Teo tinh hoàn là bệnh gì? Những thông tin nam giới cần biết

Ngày đăng: 2023-09-23
5/5 - (6 bình chọn)

Tinh hoàn là cơ quan sinh dục đảm nhận vai trò sản xuất và lưu trữ tinh trùng. Vì thế, những bất thường ở tinh hoàn, ví dụ như teo tinh hoàn đều có khả năng gây ảnh hưởng tới chất lượng tinh trùng, kéo theo khả năng thụ thai cũng bị ảnh hưởng. Được sự tham vấn chuyên môn của bác sĩ Đặng Tuấn Trình, chuyên khoa Nam học – Ngoại Tiết niệu, nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp các thông tin về tình trạng teo tinh hoàn. Từ đó, nam giới có thể nhận biết sớm, điều trị kịp thời và có biện pháp ngăn ngừa.

Teo tinh hoàn là thế nào?

Tinh hoàn là một cơ quan trong hệ thống sinh dục của nam giới, được bao bọc bởi bìu. Bìu có tác dụng cân bằng nhiệt độ xung quanh tinh hoàn bằng cách co lại khi nhiệt độ xung quan lạnh và nở ra khi nhiệt độ tăng cao. Sự co giãn này khiến cho đôi khi nam giới cảm nhận được tinh hoàn lớn hơn hoặc to hơn so với bình thường.

Tuy nhiên, teo tinh hoàn là thuật ngữ dùng để đề cập đến sự co rút trong tinh hoàn chứ không phải do sự đáp ứng với nhiệt độ của bìu. Điều này có thể là do một số nguyên nhân, bao gồm chấn thương, bệnh nền hoặc tiếp xúc với một số hóa chất. 

Teo tinh hoàn có thể xảy ra ở 1 bên hoặc cả hai bên tinh hoàn. Tình trạng này có thể làm giảm số lượng tinh trùng và hàm lượng hormone Testosterone trong cơ thể.

Teo tinh hoàn là bệnh gì?
Teo tinh hoàn là bệnh gì?

 

Nguyên nhân teo tinh hoàn ở nam giới

Theo bác sĩ Nam học – Ngoại tiết niệu Đặng Tuấn Trình cho biết, có nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng teo tinh hoàn. Việc xác định chính xác nguyên nhân sẽ làm tăng hiệu quả điều trị bệnh. Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu khiến nam giới bị teo tinh hoàn

Viêm tinh hoàn

Nguyên nhân gây teo tinh hoàn đầu tiên phải kể đến chính là do bệnh viêm tinh hoàn. Triệu chứng ban đầu của bệnh là tinh hoàn sưng to, gây đau nhức. Nhưng về lâu dài tinh hoàn có thể sẽ bị teo lại. Hai tác nhân khiến nam giới bị viêm tinh hoàn, dẫn tới teo tinh hoàn phải kể đến:

  • Virus gây quai bị

Có đến 20 -25% trường hợp mắc viêm tinh hoàn do nhiễm virus quai bị. Và có đến 60% trường hợp nam giới bị teo tinh hoàn ở ít nhất 1 bên. Sau khi virus quai bị xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh từ 4 – 7 ngày, tình trạng viêm tinh hoàn sẽ xuất hiện. Theo nghiên cứu, đa phần trường hợp nam giới mắc quai bị sau tuổi dậy thì đều bị teo tinh hoàn.

  • Vi khuẩn

Vi khuẩn gây viêm tinh hoàn chủ yếu thuộc nhóm gây ra các bệnh lây truyền qua đường tình dục, điển hình là bệnh Chlamydia, lậu, HIV/AIDS. Chúng xâm nhập vào phần ống cuộn kết nối với mào tinh, ống dẫn tinh và đi đến tinh hoàn rồi gây viêm. Một số trường hợp viêm tinh hoàn được ghi nhận là do nhiễm trùng đường tiết niệu hay đặt ống thông tiểu. Vi khuẩn sẽ từ đường tiết niệu di chuyển đến ống dẫn tinh, mào tinh khiến cho tinh hoàn bị viêm.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh

Giãn tĩnh mạch thừng tinh cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng teo tinh hoàn ở nam giới. Có không ít trường hợp nam giới bị giãn tĩnh mạch thừng tinh khiến thể tích tinh hoàn bị giảm, dẫn tới teo tinh hoàn. Cơ chế gây teo tinh hoàn do giãn tĩnh mạch thừng tinh vẫn đang được nghiên cứu.

Sử dụng nhiều rượu trong thời gian dài

Một nguyên nhân khác khiến tinh hoàn teo nhỏ là do nam giới sử dụng rượu nhiều và trong thời gian dài. Rượu có thể gây teo tinh hoàn trực tiếp hoặc gián tiếp. 

  • Tác động trực tiếp

Rượu sau khi được hấp thụ vào cơ thể phải trải qua quá trình chuyển hóa. Sản phẩm phụ được sinh ra có khả năng gây tổn thương mô tinh hoàn, màng tinh hoàn, tế bào mầm tinh hoàn… Thêm vào đó, sự oxy hóa của các enzym còn ngăn chặn quá trình trao đổi chất, khiến các tế bào bị tổn thương không có khả năng phục hồi. Dẫn tới tinh hoàn bị teo nhỏ.

  • Tác động gián tiếp

Các chất oxy hóa được tạo ra trong quá trình chuyển hóa rượu (ROS) có thể gây ức chế việc sản xuất nội tiết tố nam Testosterone. Do đó, việc dùng rượu trong thời gian dài sẽ khiến hàm lượng Testosterone thấp. Chất tự nhiên Opioid tăng cao sẽ làm giảm nồng độ hormone vùng dưới đồi và tuyến yên; ảnh hưởng xấu đến tế bào Leydig, khu vực chịu trách nhiệm sản xuất hormone nội tiết tố nam. Khi nồng độ nội tiết tố nam Testosterone thấp, dễ bị teo tinh hoàn 1 bên hoặc teo tinh hoàn 2 bên

Mất cân bằng hormone

Tình trạng teo tinh hoàn ở nam giới cũng có thể là do mất cân bằng hormone. Một số nguyên nhân dẫn tới mất cân bằng hormone, suy giảm Testosterone gồm có:

  • Tác dụng phụ của liệu pháp thay thế Testosterone: Testosterone ngoại sinh có thể làm ngừng sản xuất hormone gonadotropin (GnRH). Nếu GnRH không được sản sinh, tuyến yên cũng sẽ ngừng sản xuất hormone Luteinizing (LH). Không có LH tác động thì tinh hoàn sẽ ngừng sản xuất Testosterone, và dẫn tới teo tinh hoàn.
  • Sử dụng steroid đồng hóa hoặc hoặc các thực phẩm bổ sung estrogen: Cơ chế tác động của các chất này cũng tương tự với liệu pháp thay thế Testosterone. Vì thế mà nó cũng có khả năng làm teo tinh hoàn.

Xoắn tinh hoàn

Tinh hoàn bị xoắn
Tinh hoàn bị xoắn

Xoắn tinh hoàn xảy ra khi tinh hoàn tự động xoay quang trục khiến thừng tinh bị xoắn lại. Sự xoắn của thừng tinh làm cản trở dòng máu đến nuôi dưỡng tinh hoàn, dẫn tới nam giới cảm thấy sưng đau tinh hoàn. Tình trạng này nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây tổn thương vĩnh viễn ở tinh hoàn, gây teo thậm chị phải cắt bỏ.

 

Ung thư tinh hoàn

Ung thư tinh hoàn
Ung thư tinh hoàn

Ung thư tinh hoàn là bệnh khá hiếm gặp nhưng lại là bệnh lý ác tính nhất ảnh hưởng đến nam giới từ độ tuổi 15-35 tuổi. Ung thư tinh hoàn xảy ra khi tế bào ở tinh hoàn tăng trưởng bất thường, vượt khỏi tầm kiểm soát của cơ thể, hình thành nên khối u tinh hoàn. Trong một số trường hợp, ung thư tinh hoàn có thể gây teo tinh hoàn. Ung thư tinh hoàn có tiên lượng điều trị tốt nếu được phát hiện và điều trị sớm.

Dấu hiệu teo tinh hoàn cần nắm rõ

Triệu chứng teo tinh hoàn thường được nhận biết là tình trạng co rút một bên hoặc cả hai bên tinh hoàn. Ngoài ra, tùy vào độ tuổi mà bệnh nhân còn có một số triệu chứng khác đi kèm:

  • Trước tuổi dậy thì: Nam giới khi chưa dậy thì ngoài tình trạng co rút tinh hoàn, các đặc điểm sinh dục như lông mu, râu, dương vật thường kém phát triển. Râu không mọc, hoặc mọc ít, gần như là không có. Lông mu không phát triển. Dương vật có kích thước lớn hơn bình thường.
  • Sau tuổi dậy thì: Thông thường kích thước trung bình của tinh hoàn là 4 – 5 cm và nặng khoảng 20g. Sau tuổi dậy thì khi sờ nắn phát hiện tinh hoàn teo nhỏ hơn so với bình thường, không thấy căng. Ngoài ra nam giới bị suy giảm ham muốn tình dục; khối lượng cơ bắp giảm; lông mặt, lông mu ít.

Việc theo dõi, phát hiện sớm các dấu hiệu teo tinh hoàn là rất cần thiết. Nó không chỉ giúp rút ngắn thời gian điều trị mà còn làm cho quá trình phục hồi diễn ra tốt hơn. 

bệnh nhân nam bị teo tinh hoàn
Bệnh nhân nam bị teo tinh hoàn

 

Teo tinh hoàn nguy hiểm như thế nào?

Teo tinh hoàn là bệnh lý nguy hiểm gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe sinh sản và chức năng sinh lý của nam giới.

  • Ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản

Tinh hoàn là cơ quan trong hệ thống sinh dục của nam giới, có nhiệm vụ sản xuất và lưu trữ tinh trùng. Vì thế, khi nam giới bị teo tinh hoàn, sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh tinh. Tinh trùng của người đàn ông sẽ không đảm bảo cả về số lượng lẫn chất lượng. Chất lượng tinh trùng kém sẽ khó có thể vượt qua chướng ngại để có thể gặp trứng và tiến hành thụ thai. Hậu quả phái mạnh đối mặt với nguy cơ vô sinh – hiếm muộn.

  • Ảnh hưởng tới chức năng sinh lý nam

Không chỉ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản, tình trạng teo tinh hoàn cũng tác động tới chức năng sinh lý nam. Ngoài việc sản xuất tinh trùng, tinh hoàn còn đóng vai trò sản xuất hormone nội tiết tố nam – Testosterone. Đây là loại hormone cần thiết và quan trọng đối với nam giới, chịu trách nhiệm cho ham muốn tình dục, sự phát triển cho khối cơ bắp.

nam giới bị teo tinh hoàn
Nam giới bị teo tinh hoàn

Nên khi tinh hoàn bị teo, quá trình sản xuất Testosterone bị cản trở. Nồng độ Testosterone trong cơ thể thấp kéo theo đó là ham muốn tình dục của phái mạnh giảm. Dẫn tới, người đàn ông không còn hứng thú đến việc chăn gối, làm ảnh hưởng lớn đến đời sống hôn nhân. 

 

Teo tinh hoàn có chữa được không?

Tinh hoàn bị teo có thể chữa được nếu như phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Vì thế, khi nhận thấy dấu hiệu cảnh báo teo tinh hoàn, nam giới hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt. Thời điểm phát hiện bệnh có vai trò quyết định đối với việc điều trị.

Tại các cơ sở y tế, bác sĩ sẽ chẩn đoán teo tinh hoàn thông qua việc thăm khám, kiểm tra cơ quan sinh dục, kết quả xét nghiệm:

  • Thăm khám: Bác sĩ sẽ hỏi bạn về thói quen sinh hoạt tình dục và lối sống, tiền sử mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, quai bị,…
  • Kiểm tra cơ quan sinh dục: Bác sĩ sẽ kiểm tra kích thước, cấu trúc và độ cứng của tinh hoàn
  • Xét nghiệm: Bác sĩ có thể chỉ định nam giới thực hiện một số xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm công thức máu, xét nghiệm nội tiết…

Sau khi có kết quả chẩn đoán, tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ của bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị thích hợp:

  • Trường hợp teo tinh hoàn do nhiễm trùng hoặc do nội tiết thì bác sĩ có thể sẽ kê thuốc nhằm tiêu diệt tác nhân gây bệnh, cải thiện triệu chứng (do nhiễm trùng), hoặc cân bằng nội tiết tố, điều chỉnh trục hạ đồi – tuyến yên – sinh dục (do nội tiết).
  • Trường hợp teo tinh hoàn do xoắn tinh hoàn hay giãn tĩnh mạch thừng tinh, bác sĩ có chỉ định làm phẫu thuật.

Bên cạnh điều trị theo phác đồ của bác sĩ, người bệnh cũng cần quan tâm tới chế độ sinh hoạt nhằm nâng cao hiệu quả điều trị:

  • Thay đổi lối sống, xây dựng lối sống lành mạnh.
  • Ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý
  • Hạn chế sử dụng chất kích thích, đồ uống có cồn như bia, rượu…
  • Tập thể dục, thể thao thường xuyên để cải thiện sức khỏe, nâng cao sức đề kháng, tăng cường lưu thông máu đến vùng sinh dục.
  • Không nên đứng hoặc ngồi quá lâu một chỗ
Hình ảnh so sánh tinh hoàn bị teo và tinh hoàn bình thường
Hình ảnh so sánh tinh hoàn bị teo và tinh hoàn bình thường

 

Các biện pháp phòng ngừa teo tinh hoàn

Như đã chia sẻ ở trên teo tình hoàn gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng sinh lý và sức khỏe sinh sản. Vì vậy, việc thực hiện các biện pháp phòng tránh là vô cùng cần thiết. Để ngăn ngừa teo tinh hoàn, nam giới có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây:

  • Tiêm vắc xin phòng ngừa quai bị để phòng ngừa bệnh quai bị – nguyên nhân thường gặp gây ra tình trạng teo tinh hoàn
  • Quan hệ tình dục an toàn, chung thủy với bạn tình để tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục
  • Hạn chế tối đa sử dụng rượu hay đồ uống có cồn vì đây là nguyên nhân khiến nam giới bị teo tinh hoàn
  • Bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết, để tăng cường sản xuất Testosterone
  • Tập thể dục, thể thao hàng ngày để tăng cường sức khỏe, cải thiện lưu thông máu, đồng thời hỗ trợ sản sinh hormone nội tiết tố
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm bệnh lý ở cơ quan sinh dục
Bệnh nhân nam đang được bác sĩ tư vấn nam khoa
Bệnh nhân nam đang được bác sĩ tư vấn nam khoa

 

Một số câu hỏi liên quan đến teo tinh hoàn

Bị teo tinh hoàn có con được không?

Với câu hỏi teo tinh hoàn có con được không, bác sĩ chuyên khoa cho biết, nam giới bị teo tinh hoàn vẫn có thể có con. Tuy nhiên, khả năng có con sẽ thấp hơn so với những người đàn ông khỏe mạnh, không mắc bệnh lý ở cơ quan sinh dục. Ngoài ra, khả năng có con của nam giới cũng phụ thuộc vào mức độ teo tinh hoàn.

Teo một bên tinh hoàn có sinh con được không?

Teo một bên tinh hoàn nhưng tinh hoàn bên còn lại vẫn hoạt động bình thường, vẫn sản sinh tinh trùng, chất lượng tinh trùng vẫn đảm bảo thì nam giới hoàn toàn có thể có con. Để chắc chắn hơn, nam giới nên đến cơ sở y tế để làm kiểm tra, xét nghiệm. Các bác sĩ cũng khuyến cáo rằng những trường hợp bị teo tinh hoàn một bên thì cần điều trị kịp thời để tránh gây ảnh hưởng xấu đến bên còn lại, giảm nguy cơ teo cả hai bên tinh hoàn, giảm nguy cơ vô sinh – hiếm muộn.

Teo tinh hoàn có tinh trùng không?

Teo tinh hoàn gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất tinh trùng. Nam giới bị teo tinh hoàn vẫn có thể có tinh trùng, thế nhưng số lượng tinh trùng bị ít hơn và chất lượng tinh trùng cũng không được đảm bảo, dễ bị dị tật. Thậm chí trường hợp nặng nam giới bị teo tinh hoàn không có tinh trùng. Để biết chính xác teo tinh hoàn có tinh trùng không, nam giới cần phải tiến hành làm xét nghiệm tinh dịch đồ.

Trên đây là những thông tin về teo tinh hoàn mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng qua những chia sẻ trên đây, nam giới có thể nắm rõ, hiểu hơn về tình trạng này vào có thể phát hiện sớm khi có triệu chứng. Nếu bạn còn băn khoăn, thắc mắc liên quan đến teo tinh hoàn, hãy ấn [TƯ VẤN TRỰC TUYẾN] bên dưới để được giải đáp nhanh nhất.

Nguyễn Văn Sướng

"Tác giả"Nguyễn Văn Sướng

Bác sĩ nam khoa và tiết niệu hơn 30 năm kinh nghiệm trong nghề với hàng nghìn bệnh nhân đã từng điều trị khỏi bệnh.

Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người

Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất

map phòng khám đa khoa quốc tế Hà Nội