Tắc kinh nguyệt là gì? Nguyên nhân và Cách điều trị
Mọi dấu hiệu bất thường xảy ra trong chu kỳ kinh nguyệt đều được coi là vấn đề nguy hại đối với sức khỏe sinh sản nữ giới. Và hiện tượng tắc kinh nguyệt cũng không phải là ngoại lệ. Trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân khiến nữ giới bị tắc kinh, trong đó nguy hại nhất là những nguyên nhân từ các bệnh lý ở cơ quan sinh dục.
Để ngăn chặn các biến chứng nguy hại do hiện tượng tắc kinh gây ra. Dưới đây các chuyên gia Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội sẽ giúp các chị em giải đáp những thắc mắc như: Tắc kinh nguyệt là gì? Nguyên nhân tại sao nữ giới bị tắc kinh? Tắc kinh nguyệt nguy hiểm không? Cách điều trị tắc kinh như thế nào?…
Mục lục:
Tắc kinh nguyệt là gì?
Tắc kinh nguyệt là một hiện tượng bất thường phổ biến ở nữ giới, với nhiều độ tuổi. Tùy theo từng nguyên nhân mà thời gian tắc kinh sẽ khác nhau. Chị em có thể tắc kinh 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng hay thậm chí chu kỳ bỗng dưng biến mất hoàn toàn không rõ lý do.
Ngoài ra, bạn cũng có thể hiểu đơn giản tắc kinh là tình trạng máu kinh quá ít, chỉ lấm tấm vài giọt, thậm chí không đủ để thấm ra băng vệ sinh.
Xét một cách đại thể, tắc kinh thuộc vào nhóm bệnh lý kinh nguyệt không đều. Còn nếu phân loại chi tiết hơn thì chúng gồm 2 loại:
- Tắc kinh nguyên phát : là tình trạng nữ giới trong và qua tuổi dậy thì mà vẫn chưa hành kinh lần nào
- Tắc kinh thứ phát : là kinh nguyệt vốn đang lặp lại hàng tháng thì đột ngột không còn nữa. Tình trạng này khá dễ nhầm lẫn với vô kinh.
Kinh nguyệt bị tắc có triệu chứng như thế nào?
Thời gian không thấy kinh nguyệt là dấu hiệu tắc kinh điển hình nhất. Nhưng tình trạng này vẫn có thêm một số biểu hiện khác để chị em nhận biết như:
- Ham muốn tình dục suy giảm.
- Ngực nhỏ đi, teo lại thấy rõ.
- Rụng lông, đặc biệt là lông mu và lông nách.
- Tâm trạng thay đổi thất thường, không ổn định, rất dễ nổi nóng.
- Cơ thể mệt mỏi, chán ăn.
- Trên da xuất hiện nhiều vết nám, sạm và khô hơn.
Bên cạnh đó, tùy theo từng nguyên nhân cụ thể mà tình trạng tắc kinh nguyệt sẽ có thêm các triệu chứng khác.
Nguyên nhân tắc kinh là gì?
Nguyên nhân tắc kinh rất phong phú. Vì thế mà kinh nguyệt bị tắc có thể xuất hiện ở bất cứ nữ giới nào. Để tiện cho việc điều trị, phần nguyên nhân được chia thành 2 loai, sinh lý và bệnh lý.
Nguyên nhân tắc kinh sinh lý
Sự liên quan của kinh nguyệt tới tâm lý là điều đã được khẳng định. Do đó, tâm lý bất ổn, nữ giới sống trong căng thẳng, mệt mỏi sẽ có nguy cơ bị tắc kinh nguyệt cao hơn.
Bên cạnh đó, việc sử dụng một số chất kích thích hay tác dụng phụ của thuốc cũng được coi là nguyên nhân khiến kinh nguyệt bị tắc.
Nguyên nhân tắc kinh theo bệnh lý
Các bệnh lý tại hệ thống sinh sản của nữ giới thường ảnh hưởng trực tiếp tới chu kỳ kinh. Vì thế, tắc kinh nguyệt hoàn toàn có thể bắt nguồn từ:
Đa nang buồng trứng
Các nang trong buồng trứng phát triển qua mức nhưng lại không thể phóng noãn sẽ gây ảnh hưởng tới kinh nguyệt. Rất nhiều nữ giới đã bị thưa kinh, tắc kinh do bệnh lý này.
Viêm tắc ống dẫn trứng
Tắc kinh có thể xuất phát do ông dẫn trứng bị viêm tắc. Lúc này, ống dẫn trứng bị các tác nhân gây bệnh tấn công. Hoạt động bị ảnh hưởng và chu kỳ kinh nguyệt cũng bị thay đổi, dẫn tới tắc nghẽn.
Viêm lộ tuyến cổ tử cung
Việc các tế bào tuyến nằm bên trong cổ tử cung xâm lấn, phát triển quá mức ra bên ngoài cũng sẽ ảnh hưởng tới kinh nguyệt. Đó có thể là các tình trạng tắc kinh, rong kinh…
U xơ cổ tử cung
Tùy theo từng mức độ bệnh mà u xơ cổ tử cung cũng sẽ gây tắc kinh. Sự xuất hiện của khối u là nguyên nhân dẫn tới tình trạng này.
Ung thư
Một số bệnh lý ung thư tại vùng kín sẽ được biểu hiện bằng tình trạng kinh nguyệt bị tắc. Cụ thể như ung thư âm đạo, ung thư cổ tử cung…
Rối loạn hoạt động tuyến giáp
Kinh nguyệt chịu ảnh hưởng của nội tiết mà tuyến giáp lại quyết định khá nhiều tới hệ này. Do đó, khi tuyến giáp bị rối loạn, rất có thể sẽ gây ra tình trạng tắc kinh ở nữ giới.
Mang thai ngoài tử cung
Nữ giới mang thai sẽ bị chậm kinh. Nhưng tắc kinh lại có thể do mang thai ngoài tử cung gây ra. Dù rằng nguyên nhân này khá hiếm gặp.
Hội chứng Turner
Đây là nguyên nhân gây tắc kinh nguyên pháp ở nữ giới khi dậy thì. Hội chứng này được điển hình bằng các biểu hiện sau:
- Cơ quan sinh dục nữ không phát triển.
- Hai núm vú cách xa nhau.
- Buồng trứng bé, không phát triển nên không có kinh nguyệt.
Rối loạn nội tiết tố
Nội tiết tố nữ không ổn định, thay đổi thất thường sẽ khiến hoạt động phóng noãn của buồng trứng bị rối loạn. Điều này dẫn tới một loạt các thay đổi của kinh nguyệt như chậm hoặc tắc kinh.
Song song với đó, chị em cũng sẽ thấy tăng cân, tâm trạng thay đổi liên tục, thất thường khó báo trước.
Cách chữa tắc kinh nguyệt
Kinh nguyệt bị tắc gây nhiều ảnh hưởng tới nữ giới, cả về trước mắt lẫn lâu dài. Do đó, khi bị tắc kinh, chị em nên nghĩ tới việc điều trị càng sớm càng tốt. Vậy chữa tắc kinh như thế nào?
Chữa tắc kinh nguyệt tại nhà
Ở một số trường hợp, kinh nguyệt bị tắc có thể được điều trị tại nhà với một số bài thuốc sau:
Kinh nguyệt hết tắc nhờ cây ích mẫu
Trong Đông y, cây ích mẫu có khả năng điều kinh hiệu quả. Nó giúp tăng cho hoạt động của tử cung được ổn định. Theo đó, để điều trị tắc kinh bằng cây ích mẫu, chị nên thực hiện như sau:
- Ích mẫu vừa đủ nấu thành cao.
- Trộn cao với đường đỏ và dùng để uống hằng ngày.
- Duy trì đều đặn, mỗi ngày 2 lần sáng tối sẽ thấy hiểu quả.
Điều trị tắc kinh bằng cao ích mẫu đòi hỏi chị em cần kiên trì. Nếu tự ý bỏ ngang thì hiệu quả sẽ rất thấp.
Điều trị tắc kinh nguyệt với ngải cứu
Sử dụng ngải cứu để điều trị tắc kinh nguyệt là lựa chọn của rất nhiều chị em. Bởi loại thảo dược này có khả năng kích thích tuần hoàn, lưu thông máu, tránh tình trạng ứ tích máu kinh bên trong cơ thể.
Theo đó, chị em có thể sử dụng ngải cứu sao khô để pha thai nước uống hằng ngày. Ngoài ra, tiêu thụ thêm ngải cứu với nhiều cách chế biến khác nhau cũng sẽ mang lại tác dụng điều kinh nhất định.
Một số món ăn chế biến có sử dụng ngải cứu gồm: trứng ngải cứu, gà hầm ngải cứu…
Dùng rau diếp cá chữa tắc kinh nguyệt
Tác dụng thanh nhiệt, làm mát cơ thể của rau diếp cá có thể ứng dụng để hỗ trợ chữa tắc kinh nguyệt.
Cụ thể, chị em có thể sử dụng rau diếp cá trong bữa ăn mỗi ngày hoặc giã lấy nước uống. Việc kết hợp lá ngải cứu và rau diếp cá cùng nhau sẽ mang lại tác dụng cao hơn.
Lưu ý: Rau diếp cá có mùi đặc trưng, nếu chị em không quen sẽ rất khó ăn uống.
Chữa tắc kinh bằng gừng
Gừng có nhiều tác dụng với sức khỏe, giúp giữ ấm, kháng khuẩn, chống viêm và tăng hiệu quả lưu thông máu. Vì thế nếu chưa biết chữa kinh nguyệt tắc bằng gì thì gừng sẽ là sự lựa chọn mà chị em có thể tin dùng.
Cách dùng như sau:
- Gừng tươi vài lát, thái vát và đun sôi với nước.
- Đợi khi nước nguội vừa đủ thì bỏ ra uống.
- Mỗi ngày uống 2-3 lần.
Không còn tắc kinh với bột quế
Tương tự như gừng, quế cũng được dùng nhiều trong Đông y với tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, tính ấm. Quế, đặc biệt là bột quế cũng đã xuất hiện nhiều trong các bài thuốc liên quan đến kinh nguyệt.
Để chữa tắc kinh với bột quế rất đơn giản. Chị em có thể pha nước bột quế và uống liên tục, mỗi ngày 3 lần để thấy hiệu quả nhé!
Chữa tắc kinh với cây lô hội, mật ong
Từ lâu, với vị đắng, tính hàn, lô hội đã được sử dụng hiệu quả cho những trường hợp bị tắc kinh. Đặc biệt, là khi kết hợp với mật ong, tác dụng sẽ rõ ràng và nhanh hơn.
Lưu ý: Không nên lạm dụng quá nhiều lô hội để tránh gây sung huyết. Ngoài ra, phụ nữ có thai, đang hành kinh cũng không nên sử dụng loại thảo dược này.
Các phương pháp chữa tắc kinh tại nhà có thể không hiệu quả trong nhiều trường hợp. Lúc này, thay vì lo lắng, chị em hãy nên tìm tới cơ sở y tế và sớm điều trị.
Chữa tắc kinh nguyệt tại cơ sở y tế
Tại cơ sở y tế, các bác sĩ cần thăm khám cho nữ giới trước rồi mới có thể đưa ra được phương pháp chữa kinh nguyệt phù hợp.
Dưới đây là một số phương pháp điều trị phổ biến:
- Điều trị bằng Tây y: Điều trị bằng Tây Y hay còn gọi là tân dược. Phương pháp này thường được áp dụng nếu nữ giới bị tắc kinh do viêm nhiễm hoặc do rối loạn hormone.
- Điều trị bằng Đông y: Phương pháp này lành tính, ít gây tác dụng phụ. Các thuốc Đông y chữa tắc kinh phổ biến là bạch thước, đan sâm, hoàng cầm…Việc phối chế các vị này ra sao sẽ được bác sĩ chỉ định cụ thể.
- Phẫu thuật ngoại khoa: Ở một số trường hợp bệnh lý nghiêm trọng, việc chỉ định can thiệp ngoại khoa sẽ được nghĩ đến.
Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn chị em những chú ý về vấn đề ăn uống, nghỉ ngơi để kinh nguyệt nhanh chóng được điều hòa trở lại như:
- Ngủ sớm, không thức khuya.
- Tập thể dụng đều đặn, thường xuyên.
- Bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể.
- Luôn giữ tinh thần lạc quan, tránh căng thẳng stress trong thời gian dài.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện những bệnh lý có thể tiềm ẩn trong cơ thể.
Tắc kinh nguyệt và một số câu hỏi thường gặp
Trên các diễn đàn dành cho nữ giới, tắc kinh nguyệt là chủ đề thu hút được rất nhiều sự chú ý. Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp nhất
Tắc kinh nguyệt có nguy hiểm không?
Kinh nguyệt là đại diện cho sự hoạt động của buồng trứng. Chính vì thế, tắc kinh dù ro nguyên nhân nào gây ra thì cũng cần được chú ý. Bởi tình trạng này có thể gây ra một số ảnh hưởng như”
- Làm teo cơ quan sinh dục, lão hóa âm đạo.
- Buồng trứng hoạt động không ổn định, có thể bị suy hay mất vĩnh viễn chức năng vốn có.
- Tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muốn.
- Ảnh hưởng tới tâm lý
Ngoài ra, tùy vào từng bệnh lý cụ thể mà mức độ ảnh hưởng, nguy hiểm khi kinh nguyệt bị tắc sẽ thay đổi.
Tắc kinh 3 tháng là do đâu?
Rất nhiều nữ giới chia sẻ rằng, họ hay gặp phải tình trạng tắc kinh 3 tháng. Vậy tắc kinh 3 tháng là do đâu?
Nhiều người cho rằng đây là biểu hiện của mang thai. Tuy nhiên, theo các bác sĩ tắc kinh 3 tháng hoàn toàn không phải là do mang thai mà là dấu hiệu của bệnh lý. Lúc này, không loại trừ buồng trứng của chị em đang có vấn đề và cần được thăm khám để tìm ra nguyên nhân cụ thể.
Lời kết
Tắc kinh nguyệt là gì? Làm sao để chữa tắc kinh? Nhưng thắc mắc này đã được giải đáp chi tiết trong nội dung bài viết trên.
Hy vọng nhờ đó, chị em sẽ có thêm thông tin cần thiết, chú ý những biểu hiện bất thường và sớm thăm khám. Việc thăm khám không chỉ mang lại hiệu quả điều trị cao mà còn tránh những ảnh hưởng không mong muốn về sau tới sức khỏe sinh sản.