Top 3 loại thuốc trị sùi mào gà tốt nhất bạn nên biết
Dùng thuốc là một trong những phương pháp điều trị sùi mào gà phổ biến. Vậy có những loại thuốc trị sùi mào gà nào thường dùng. Cần lưu ý gì khi dùng thuốc chữa sùi mào gà? Nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ cụ thể về thuốc chữa sùi mào. Cùng theo dõi nhé!
Sùi mào gà là bệnh xã hội do virus HPV gây ra với triệu chứng đặc trưng là xuất hiện các nốt mụn sùi. Ban đầu, chúng có kích thước nhỏ, mọc rải rác và to dần lên nếu không được can thiệp sớm. Người bệnh mắc sùi mào gà có nguy cơ cao mắc ung thư khi nhiễm virus HPV type 16, 18. Do đó, cần điều trị sớm ngay khi bệnh mới khởi phát. Ở giai đoạn đầu, người bệnh có thể dùng thuốc sùi mào gà ở lưỡi hay một vài vị trí khác.
Mục lục:
Nguyên tắc khi điều trị sùi mào gà
Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị sùi mào gà như dùng thuốc, đốt laser, đốt điện. Bác sĩ sẽ căn cứ vào dựa trên tình trạng sức khỏe, mức độ tổn thương và các yếu tố khác của bệnh nhân để đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.
Việc điều trị bệnh sùi mào gà cần tuân thủ theo nguyên tắc:
- Loại bỏ các sang thương và thương tổn tiền ung thư liên quan đến virus HPV.
- Đồng thời, kiểm soát nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác để tránh bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
- Mặt khác, cần phải điều trị cùng lúc cho cả bạn tình và người bệnh để ngăn ngừa tái nhiễm sùi mào gà.
Thuốc trị sùi mào gà ở nữ và nam giới giai đoạn đầu
Sùi mào gà ở giai đoạn đầu, mới khởi phát, các nốt sùi có kích thước nhỏ, số lượng ít có thể dùng thuốc để loại bỏ các nốt mụn sùi.
Dùng thuốc Tây y để chữa sùi mào gà
Thuốc Tây y là loại thuốc chữa sùi mào gà giai đoạn đầu thường được sử dụng. Thuốc có thể ở dạng bôi hoặc dạng uống. Ở một số trường hợp, người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định điều trị kết hợp hai dạng để nâng cao hiệu quả chữa bệnh.
Thuốc uống trị sùi mào gà hay thuốc bôi sùi mào gà đều là những loại thuốc đặc hiệu, có tác dụng kích thích hệ thống miễn dịch, hỗ trợ làm chậm lại quá trình phát triển của virus, đồng thời, loại bỏ nhanh các nốt mụn sùi.
Tuy nhiên, người bệnh cũng cần lưu ý, tuyệt đối không được dùng thuốc chữa bệnh sùi mào gà tại nhà khi chưa có sự chỉ định kê đơn của bác sĩ. Bởi thuốc chữa sùi mào gà có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn nếu sử dụng không đúng. Chẳng hạn như, thuốc uống trị sùi mào gà ở miệng có thể gây phát ban, dị ứng. Còn thuốc bôi trị sùi mào gà có thể gây bỏng rát, bong tróc da, lở loét vết thương, khiến người bệnh cảm thấy đau rát, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Ngoài ra, dùng thuốc trị sùi mào gà ở lưỡi hay những vị trí khác như âm đạo, cổ tử cung sẽ được bác sĩ cân nhắc kỹ hơn so với vị trí khác. Bởi đây đều là những vị trí nhạy cảm, ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt cũng như khả năng sinh sản về sau của nữ giới.
Và hiệu quả điều trị sùi mào gà bằng thuốc Tây y ở mỗi người sẽ có sự khác biệt, tùy thuộc vào từng trình trạng, mức độ đáp ứng thuốc. Trường hợp các nốt mụn sùi có kích thước lớn thì việc dùng thuốc gần như là không có hiệu quả. Lúc này, biện pháp tối ưu là can thiệp ngoại khoa.
Dùng thuốc Đông y chữa sùi mào gà
Bên cạnh thuốc Tây y, dùng thuốc Đông y chữa sùi mào gà cũng là phương pháp được nhiều người bệnh áp dụng.
Theo Đông y, sùi mào gà là biểu hiện của chứng “táo hậu”, hình thành do vệ sinh vùng kín không đảm bảo, gây thấp nhiệt ứ tại bì. Thời gian dài khiến cho niêm mạc hư tổn và phát bệnh.
Với những thành phần dược liệu có nguồn gốc tự nhiên, các bài thuốc Đông y chữa sùi mào gà được đánh giá là an toàn, ít gây tác dụng phụ không mong muốn.
Từ lâu, thuốc Đông y trong điều trị bệnh đều chú trọng đến việc chữa bệnh từ gốc rễ và tăng cường sức đề kháng. Do đó, dùng thuốc Đông y không chỉ hỗ trợ điều trị bệnh sùi mào gà mà còn tác dụng ngăn ngừa bệnh tái phát. Nên ở một số trường hợp, người bệnh sau khi được điều trị bằng y học hiện đại còn được bác sĩ kê thêm thuốc Đông y để phòng ngừa tái phát.
Tuy nhiên, hiệu quả của thuốc Đông y chậm, cần thời gian để hoạt chất trong thảo dược thẩm thấu sâu vào trong cơ thể và phát huy tác dụng. Vì thế, khi dùng thuốc Đông y chữa sùi mào gà đòi hỏi sự kiên trì của người bệnh.
Ngoài ra, thuốc Đông y chữa sùi mào gà chỉ thường được áp dụng cho trường hợp bệnh nhẹ. Với bệnh ở giai đoạn nặng, nốt sùi lớn, số lượng nhiều thì thuốc Đông y chỉ có khả năng hỗ trợ điều trị và cải thiện triệu chứng.
Dùng thuốc Nam chữa sùi mào gà
Dùng thuốc Nam cũng là phương pháp được nhiều người áp dụng nhằm loại bỏ các nốt mụn sùi mào gà.
Cũng giống như thuốc Đông y, thành phần của thuốc Nam là các thảo dược có nguồn gốc tự nhiên nên lành tính với sức khỏe của người bệnh, ít gây ra tác dụng phụ.
Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc Nam để chữa sùi mào gà không thể điều trị dứt điểm nguyên nhân gây bệnh. Điều trị ban đầu có thể khiến các nốt sùi khô và rụng dần. Nhưng thời gian sau, chúng sẽ nhanh chóng tái phát, thậm chí có nguy cơ chuyển biến nặng.
Một số bài thuốc Nam chữa sùi mào gà được sử dụng phổ biến là dùng lá trầu không, dùng tỏi, dùng địa phu tử,…
Những lưu ý khi dùng thuốc điều trị sùi mào gà tại nhà
Dùng thuốc chữa bệnh sùi mào gà ở lưỡi hay bất cứ vị trí nào trên cơ thể, người bệnh nên lưu ý một vài điều dưới đây:
- Dùng thuốc khi có sự chỉ định, kê đơn của bác sĩ
- Tuân theo nguyên tắc “ dùng đúng thuốc – đúng liều lượng – đúng thời gian sử dụng”.
- Trường hợp dùng thuốc bôi thì nên vệ sinh sạch tay cũng như khu vực cần bôi thuốc
- Sau khi dùng thuốc không nhận thấy sự cải thiện thì nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa đề tìm ra giải pháp tối ưu
- Không quan hệ tình dục khi đang điều trị nhằm tránh lây nhiễm sang cho bạn tình. Sau điều trị khỏi thì nên quan hệ an toàn, chung thủy với bạn tình.
Trên đây là những thông tin về thuốc trị sùi mào gà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với bạn. Nếu bạn còn băn khoăn, thắc mắc liên quan đến bệnh sùi mào gà, thuốc trị sùi mào gà, liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline để được hỗ trợ giải đáp!