Tiểu ra máu sau mổ tiền liệt tuyến nguyên nhân do đâu? Chăm sóc bệnh nhân sau mổ tiền liệt tuyến

Ngày đăng: 2024-07-11
5/5 - (1 bình chọn)

Tiểu ra máu sau mổ tiền liệt tuyến có thể là dấu hiệu bình thường, cũng có thể là dấu hiệu biến chứng nguy hiểm sau mổ. Vậy, khi nào thì tiểu ra máu sau mổ tiền liệt tuyến là bình thường? Khi nào cần gặp bác sĩ? Ths.BS Lê Đỗ Nguyên, Trưởng khoa Tiết Niệu – Nam học tại Phòng khám Đa khoa Quốc Tế Hà Nội sẽ giải đáp chi tiết qua bài viết hôm nay. 

Hiện tượng tiểu ra máu sau mổ tiền liệt tuyến 

Tiểu ra máu sau mổ tiền liệt tuyến
Tiểu ra máu sau mổ tiền liệt tuyến

Dấu hiệu bình thường 

Theo Bác sĩ Nguyên, rất nhiều bệnh nhân mổ tiền liệt tuyến xong xảy ra tình trạng nước tiểu có màu hồng do máu. Trong vòng 1 tháng sau phẫu thuật tiền liệt tuyến, việc tiểu ra máu là hoàn toàn bình thường dù bệnh nhân tuân thủ hướng dẫn chăm sóc sau phẫu thuật của bác sĩ. Nếu triệu chứng chỉ có một vài giọt máu trong nước tiểu, lượng máu ít, thỉnh thoảng mới xuất hiện và không đi kèm bất kỳ dấu hiệu nào khác. Đây có thể là dấu hiệu bình thường, bệnh nhân không cần quá lo lắng. Nguyên nhân xuất phát từ việc vết thương từ vị trí phẫu thuật chưa hồi phục hoàn toàn dẫn đến thỉnh thoảng sẽ bị chảy máu trong quá trình hồi phục.  

Biến chứng sau mổ 

Bác sĩ Nguyên nhấn mạnh, nếu bệnh nhân tiểu ra máu sau mổ tiền liệt tuyến kèm các triệu chứng bất thường sau, rất có thể đây là dấu hiệu nhiễm trùng, biến chứng sau mổ: 

  • Tiểu ra máu kèm theo tiểu buốt, tiểu rát, bí tiểu, tiểu khó kéo dài 
  • Trong nước tiểu kèm theo mủ, đau trong quá trình tiểu tiện 
  • Đau bụng dưới, đau buốt tinh hoàn 
  • Bệnh nhân mệt mỏi, sốt nhẹ đến sốt cao 
  • Tiểu không tự chủ, rối loạn cương dương, xuất tinh ngược dòng 

Nếu xuất hiện một trong những triệu chứng trên kèm theo đi tiểu ra máu sau mổ tiền liệt tuyến, nam giới tuyệt đối không chủ quan. Cần đến ngay cơ sở y tế để tìm nguyên nhân và có giải pháp kịp thời. Đây là dấu hiệu nhiễm trùng, biến chứng sau mổ tuyệt đối không thể chủ quan. 

Nguyên nhân tiểu ra máu sau mổ tiền liệt tuyến 

nguyên nhân tiểu ra máu sau mổ tiền liệt tuyến
Nguyên nhân tiểu ra máu sau mổ tiền liệt tuyến

Không tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ sau mổ tiền liệt tuyến 

Thông thường, sau phẫu thuật tiền liệt tuyến, bác sĩ sẽ đưa ra một số dặn dò sau: 

  • Không bê vác vật nặng bởi sẽ ảnh hưởng đến quá trình lành vết mổ 
  • Không hút thuốc lá trong khoảng 6 tuần sau phẫu thuật 
  • Không thể dục thể thao và các công việc nặng nhọc 
  • Không tác động lên cơ bụng 
  • Không lái xe đường dài đến khi vết thương sau mổ lành hẳn 

Nếu không tuân thủ các dặn dò trên, vết thương sau mổ tiền liệt tuyến dễ bị tác động dẫn đến chảy máu và được đào thải qua đường nước tiểu. Do đó, bệnh nhân cần tránh gia tăng áp lực ở bụng gây chảy máu sau mổ. Không được để người bệnh táo bón, ho, bơi, hắt hơi, tình dục quá mức,… 

Tác động của ống thông tiểu 

Theo bác sĩ Nguyên, chảy máu sau mổ tiền liệt tuyến có thể xuất phát từ cọ xát và tác động của ống thông tiểu, hệ thống dây câu bơm rửa hoặc bóng chèn cầm máu. Đây là hiện tượng thường gặp do hệ thống bơm rửa nên không cần quá lo lắng. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau và theo dõi nước tiểu có màu đỏ nhiều không; theo dõi chai hứng qua dẫn lưu, nếu nước rửa có màu đỏ có nghĩa là đang chảy máu. Nếu nước rửa chuyển sang màu hồng nghĩa là đã ngưng chảy máu.  

Bong bóng chèn quá trình cầm máu 

Sau khi mổ tiền liệt tuyến bằng phương pháp nội soi, bệnh nhân được dẫn lưu bằng ống thông Foley. Áp lực bong bóng của ống thông có thể khiến nước tiểu kèm cả máu. Trong trường hợp này, bệnh nhân được hạ áp lực bong bóng xuống. Bác sẽ sẽ kéo căng ông thông tiểu vào thành giường để cầm máu tại chỗ. Ngoài ra, bác sĩ cũng kê thuốc giảm đau tránh bệnh nhân bị đau đớn khó chịu do bị chèn bong bóng ở cổ bàng quang. 

Nhiễm trùng vết mổ  

Sau phẫu thuật tiền liệt tuyến, ống dẫn lưu niệu đạo được cố định ở gai chậu trước trên. Bệnh nhân nằm sai tư thế, có dị vật đè lên dây,… có thể gây tắc dòng chảy. Tắc dòng tẩy dẫn đến nguy cơ nước tiểu tràn lên thành bụng, thấm qua vết mổ và nhiễm trùng vết mổ gây nước tiểu có cả máu sau mổ. 

Biến chứng sau mổ do tác dụng phụ của phương pháp điều trị 

Tiểu ra máu sau mổ tiền liệt tuyến có thể là dấu hiệu của biến chứng sau phẫu thuật. Mặc dù các phương pháp phẫu thuật tiền liệt tuyến hiện nay ngày càng hiện đại, có nhiều ưu điểm so với phương pháp truyền thống. Tỉ lệ biến chứng sau mổ rất thấp, nhưng không thể loại bỏ hoàn toàn khả năng này. Tùy thuộc vào từng phương pháp, triệu chứng biến chứng sau phẫu thuật sẽ có sự khác nhau. 

 Ngoài tiểu ra máu, bệnh nhân còn có thể xuất hiện máu trong tinh dịch, tăng tần suất tiểu tiện, nhiễm trùng đường tiểu, bí tiểu,… Nếu các triệu chứng trên cải thiện và giảm dần trong 3 tuần sau phẫu thuật thì bệnh nhân không cần lo lắng. Nếu kéo dài hơn 3 tuần, bạn cần trao đổi với bác sĩ. 

Cách chăm sóc bệnh nhân sau mổ tiền liệt tuyến để không bị tiểu ra máu 

Cách chăm sóc bệnh nhân sau m ổ ti ề n li ệ t tuy ế nCách chăm sóc bệnh nhân sau m ổ ti ề n li ệ t tuy ế n
Cách chăm sóc bệnh nhân sau mổ tiền liệt tuyến

Bác sĩ Nguyên khẳng định, phẫu thuật tiền liệt tuyến lành tính được xếp vào ca mổ có độ an toàn cao và tỷ lệ biến chứng rất thấp. Do đó, quý ông không cần quá lo lắng và sợ hãi, giữ tâm lý thoải mái để quá trình phẫu thuật diễn ra thuận lợi nhất. 

Để phòng tránh những biến chứng không đáng có, trong đó có tiểu ra máu sau mổ tiền liệt tuyến, bệnh nhân cần: 

  • Tái khám định kỳ đầy đủ vì bệnh hoàn toàn có thể chuyển thành ác tính. 
  • Nếu có dấu hiệu hẹp niệu đạo, cần đến bệnh viện để nong niệu đạo định kỳ. 
  • Bệnh nhân cần uống nhiều nước để quá trình bài tiết diễn ra đúng chu kỳ, tuần hoàn đầy đủ. Hạn chế tình trạng vi khuẩn tích tụ tại hệ tiết niệu gây nhiễm trùng đường tiểu. 
  • Tuyệt đối không nhịn tiểu. Cho bệnh nhân ngồi hoặc nằm gần nhà vệ sinh. 
  • Nếu bệnh nhân cần đặt ống thông tiểu, về nhà cần cột ống thông 2h/lần. Người bệnh không được tự ý rút ống thông tiểu. Khi có dấu hiệu nghẽn ống thông, cần đến bệnh viện để thay ống khác. 
  • Vệ sinh vùng sinh dục và cơ thể sạch sẽ, nhẹ nhàng tránh vi khuẩn xâm nhập. 
  • Hạn chế ăn đồ nhiều muối, đồ cay nóng và chiên rán. Thay vào đó, nên ăn nhiều chất xơ và thức ăn giàu vitamin, khoáng chất, đạm,… 
  • Kiêng quan hệ tình dục mạnh sau khi phẫu thuật. Nếu tiểu khó không thành tia, tiểu buốt, tiểu rắt, cần đến khám bác sĩ sớm. 
  • Theo dõi màu sắc của nước tiểu xem có máu không, nước tiểu có nhiều quá không, tính chất nước tiểu có bất thường không? Nếu có, cần thông báo với bác sĩ chi tiết triệu chứng. 
  • Bệnh nhân tuyệt đối không làm việc và vận động nặng. Đặc biệt là tác động gây căng tức ở tiền liệt tuyến và bàng quang. 

Tiểu ra máu sau mổ tiền liệt tuyến có thể là dấu hiệu bất thường cảnh báo một số biểu hiện bất thường sau phẫu thuật. Mặt khác, đây cũng có thể là dấu hiệu tạm thời và cải thiện sau một thời gian. Do đó, nếu không may gặp phải tình trạng này, bệnh nhân cần bình tĩnh, thông báo chi tiết tình hình với bác sĩ để có hướng xử lý kịp thời.Hy vọng qua bài viết hôm nay, bệnh nhân đã nắm được thông tin cơ bản về hiện tượng tiểu ra máu sau mổ tiền liệt tuyến. Nếu còn bất ký cầu hỏi nào hãy liên hệ ngay với Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Hà Nội qua livechat  hoặc hotine 0947209728  để được hỗ trợ 24/7.

BacsiNguyen

"Tác giả"BacsiNguyen

Tiến sĩ – Bác sĩ Lê Đỗ Nguyên được nhiều bệnh nhân đánh giá là một bác sĩ chữa Nam khoa – Ngoại tiết niệu giỏi tại Hà Nội không chỉ bởi năng lực, kinh nghiệm mà còn là thái độ làm việc tận tâm và giàu lòng y đức. Trong hơn 30 năm công tác, bằng kiến thức uyên thâm và kinh nghiệm dày dặn, bác sĩ đã thăm khám, điều trị thành công cho hàng nghìn bệnh nhân mắc bệnh nam khoa, bệnh lý đường tiết niệu và vô sinh – hiếm muộn.

Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người

Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất

map phòng khám đa khoa quốc tế Hà Nội