Tiểu rắt ở nữ: Triệu chứng, Nguyên nhân & Điều trị
So với nam giới, tiểu rắt ở nữ phổ biến hơn cả. Ở nữ giới, tiểu rắt là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm như viêm âm đạo, viêm đường tiết niệu, bệnh lậu…
Vậy thực hư tiểu rắt ở nữ là gì? Dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân và cách điều trị ra sao? Nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp chị em hiểu rõ hơn về bệnh lý này.
Mục lục:
Tiểu rắt là gì?
Tiểu rắt hay đái rắt là tình trạng đi tiểu nhiều lần trong ngày, ngay cả ban đêm. Tuy nhiên, mỗi lần đi tiểu chỉ ra một lượng ít nước tiểu.
Thậm chí, có nhiều trường hợp đi tiểu không kịp. Nước tiểu tự động chảy ra ngoài rất mất vệ sinh.
Tiểu rắt có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Nhưng so với nam giới, nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn cả. Nguyên nhân do đường tiết niệu của chị em ngắn hơn nam giới nên dễ bị nhiễm khuẩn.
Triệu chứng tiểu rắt ở nữ giới
Để nhận biết bản thân có mắc bệnh tiểu rắt hay không. Chị em có thể dựa vào triệu chứng sau:
- Chị em buồn tiểu thường xuyên. Mỗi lần tiểu tiện chỉ ra một ít nước tiểu. Nhưng cũng có lúc buồn tiểu nhưng không có nước tiểu chảy ra ngoài.
- Bị đau buốt và khó chịu mỗi khi tiểu tiện.
- Bị tiểu són.
- Tiểu nhiều lần cả ngày và đêm, tần suất khoảng 13 – 15 lần/ngày.
- Sau tiểu tiện, cơ thể bị mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn.
- Nước tiểu có màu đục, nghiêm trọng hơn nước tiểu sủi bọt, có lẫn máu.
Nếu chị em nhận thấy bản thân có những triệu chứng trên. Cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để kiểm tra chính xác.
Nguyên nhân gây tiểu rắt ở nữ
Theo các bác sĩ chuyên khoa, có rất nhiều nguyên nhân gây tiểu rắt ở nữ. Tuy nhiên, chung quy lại được phân thành 2 nhóm. Đó là nhóm nguyên nhân sinh lý và nhóm nguyên nhân bệnh lý.
Cụ thể như sau:
Nguyên nhân sinh lý gây tiểu buốt tiểu rắt ở nữ
Một số nguyên nhân sinh lý dưới đây được xem là thủ phạm gây tiểu buốt tiểu rắt ở nữ:
Quan hệ tình dục không an toàn:
Quan hệ tình dục bừa bãi, nhiều bạn tình, thô bạo có thể gây nhiễm trùng, gây tổn thương ở bộ phận sinh dục. Nếu kéo dài có thể gây ra các bệnh lý như viêm niệu đạo, viêm bàng quang.
Thói quen sinh hoạt chưa khoa học:
Cơ quan sinh dục của chị em có cấu tạo phức tạp. Do đó, rất dễ bị các tác nhân xâm nhập.
Đặc biệt, nếu vệ sinh vùng kín không sạch, mặc quần lót chật, không thay băng vệ sinh… Sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập hơn. Lúc này, vi khuẩn có xâm nhập vào bàng quang và gây tiểu rắt.
Vùng kín bị kích ứng:
Nếu bị kích ứng với xà phòng, chất tẩy rửa, giấy vệ sinh sẽ gây tổn thương âm đạo. Nên tiểu rắt, tiểu buốt là điều khó tránh khỏi.
Thói quen nhịn tiểu:
Chị em có thói quen nhịn tiểu hay thụt rửa âm đạo sẽ khiến môi trường âm đạo mất cân bằng. Dẫn đễn đi tiểu rắt, tiểu buốt.
Do mang thai:
Khi thai nhi phát triển sẽ gây chèn ép bàng quang. Khiến thai phụ gặp tình trạng tiểu rắt, tiểu són.
Tiểu buốt tiểu rắt ở nữ là bệnh gì?
Tiểu buốt tiểu rắt ở nữ là bệnh gì? Theo đó, tiểu rắt còn là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm sau:
Tiểu rát buốt ở nữ do viêm đường tiết niệu
Theo thống kế, có đến 70% tiểu rát buốt ở nữ do viêm đường tiết niệu. Nguyên nhân do cấu tạo đường tiết niệu của chị em gần hậu môn. Nên dễ dàng bị nhiễm khuẩn E.coli.
Thông thường, các triệu chứng thường gặp khi đường tiết niệu bị viêm nhiễm gồm:
- Ra nhiều khí hư bất thường;
- Vùng kín bị ngứa rát, sưng tấy;
- Tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu nhiều lần;
- Đau bụng dưới, đặc biệt là khi quan hệ;
- Người mệt mỏi, sốt nhẹ.
Viêm bàng quang gây nóng rát đường tiểu
Viêm bàng quang thường do quan hệ không an toàn, thay đổi nội tiết tố, sử dụng quần lót ẩm. Hay do lạm dụng thuốc tránh thai, vệ sinh “cô bé” không sạch.
Bệnh nếu không can thiệp sẽ gây viêm nhiễm các bộ phận khác như âm đạo, cổ tử cung.
Các biểu hiện thường gặp khi bị viêm bàng quang gồm:
- Tiểu tiện nhiều lần trong ngày;
- Tiểu rát, tiểu buốt, tiểu đau;
- Nước tiểu có màu bất thường, có mùi lạ;
- Nước tiểu xuất hiện máu hoặc mủ;
- Đau bụng dưới;
- Người sốt nhẹ, mệt mỏi, hay cáu gắt.
Sỏi đường tiết niệu
Nhắc đến bệnh lý gây tiểu rắt ở nữ thì không thể không kể đến bệnh sỏi đường tiết niệu.
Sở dĩ chị em gặp triệu chứng tiểu rắt là do sỏi cọ sát gây kích thích niêm mạc đường tiết niệu. Hoặc có thể do sỏi gây viêm đường tiết niệu hay bàng quang. Nên khiến nước tiểu ứ đọng lại.
Nguy hiểm hơn, các tác nhân gây bệnh có thể lây lan và gây viêm thận. Viêm thận nếu không điều trị sớm có thể gây suy thận.
Một số triệu chứng nhận biết sỏi đường tiết niệu gồm:
- Tiểu buốt, tiểu rắt;
- Nước tiểu có màu đục hoặc có lẫn máu;
- Xuất hiện cơn đau đột ngột ở thận, sau đó lan ra xung quanh;
- Ấn vào bàng quang thấy đau;
- Buồn nôn, sốt.
Viêm âm đạo
Viêm âm đạo là bệnh lý khá quen thuộc với chị em phụ nữ. Bệnh thường do mất cân bằng vi khuẩn hoặc do nhiễm trùng âm đạo. Đây cũng là bệnh lý khiến chị em gặp triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt.
Theo đó, một số dấu hiệu chị em thường gặp phải gồm:
- Ra nhiều khí hư bất thường;
- Huyết trắng có màu và mùi bất thường;
- Rối loạn nguyệt san;
- Đi tiểu bị đau buốt, tiểu rắt;
- Đau bụng dưới, đau khi giao hợp;
- Ra máu âm đạo bất thường;
- Âm đạo bị ngứa hoặc kích ứng.
Viêm nội mạc tử cung
Viêm nội mạc tử cung là bệnh lý tiếp theo khiến chị em đối mặt với tình trạng tiểu rắt. Bệnh mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng của chị em. Tuy nhiên, bệnh ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe sinh sản.
Một số triệu chứng đặc trưng của viêm nội mạc tử cung gồm:
- Trước khi hành kinh, vùng kín co thắt và ra nhiều khí hư;
- Thời gian hành kinh kéo dài, máu kinh ra nhiều;
- Tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu;
- Đau bụng dưới, đặc biệt là khi quan hệ;
- Đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi, đầy bụng.
Bệnh lậu
Ngoài những bệnh lý trên, tiểu rắt ở nữ còn là triệu chứng của bệnh lậu. Đây là bệnh xã hội nguy hiểm, thường gặp ở chị em phụ nữ có đời sống tình dục không an toàn.
Bệnh lậu có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, viêm hậu môn, viêm họng. Vô sinh, mang thai ngoài dạ con, tăng nguy cơ mắc HIV/AIDS.
Do đó, khi có những triệu chứng sau cần đi điều trị sớm:
- Tiểu tiện đau rát, nước tiểu có lẫn mủ;
- Âm đạo, âm hộ chảy mủ;
- Khí hư màu vàng hoặc xanh, kèm mùi hôi khó chịu;
- Ngứa rát vùng kín;
- Đau ở bụng dưới, vùng hố chậu hoặc hạ vị;
- Sốt, buồn nôn trong trường hợp lây nhiễm các phần phụ.
Tiểu rắt ở nữ có nguy hiểm không?
Như đã chia sẻ ở trên, tiểu rắt có nhiều nguyên nhân gây ra. Tuy nhiên, dù là nguyên nhân gây bệnh là gì đều ảnh hưởng đến sinh hoạt, sức khỏe của người bệnh.
Theo đó, bệnh nếu để lâu có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm sau:
Ảnh hưởng đời sống tình dục:
Tiểu rắt ảnh hưởng nặng nề đến đời sống chăn gối của chị em. Bệnh khiến chị em giảm ham muốn, rất khó thăng hoa khi quan hệ.
Rối loạn giấc ngủ:
Tình trạng đái rắt không chỉ xuất hiện vào ban ngày mà còn xuất hiện vào ban đêm. Do đó, chị em sẽ phải thức dậy thường xuyên để đi tiểu tiện. Nên sẽ phải đối mặt với tình trạng rối loạn giấc ngủ.
Tình trạng này sẽ khiến chị em mệt mỏi vào sáng ngày hôm sau. Nếu để lâu, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày.
Tăng nguy cơ viêm nhiễm:
Nếu tiểu rắt là do viêm âm đạo, các tác nhân gây bệnh có thể lây lan sang các bộ phận khác. Từ đó, khiến chị em có nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Đe dọa đến sức khỏe sinh sản của chị em.
Cách trị tiểu rắt tại nhà nhanh nhất
Như vậy, tiểu rắt ảnh hưởng nặng nề đến đời sống và sức khỏe của chị em. Do đó, việc điều trị bệnh sớm là cần thiết ngay lúc này.
Khi có triệu chứng tiểu rắt, chị em nên đến các cơ sở y tế uy tín để chẩn đoán bệnh. Tùy vào từng nguyên nhân mà bác sĩ sẽ có phác đồ chữa trị phù hợp.
Trong đó, phổ biến là những phương pháp điều trị sau:
Điều trị tiểu rắt bằng thuốc Tây
Sử dụng thuốc thường áp dụng cho các trường hợp bệnh nhẹ, do viêm nhiễm gây ra. Các thuốc được chỉ định chủ yếu là thuốc kháng sinh, kháng viêm.
Nếu được bác sĩ kê thuốc chữa tiểu rắt, chị em cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ. Tránh bỏ thuốc giữa chừng hoặc tự ý tăng giảm liều. Nhằm giúp bệnh nhanh chóng được điều trị.
Điều trị bằng phẫu thuật
Nếu việc dùng thuốc không hiệu quả, trường hợp bệnh nặng thì sẽ được điều trị ngoại khoa.
Thông thường, một số bệnh cần can thiệp ngoại khoa như sỏi bàng quang, sỏi thận. Hay bệnh lý u xơ cổ tử cung, viêm lộ tuyến.
Hiện nay, hầu hết các cơ sở y tế đều áp dụng kỹ thuật nội soi để giảm biến chứng. Giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi.
Tuy nhiên, để đảm bảo thủ thuật diễn ra an toàn và hiệu quả. Chị em nên tìm đến các cơ sở y tế uy tín, có bác sĩ giỏi, cơ sở vật chất hiện đại.
Cách trị tiểu rắt tại nhà
Bên cạnh áp dụng phác đồ điều trị của bác sĩ. Chị em có thể tham khảo ý kiến bác sĩ cách trị tiểu rắt tại nhà dưới đây. Nhằm giúp việc điều trị diễn ra thuận lợi, cải thiện triệu chứng tiểu rắt.
Bí xanh
Với bí xanh, chị em gọt vỏ, giã lấy nước cốt để uống hàng ngày. Khi uống, có thể cho thêm chút muối để dễ uống hơn.
Ngoài ra, chị em có thể ăn sống bí xanh trong 10 ngày. Hoặc luộc bí ăn cả nước lẫn cái cũng có tác dụng tương tự.
Củ sắn dây
Củ sắn dây cạo vỏ, rửa sạch, thái từng miếng. Sau đó, đem phơi khô và sấy giòn, tán bộn mịn.
Mỗi ngày sử dụng 10g bột sắn dây pha với nước để uống. Sử dụng liên tục trong 10 ngày.
Bèo cái
Chuẩn bị một nắm bèo cái đã bỏ rễ, rễ gianh, lá mã đề, lá thài lài. Sau đó, đem rang vàng, để nguội.
Mỗi lần dùng, lấy một nắm to cho vào ấm sắc lấy nước uống. Khi uống có thể cho thêm một thìa đường đen.
Xem thêm: Một số bài thuốc chữa tiểu rắt (với hơn 17 loại thảo dược)
Da vàng mề gà
Chuẩn bị khoảng 20 cái da vàng mề gà. Sau đó, rang cháy, tán bột mịn.
Mỗi ngày uống 4 lần với nước sạch.
Rau mồng tơi
Rửa sạch rau mồng tơi, sau đó để ráo nước rồi đun với nước sạch. Sử dụng nước lá rau mồng tươi uống thay nước lọc hàng ngày.
Lưu ý, mồng tơi có tính lạnh nên chị em bị lạnh bụng hay tiêu chảy không nên dùng.
Phượng vĩ thảo
Chuẩn bị 30g phượng vĩ thảo, sắc cùng với 550ml nước vo gạo. Sắc đến khi còn 200ml thì tắt bếp.
Chia nước thuốc uống 2 lần trong ngày. Sử dụng liên tục từ 10 – 15 ngày.
Kim tiền thảo
Chuẩn bị các nguyên liệu sau:
- 30g kim tiền thảo;
- 15g xa tiền tử;
- Đào nhân, thanh bì mỗi vị 10g;
- 12g ngưu tất.
Cho các nguyên liệu vào nồi, sắc lấy nước uống hàng ngày.
Phòng ngừa tiểu rắt ở phụ nữ
Ngoài ra, để hỗ trợ điều trị và phòng tiểu rắt ở nữ. Chị em cũng cần lưu ý một số vấn đề sau trong sinh hoạt:
- Tập thói quen uống nhiều nước, khoảng 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày.
- Chế độ dinh dưỡng đầy đủ dưỡng chất, nên bổ sung nhiều rau củ quả tươi.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, giữ vùng kín luôn khô thoáng. Không thụt rửa âm đạo khi vệ sinh.
- Thay băng vệ sinh ít nhất 4 giờ/lần để hạn chế viêm nhiễm.
- Sử dụng quần lót rộng rãi, thoải mái, thấm hút tốt.
- Hạn chế sử dụng các sản phẩm có chất tẩy rửa mạnh.
- Không nhịn tiểu, xây dựng đời sống tình dục lành mạnh.
- Tập luyện mỗi ngày để nâng cao sức khỏe.
Trên đây là những thông tin quan trọng về chứng tiểu rắt ở nữ. Đây là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Do đó, chị em cần chủ động trong việc điều trị khi xuất hiện triệu chứng này.