Tìm hiểu về xét nghiệm HPV và thông tin mới nhất về giá 2023
Xét nghiệm HPV giúp tầm soát ung thư cổ tử cung cũng như phát hiện sự tồn tại của virus HPV trong cơ thể. Xét nghiệm này cần thực hiện thường xuyên và định kỳ bởi tỷ lệ mắc bệnh ung thư cổ tử cung ở chị em phụ nữ đang có dấu hiệu gia tăng. Việc sàng lọc HPV mang đến cơ hội điều trị bệnh sớm, từ đó giúp giảm tỷ lệ tử vong do ung thư gây ra. Vậy xét nghiệm HPV là gì? Xét nghiệm HPV có đắt không và nên thực hiện ở cơ sở nào. Tất cả thắc mắc sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Mục lục:
Virus HPV là gì?
HPV(Human Papilloma Virus) là virus gây ra các nốt mụn u nhú trên cơ thể người và là thủ phạm gây bệnh ung thư cổ tử cung, sùi mào gà….
Virus HPV có kích thước rất nhỏ, chúng thường tồn tại ở các tế bào niêm mạc, bán niêm mạch ẩm ướt, nhạy cảm như cơ quan sinh dục, hậu môn, miệng, mắt… Do đó virus này thường lây truyền qua đường tình dục, dù quan hệ bằng đường âm đạo, hậu môn, đường miệng… Đối tượng có nguy cơ nhiễm virus là người đã sinh hoạt tình dục hoặc quan hệ tình dục với nhiều bạn tình.
Theo thống kê, có khoảng hơn 100 chủng virus khác nhau, nhưng không phải tất cả chúng đều gây bệnh. Nghiên cứu đã tìm ra 40 chủng có khả năng gây bệnh tại cơ quan sinh dục cũng như hậu môn. Điển hình nhất là virus HPV tuýp 16, 18 có khả năng gây ung thư cổ tử cung và ung thư hậu môn, ung thư âm đạo, âm vật (nữ giới), hay ung thư dương vật (nam giới). Ngoài ra, virus HPV tuýp 6 và 11 gây bệnh sùi mào gà ở cả nam và nữ giới.
Xét nghiệm HPV là gì?
Các chuyên gia y tế khuyến cáo: Để ngăn ngừa một số căn bệnh ung thư nguy hiểm trên, mọi người, đặc biệt là đối tượng có nguy có lây nhiễm cao, cần chăm sóc dự phòng cũng như làm xét nghiệm HPV để tầm soát, phát hiện sớm virus HPV.
Sự hiện diện của virus HPV không thể kết luận người bệnh có bị ung thư hay không nhưng kết quả xét nghiệm giúp bác sĩ nhận định được nguy cơ gây ung thư cổ tử cung. Chưa kể, xét nghiệm HPV giúp kiểm tra chủng virus HPV có trong cơ thể là loại nào, có khả năng gây ung thư hoặc các bệnh lý khác hay không.
Hiện nay, các xét nghiệm HPV thực hiện ở nữ giới trong độ tuổi từ 21-65 tuổi với 2 loại xét nghiệm được áp dụng phổ biến là:
-
Xét nghiệm Pap
Xét nghiệm Pap (còn gọi là Pap Smear, xét nghiệm phết tế bào ung thư cổ tử cung) là xét nghiệm tế bào học nhằm tìm ra sự thay đổi bất thường ở cổ tử cung cho thấy sự xuất hiện của ung thư.
Xét nghiệm Pap được thực hiện như sau:
- Đầu tiên, nữ giới được yêu cầu thoát y từ thắt lưng trở xuống để việc lấy mẫu tế bào thuận lợi hơn. Bác sĩ sẽ yêu cầu chị em nằm ngửa trên giường bệnh, thả lỏng người, đầu gối cong lại để tiến hành vệ sinh, sát khuẩn bộ phận sinh dục ngoài.
- Tiếp theo, bác sĩ sử dụng dụng cụ y tế gọi là mỏ vịt để nhẹ nhàng mở rộng và cố định thành âm đạo để dễ dàng quan sát khu vực bên trong cổ tử cung.
- Sau đó, bác sĩ sẽ dùng bàn chải mềm và một dụng cụ giống chiếc thìa để lấy mẫu tế bào ở cổ tử cung (đoạn hẹp nằm dưới tử cung, ngay phía trên âm đạo của nữ giới).
- Cuối cùng, bác sĩ sẽ kiểm tra tế bào này dưới kính hiển vi. Nếu có tế bào rỗng xuất hiện thì khả năng cao nữ giới đã nhiễm virus HPV.
Xét nghiệm Pap có ý nghĩa quan trọng, giúp sàng lọc, phát hiện sớm ung thư cổ tử cung, mang lại cơ hội chữa trị cao hơn cho bệnh nhân.
Ngoài ra, phết tế bào cổ tử cung còn giúp phát hiện sớm sự bất thường trong cấu trúc cũng như hoạt động của tế bào cổ tử cung, từ đó chẩn đoán nguy cơ hình thành ung thư trong tương lai.
Theo Hiệp Hội Phụ sản Hoa Kỳ, phụ nữ trong độ tuổi 21 đến 29 nên thực hiện xét nghiệm Pap 3 năm/ lần. Với phụ nữ trên 30 tuổi, việc thực hiện xét nghiệm sẽ tùy thuộc vào kết quả xét nghiệm trước đó.
-
Xét nghiệm HPV DNA
Xét nghiệm HPV DNA còn gọi là xét nghiệm sinh học phân tử giúp phát hiện đoạn gen đặc hiệu của virus HPV. Phương pháp này được các bác sĩ đánh giá là tiêu chuẩn để chẩn đoán HPV với độ nhạy và độ đặc hiệu cao hơn Pap. Đặc biệt, xét nghiệm HPV DNA giúp định tuýp virus HPV, định nhóm HPV nguy cơ cao/ thấp gây ung thư.
Xét nghiệm HPV DNA sử dụng hệ thống máy tách chiết DNA tự động và công nghệ hiện đại nhằm phân tích, xác định chính xác sự hiện diện của virus HPV trong máu hoặc huyết thanh được đựng trong ống không có chất chống đông.
Nếu người bệnh sau khi xét nghiệm phát hiện thấy có virus HPV tuýp 16 và 18 sẽ được chỉ định soi cổ tử cung để chẩn đoán chính xác hơn tình trạng bệnh. Soi cổ tử cung là thủ thuật phóng đại cổ tử cung, giúp các bác sĩ dễ dàng quan sát các tế bào bất thường. tTrong một số trường hợp cần thiết, bệnh nhân có thể thực hiện sinh thiết tế nào.
Cách đọc kết quả xét nghiệm HPV
Kết quả xét nghiệm HPV âm tính hoặc dương tính sẽ giúp bác sĩ đánh giá và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
-
Kết quả xét nghiệm âm tính
Kết quả cho thấy không có virus HPV gây ung thư cổ tử cung tồn tại trong cơ thể nữ giới. Tuy nhiên, các phương pháp xét nghiệm hiện nay chỉ phát hiện được khoảng 40 chủng virus trong khi virus HPV có hàng trăm chủng loại khác nhau và trong số đó có nhiều chủng virus khác có nguy cơ gây bệnh ung thư nhưng chưa được phát hiện.
Vì thế, chị em không nên chủ quan cho rằng bản thân không có khả năng bị ung thư cổ tử cung. Các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo nữ giới nên làm kết hợp xét nghiệm HPV và xét nghiệm Pap để kết quả chính xác hơn. Ngoài ra, mọi người nên tiêm vacxin HPV để phòng tránh virus.
-
Kết quả xét nghiệm dương tính
Xét nghiệm HPV cho kết quả dương tính có ý nghĩa gì là băn khoăn, lo lắng của nhiều chị em. Các bác sĩ cho biết kết quả dương tính chứng tỏ có virus HPV trong cơ thể. Virus HPV là nguyên nhân chính gây bệnh ung thư cổ tử nhưng điều đó không có nghĩa người bệnh nhiễm virus HPV sẽ bị ung thư cổ tử cung. Để xác định chính xác nguy cơ mắc bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân làm thêm các kỹ thuật khác như:
- Sinh thiết tế bào cổ tử cung để phát hiện những tế bào bất thường
- Nội soi cổ tử cung để quan sát cổ tử cung, kết hợp miếng sinh thiết để xét nghiệm chẩn đoán ung thư.
- Xét nghiệm HPV kết hợp xét nghiệm Pap để đạt hiệu quả chẩn đoán chính xác nhất.
- Theo dõi sức khỏe định kỳ.
Giá xét nghiệm HPV bao nhiêu?
Bên cạnh cách đọc kết quả xét nghiệm HPV, nhiều chị em băn khoăn chi phí xét nghiệm HPV có đắt không. Thông thường, chi phí xét nghiệm HPV tại các cơ sở y tế chuyên khoa sẽ dao động từ vài trăm đến hơn một triệu đồng và phụ thuộc vào một số yếu tố như:
-
Cơ sở y tế
Nữ giới có nhu cầu xét nghiệm HPV nên thực hiện tại các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín, nơi có thiết bị y tế hiện đại, tân tiến và đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, dày dặn kinh nghiệm để đảm bảo kết quả chẩn đoán chính xác. Tuy nhiên, chi phí xét nghiệm HPV tại đây thường có chi phí cao hơn so với những cơ sở y tế thông thường.
Các cơ sở có thiết bị y tế lạc hậu và bác sĩ thực hiện chuyên môn kém thường có chi phí thấp hơn nhưng kết quả chẩn đoán có thể sai lệch.
-
Số type xét nghiệm
Tùy theo số type xét nghiệm mà chi phí thực hiện sẽ khác nhau. Xét nghiệm cơ bản tìm ra 17 type virus HPV có mức giá thấp hơn xét nghiệm tìm 40 type virus HPV. Mặc dù chi phí cao hơn nhưng bác sĩ khuyến cáo chị em nên thực hiện gói xét nghiệm 40 type virus HPV để kiểm tra, tầm soát nhiều chủng virus hơn, từ đó giúp nhận biết nguy cơ gây bệnh ung thư cổ tử cung.
-
Gói xét nghiệm HPV
Bên cạnh xét nghiệm HPV, nữ giới sẽ được tư vấn thực hiện các gói xét nghiệm như khám phụ khoa tổng quát, xét nghiệm HPV định type, xét nghiệm bệnh xã hội… Các xét nghiệm này có tác dụng bổ trợ, giúp bác sĩ đánh giá và chẩn đoán chính xác hơn. Chị em thực hiện thêm các xét nghiệm trên sẽ mất thêm một khoản chi phí.
Xét nghiệm HPV ở đâu?
Xét nghiệm HPV ở đâu là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm. Hiện nay, trên địa bàn Hà Nội có nhiều cơ sở y tế thực hiện xét nghiệm HPV nhưng không phải địa chỉ nào cũng đảm bảo kết quả chính xác. Một số trường hợp xét nghiệm HPV tại cơ sở không đảm bảo chất lượng, nhận về kết quả dương tính giả hay âm tính giả, khiến chị em hoang mang, lo lắng. Vì thế chị em cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi lựa chọn địa chỉ xét nghiệm.
Theo bác sĩ chuyên khoa, một địa chỉ xét nghiệm HPV uy tín cần có cơ sở vật chất khang trang, vật tư y tế hiện đại với công nghệ, kỹ thuật tiên tiến trên thế giới. Đội ngũ y, bác sĩ giỏi chuyên môn, thạo kỹ thuật với kinh nghiệm dày dặn sẽ đảm bảo kết quả xét nghiệm, kiểm tra, đánh giá chính xác, nhanh chóng.
Một số địa chỉ xét nghiệm HPV uy tín, chất lượng hàng đầu tại Hà Nội có thể tham khảo là:
- Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội
- Bệnh viện Bạch Mai
- Bệnh viện Phụ sản Trung ương
- Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
- Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
- Bệnh viện Trung ương 108
- Bệnh viện Xanh Pôn
Giải đáp thắc mắc liên quan đến xét nghiệm virus HPV
-
Xét nghiệm HPV ở nam giới như thế nào?
Hiện nay, vẫn chưa có xét nghiệm HPV cho nam giới. Những phương pháp xét nghiệm HPV ở thời điểm hiện đại được chỉ định cho nữ giới với mục đích sàng lọc ung thư cổ tử cung. Những xét nghiệm này không hữu ích để sàng lọc các bệnh ung thư liên quan đến virus HPV cũng như bệnh sùi mào gà ở nam giới.
Nam giới thường nhiễm virus HPV qua tiếp xúc tình dục, cụ thể là quan hệ tình dục qua đường âm đạo, đường miệng và hậu môn. Khi bị nhiễm HPV, nhiều nam giới không có triệu chứng rõ ràng nên rất khó nhận biết. Nam giới bị sùi mào gà (mụn cóc sinh ducj0 có thể thấy tại cơ quan sinh dục, hậu môn, miệng, mắt mọc lên các nốt mụn có kích thước nhỏ khoảng 1-2mm, màu hồng nhạt, mềm, không gây khó chịu. Theo thời gian, các nốt mụn sẽ lớn dần, mọc thành từng mảng như mào gà hoặc súp lơ. Bên trong các nốt mụn có chứa dịch tiết, khi vỡ sẽ chảy dịch ẩm ướt và gây ngứa ngáy khó chịu.
Nam giới nhiễm virus HPV có nguy cơ bị ung thư nếu gặp một số triệu chứng như đau họng, nghẹt mũi kéo dài, nổi hạch, chảy máu cam, chảy dịch bất thường… Nam giới thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ nhiễm HPV cao hoặc xuất hiện triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa để bác sĩ thăm khám và chữa trị kịp thời.
-
Vợ bị nhiễm virus HPV thì chồng có bị làm sao không?
Trường hợp vợ bị nhiễm virus HPV và trước đó quan hệ tình dục với chồng thì người chồng có nguy cơ lây nhiễm. Xác suất nhiễm virus HPV cao hơn khi vợ chồng quan hệ mà không sử dụng bao cao su. Bởi trong quá trình giao hợp, dù quan hệ bằng đường âm đạo, đường miệng hay hậu môn thì dương vật của người chồng đã tiếp xúc trực tiếp với virus trú ngụ tại các cơ quan này.
Dù không quan hệ tình dục, nhưng nếu vợ chồng tiếp xúc thân mật như ôm, hôn, nắm tay, đặc biệt là chồng có vết thương hở tiếp xúc với dịch tiết của nốt mụn thì có khả năng nhiễm virus. Lúc này, người chồng nên cùng vợ đến cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám và chữa trị kịp thời.
Lưu ý: Người bệnh bị nhiễm HPV cần kiêng quan hệ tình dục dưới bất kỳ hình thức nào cho đến khi khỏi bệnh hoàn toàn.
-
Virus HPV tuýp 16 và 18 có chữa được không?
Cho đến thời điểm hiện tại, các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra thuốc đặc trị virus HPV cũng như biện pháp tiêu diệt triệt để virus này. Các phương pháp điều trị hiện tại chủ yếu điều trị triệu chứng, loại bỏ các tổn thương do bệnh gây ra, đồng thời tăng cường hệ thống miễn dịch để hạn chế các thương tổn và một số loại tiền ung thư ở âm đạo, hậu môn.
Chính vì thế, tích cực và chủ động phòng ngừa bệnh là cách tốt nhất giúp mọi người tránh biến chứng ung thư cổ tử cung, ung thư vòm họng, ung thư dương vật… Trong đó, vacxin phòng HPV được khuyến cáo tiêm cho cả nam và nữ giới trong độ tuổi từ 9 -26 tuổi. Vacxin giúp phòng ngừa 4 loại virus HPV gây bệnh nhiều nhất là HPV tuýp 18 và 18 (gây bệnh ung thư cổ tử cung), virus HPV tuýp 6 và 11 gây bệnh sùi mào gà. Thuốc tác dụng hiệu quả nhất với những người chưa tiếp xúc với virus HPV cũng như chưa quan hệ tình dục. Với những người đã nhiễm HPV, vacxin giúp ngăn ngừa tình trạng tái nhiễm.
Bên cạnh tiêm phòng vacxin, các chuyên gia khuyến cáo nữ giới nên xét nghiệm HPV định kỳ để tầm soát, sàng lọc ung thư cổ tử cung cũng như điều trị kịp thời các tổn thương tiền ung thư.
Bài viết chia sẻ một số thông tin liên quan đến vấn đề xét nghiệm virus HPV. Nếu còn điều gì thắc mắc liên quan đến vấn đề này, hãy gọi ngay đến số điện thoại 02437 152 152 để được các chuyên gia hàng đầu tư vấn miễn phí.