưng đau, nóng rát, đỏ, mức độ đau tăng lên khi chạm vào

Tại sao tinh hoàn bên to bên nhỏ?

Chuyên gia Nam học – Ngoại Tiết niệu – Đặng Tuấn Trình cho biết: có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tinh hoàn bên to bên nhỏ. Một số yếu tố sinh lý và bệnh lý có liên quan đến tình trạng này bao gồm:

Tinh hoàn bên to bên nhỏ ở trẻ em do bẩm sinh

Tình trạng tinh hoàn một bên to một bên nhỏ có thể gặp ở trẻ sơ sinh mới chào đời. Bác sĩ và cha mẹ có thể nhận biết được sự chênh lệch kích thước hai tinh hoàn thông qua việc quan sát bằng mắt thường hoặc chạm vào phần bìu:

  • Không kèm theo bất kỳ triệu chứng nào: nếu trẻ sơ sinh có tinh hoàn bên to bên nhỏ mà không kèm theo bất kỳ triệu chứng bất thường nào thì đây là hiện tượng sinh lý bình thường.
  • Có dấu hiệu bất thường: kích thước hai bên tinh hoàn không bằng nhau, bên cao bên thấp, kèm theo triệu chứng bìu sưng tấy, ửng đỏ, trẻ quấy khóc, bỏ bú…, thì nguyên nhân chủ yếu do bệnh lý tinh hoàn lạc chỗ (tinh hoàn phát triển ngoài bìu), thoát vị bẹn, …

Do chấn thương

Tinh hoàn bên to bên nhỏ do chấn thương thường không gặp ở trẻ em sơ sinh, nhưng ở trẻ nhỏ hoặc người lớn thì đây là tình trạng có thể xảy ra. Bởi chấn thương có thể xảy ra trong thể thao hoặc trong vận động. Vị trí bị tổn thương sẽ xuất hiện tình trạng xuất huyết kèm hiện tượng vón cục, khiến tinh hoàn ngoài bị tổn thương và dần thu nhỏ lại.

người đàn ông bị chấn thương tinh hoàn
Người đàn ông bị chấn thương tinh hoàn

Tổn thương tinh hoàn ảnh hưởng tới khả năng sản xuất hormone và tinh trùng ở nam gới. Tổn thương tinh hoàn ở trẻ không kịp thời điều trị sẽ ảnh hưởng tới phát triển sức khỏe, sinh lý trong tương lai.

Tinh hoàn bên to bên nhỏ do bệnh lý

Tinh hoàn bên to bên nhỏ là bệnh gì? là thắc mắc của nhiều bậc phụ huynh cũng như nam giới. Theo bác sĩ Trình, kích thước tinh hoàn không bằng nhau là hệ quả của một số bệnh lý:

Viêm tinh hoàn

Là tình trạng tinh hoàn bị vi khuẩn xâm nhập dẫn tới nhiễm trùng. Nam giới bị viêm tinh hoàn thường có các biểu hiện sưng đau, tăng kích thước một hoặc hai bên tinh hoàn, kèm theo biểu hiện tiểu buốt, đau khi giao hợp và xuất tinh. Một số trường hợp có triệu chứng sưng hạch bạch huyết ở vùng háng, buồn nôn, nôn, mệt mỏi, sốt, ớn lạnh…

Ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, khi bị viêm tinh hoàn vùng bìu của trẻ sẽ sưng đỏ, gây đau khiến trẻ khóc lớn, la rầy. Đồng thời cũng có thể xuất hiện tình trạng sốt cao,mệt mỏi, ngủ li bì do kiệt sức…

Viêm tinh hoàn nếu không điều trị bệnh hoặc điều trị sai cách sẽ phát triển thành viêm tinh hoàn mãn tính, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và khả năng sinh sản của nam giới.

Viêm mào tinh hoàn

Mào tinh hoàn là một ống nhỏ nằm sau tinh hoàn, có nhiệm vụ lưu trữ và hoàn thiện tinh trùng. Khi bị viêm mào tinh hoàn và tinh hoàn sưng to, nắn nhẹ thấy rất đau kèm theo triệu chứng như sốt, đỏ da vùng bìu, đau nhói khi quan hệ tình dục và xuất tinh (ở người lớn)

Tràn dịch tinh mạc

Tràn dịch tinh mạc là tình trạng ống bẹn không thể đóng được, khiến chất dịch từ bụng tích tụ tại bìu và dẫn đến hiện tượng sưng tinh hoàn. Do đó, một bên tinh hoàn to bất thường, có kích thước lớn hơn hẳn bên còn lại.

Tràn dịch tinh mạc dẫn đến hiện tượng sưng tinh hoàn
Tràn dịch tinh mạc dẫn đến hiện tượng sưng tinh hoàn

Tràn dịch tinh mạc thường không gây đau đớn và có thể tự biến mất. Tuy nhiên, một số trường hợp cần phẫu thuật để loại bỏ dịch thừa. Nếu không, ổ dịch to bất thường có thể vỡ, dẫn đến nhiễm trùng và tổn thương sâu trong tinh hoàn.

U nang biểu mô

Sự hình thành các u nang biểu mô – một loại u ở da có nguồn gốc từ lớp biểu mô (lớp trên cùng của da) có thể làm tăng kích thước tinh hoàn. May mắn là hầu hết u nang đều lành tính, không gây đau đớn và không cần tiến hành điều trị. Tuy nhiên, một số trường hợp ngoại lệ gây đau đớn, cản trở quan hệ tình dục (ở người lớn) thì cần phẫu thuật cắt u nang để loại bỏ triệu chứng khó chịu.

Xoắn tinh hoàn

Xoắn tinh hoàn là hiện tượng cuống tinh hoàn (thừng tinh) tự quay quanh trục, dẫn đến tắc nghẽn mạch máu nuôi dưỡng tinh hoàn. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng trẻ sơ sinh và trẻ trong độ tuổi từ 10 – 21 tuổi là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác. Nam giới bị xoắn tinh hoàn thường có các biểu hiện như tinh hoàn sưng to, đỏ, đau nhói khi chạm vào, mức độ đau ngày càng tăng. Cơn đau có thể lan đến vùng bụng, vùng đùi kèm theo biểu hiện tiểu buốt, tiểu rát, tiểu tiện nhiều lần.

Xoắn tinh hoàn cần được phẫu thuật tháo xoắn càng sớm càng tốt, bởi nếu không xử lý kịp thời, tinh hoàn sẽ bị hoại tử, cần tiến hành cắt bỏ tinh hoàn để bảo toàn tinh hoàn bên còn lại.

Giãn tĩnh mạch tinh hoàn

Giãn tĩnh mạch tinh hoàn xảy ra khi tĩnh mạch thừng tinh không có van hoặc hệ thống van chống trào ngược gặp vấn đề nào đó. Điều này khiến máu từ tĩnh mạch thận hoặc tĩnh mạch chủ dưới trào ngược trở vào tĩnh mạch tinh hoàn, dẫn đến tình trạng tăng kích thước tinh hoàn và gây đau tức, khó chịu vùng bìu. Nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách, giãn tĩnh mạch thừng tinh làm suy giảm chất lượng tinh trùng, gây vô sinh – hiếm muộn.

Ung thư tinh hoàn

Ung thư tinh hoàn xuất hiện phổ biến ở nam giới trong độ tuổi từ 15 – 35 tuổi. Khi ung thư phát triển trong tinh hoàn, khối u sẽ khiến kích thước tinh hoàn tăng lên, dẫn đến tình trạng tinh hoàn một bên to một bên nhỏ. Nam giới mắc bệnh thường gặp một số triệu chứng như đau âm ỉ vùng bẹn bìu, sưng đau tinh hoàn, đau vùng bụng dưới, vùng háng, khó thở, ho có đờm, ho ra máu…

Tinh hoàn bên to bên nhỏ có sao không?

Tinh hoàn bên to bên nhỏ là tình trạng thường gặp ở nam giới. Sự chênh lệch kích thước giữa hai bên tinh hoàn được xem là bình thường nếu độ lệch không quá 2-3 cm, không gây đau đớn và không kèm theo các triệu chứng sưng tấy, nổi u cục, quá cứng hoặc quá mềm.

Nhưng nếu tinh hoàn một bên to một bên nhỏ xuất hiện cùng với các hiểu hiện bất thường, phụ huynh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế thăm khám và điều trị kịp thời. Bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh bảo một số bệnh lý, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được xử lý kịp thời.

Biến chứng cấp tính do xoắn tinh hoàn

Trường hợp tinh hoàn bên to bên nhỏ do bị xoắn tinh hoàn, người bệnh sẽ cảm thấy cơn đau đột ngột, dữ dội, bìu sưng to, tím đỏ do mạch máu nuôi dưỡng tinh hoàn bị tắc nghẽn. Đây là bệnh lý cần phẫu thuật khẩn cấp bởi nếu xử lý muộn, tinh hoàn sẽ bị tổn thương vĩnh viễn.

Ở trẻ nhỏ hoặc trẻ sơ sinh do hạn chế trong nhận thức và biểu đạt nên cha mẹ cần chú ý hơn đến tình trạng tinh hoàn của trẻ mỗi khi vệ sinh. Nếu nhận thấy vùng bìu sưng to, tím đỏ và trẻ khóc, quấy dữ dội thì nên đưa đi khám để được chẩn đoán chính xác nhất.

Màng tinh hoàn bị tổn thương

Khi bị tràn dịch tinh mạc, tinh dịch, máu và các chất dịch trong ổ bụng tích tụ sẽ khiến tinh hoàn bị chảy xệ. Màng tình cần căng giãn để lưu trữ các chất dịch ứ đọng. Nếu không phẫu thuật để loại bỏ dịch thừa, màng tinh dễ bị tổn thương vì căng giãn quá mức trong thời gian dài.

Giảm chất lượng tinh trùng

Trường hợp nam giới mắc bệnh tinh hoàn lạc chỗ dẫn đến tinh hoàn bên to bên nhỏ, do không nằm trong bìu nên tinh hoàn không được cung cấp điều kiện thuận lợi để sản xuất và nuôi dưỡng tinh trùng. Về lâu dài, chất lượng và số lượng tinh trùng bị sụt giảm nghiêm trọng.

tinh hoàn bên to bên nhỏ có thể làm giảm chất lượng tinh trùng
Tinh hoàn bên to bên nhỏ có thể làm giảm chất lượng tinh trùng

Bên cạnh đó, viêm nhiễm tại tinh hoàn, mào tinh hoàn làm suy giảm chức năng sản xuất tinh trùng, khiến số lượng tinh binh giảm sút và gây ra tình trạng tinh trùng yếu, tinh trùng loãng…

Ở trẻ nhỏ, hoạt động của tinh hoàn bị ảnh hưởng có thể dẫn tới suy giảm sản xuất hormone sinh dục nam. Điều này ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ trong tuổi dậy thì.

Nguy cơ vô sinh – hiếm muộn

Số lượng và chất lượng tinh trùng kém là một trong những nguyên nhân chính gây vô sinh – hiếm muộn ở nam giới. Ngoài ra, với những nam bị xoắn cả hai tinh hoàn nhưng không được tháo xoắn kịp thời, bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ tinh hoàn. Lúc này, nam giới sẽ mất hoàn toàn khả năng có con tự nhiên.

Tinh hoàn bên to bên nhỏ có con được không?

Hầu hết các trường hợp tinh hoàn bên to bên nhỏ không ảnh hưởng đến khả năng sản xuất tinh trùng và quan hệ tình dục của nam giới. Do đó, cánh mày râu vẫn có khả năng có con bình thường. Tuy nhiên, với những nam giới gặp tình trạng tinh hoàn bên to bên nhỏ do bệnh lý, khả năng có con cần được xem xét tùy thuộc vào nguyên nhân, tình trạng bệnh lý cũng như phương pháp điều trị.

Cách chữa tinh hoàn bên to bên nhỏ

Như đã nói ở trên, tinh hoàn bên to bên nhỏ không gây ra bất kỳ biểu hiện bất thường nào thì không cần phải điều trị. Còn trong trường hợp tinh hoàn bên to bên nhỏ do bệnh lý thì cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị, đây là cách duy nhất để hạn chế các biến chứng lên tinh hoàn và khả năng sinh sản sau này của nam giới.

Tinh hoàn bên to bên nhỏ
Tinh hoàn bên to bên nhỏ

Do đó, phụ huynh cần đặc biệt quan tâm đến các dấu hiệu bất thường ở vùng bìu của trẻ mỗi khi tắm cho con nhỏ. Từ đó kịp thời đưa đi khám và điều trị, tránh ảnh hưởng đến phát triển thể chất và sinh lý của trẻ sau này.

Khi thăm khám Tại đây, bằng các nghiệp vụ khám lâm sàng, siêu âm và xét nghiệm, bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác nguyên nhân tinh hoàn bên to bên nhỏ, từ đó đưa ra phương pháp điều trị. Các phương pháp điều trị tinh hoàn bên to bên nhỏ như sử dụng thuốc tiêu viêm, giảm đau, thuốc bôi chống phồng, thực hiện thủ thuật ngoại khoa…

Hy vọng với những thông tin mà bài biết cung cấp, bạn đọc đã biết rõ hơn về tình trạng tinh hoàn một bên to một bên nhỏ. Từ đó bảo vệ tốt cho sức khỏe của bản thân hoặc con nhỏ.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp, bạn vui lòng liên hệ tới các chuyên gia, bác sĩ bằng các hình thức dưới đây:

Cảm ơn bạn đã đọc bài này!

Nguyễn Văn Sướng

"Tác giả"Nguyễn Văn Sướng

Bác sĩ nam khoa và tiết niệu hơn 30 năm kinh nghiệm trong nghề với hàng nghìn bệnh nhân đã từng điều trị khỏi bệnh.

Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người

Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất

map phòng khám đa khoa quốc tế Hà Nội