Sỏi niệu đạo ở nữ: Nguyên nhân, biểu hiện và phương pháp điều trị
Sỏi niệu đạo ở nữ là tình trạng hiếm gặp trong số các ca bệnh sỏi tiết niệu hiện nay. Người bệnh nếu không phát hiện sớm và có biện pháp can thiệp đúng cách sẽ gây đau đớn, nhiễm trùng và suy giảm chức năng thận. Vậy nguyên nhân nào gây sỏi niệu đạo ở nữ giới? Phương pháp điều trị là gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay thông tin về bệnh lý này qua bài viết dưới đây!
Mục lục:
Sỏi niệu đạo ở nữ là gì?
Sỏi niệu đạo ở nữ là tình trạng những tinh thế khoáng chất dạng cứng tồn tại ở bên trong ống niệu đạo. Các bác sĩ của Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội cho biết, đa phần những viên sỏi này thường được hình thành tại thận, bể thận hoặc bàng quang và chúng bị kẹt lại khi trôi xuống niệu đạo. Lúc này sỏi có thể gây tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn niệu đạo, nếu không phát hiện và xử lý sớm, sỏi tiết niệu ở nữ sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình bài tiết của cơ thể nữ giới.
Nguyên nhân gây sỏi niệu đạo ở nữ
Theo thống kê y khoa, tỷ lệ nam giới mắc chứng sỏi niệu đạo thường cao hơn so với nữ giới. Nguyên nhân là do niệu đạo của nam giới dài hơn nữ giới khiến sỏi khó di chuyển để thoát ra ngoài.
Vậy nguyên nhân gây sỏi niệu đạo ở nữ là gì? Tình trạng sỏi niệu đạo ở nữ giới có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khách quan tác động trực tiếp hoặc do nữ giới mắc một số bệnh lý liên quan.
-
Sỏi thận, sỏi bàng quang di chuyển xuống niệu đạo
Nguyên nhân chính gây ra tình trạng sỏi niệu đạo ở nữ giới là do các viên sỏi hình thành tại thận, bàng quang trong quá trình đào thải nước tiểu bị kẹt lại lỗ niệu đạo, niệu đạo ngoài… Lúc này, với các viên sỏi kích cỡ lớn, cấu trúc phức tạp có thể sẽ không thể thoát ra ngoài mắc kẹt bên trong niệu đạo.
-
Hẹp niệu đạo, viêm nhiễm niệu đạo
Nữ giới gặp tình trạng hẹp niệu đạo có nguy cơ mắc sỏi niệu đạo cao hơn thông thường. Bởi niệu đạo quá hẹp sẽ khiến nước tiểu và các chất thải khác không thoát hết ra bên ngoài mà vẫn còn lắng đọng trong niệu đạo. Theo thời gian cặn bẩn dần tích tụ và hình thành sỏi niệu đạo ở nữ giới.
Bên cạnh nữ giới mắc các bệnh lý viêm nhiễm đường tiết niệu như viêm bàng quang, viêm niệu đạo… cũng tạo điều kiện cho sỏi niệu đạo hình thành. Môi trường niệu đạo viêm nhiễm có thể thay đổi thành phần nước tiểu từ đó làm tăng khả năng kết tủa tạo sỏi của các chất trong nước tiểu.
-
Thói quen sinh hoạt
Các yếu tố về thói quen sinh hoạt và ăn uống có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng sỏi niệu đạo ở nữ. Cơ thể thường xuyên thiếu nước sẽ dẫn đến tình trạng nước tiểu cô đặc và khó thải ra ngoài, tạo điều kiện cho sự hình thành tinh thể muối và sỏi trong niệu quản của nữ giới.
Bên cạnh nữ giới có chế độ ăn uống không lành mạnh, thường xuyên sử dụng đồ uống có cồn, nước có gas, đồ ăn mặn sẽ làm suy giảm chức năng thận dẫn đến nguy cơ mắc sỏi niệu đạo ở nữ tăng cao.
Biểu hiện điển hình sỏi niệu đạo ở nữ giới
Tùy thuộc vào kích thước và tính chất sỏi niệu đạo mà nữ giới có thể xuất hiện những triệu chứng từ nặng đến nhẹ khác nhau. Dưới đây là một số triệu chứng bệnh phổ biến, bao gồm:
- Người bệnh đi tiểu khó, tiểu thường xuyên bị ngắt quãng, cảm giác bứt rứt, tiểu ra máu ở cuối bãi.
- Những cơn đau quặn dữ dội ở vùng lưng bụng và vùng hông. Cường độ cơn đau tăng lên khi người bệnh đi lại hoặc khiêng vác nặng.
- Màu nước tiểu đục bất thường và có mùi hôi khó chịu.
- Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, chóng mặt, nôn ói, sốt cao…
Sỏi niệu đạo ở nữ có nguy hiểm không?
Tình trạng sỏi niệu đạo ở nữ, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể gây nhiều vấn đề và biến chứng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.
-
Viêm nhiễm đường tiết niệu
Sỏi niệu đạo ở nữ giới có thể gây tắc nghẽn đường tiết niệu, dẫn đến tình trạng ứ đọng nước tiểu. Đây là môi trường thuận lợi để các tác nhân gây hại xâm nhập và phát triển, gây ra các vấn đề viêm nhiễm các cơ quan tiết niệu như viêm niệu đạo, viêm bàng quang, viêm thận, thậm chí thận ứ mủ.
-
Giãn đài bể thận
Tình trạng giãn đài bể thận có thể xảy ra do sỏi niệu đạo chặn dòng nước tiểu, gây ứ đọng nước tiểu trong thận, bàng quang và niệu quản. Khi không có biện pháp can thiệp điều trị sớm hiện tượng sỏi niệu đạo ở nữ giới, thể tích nước tiểu tăng lên từ đó gây áp lực lên thận, dẫn đến sự mở rộng và giãn nở của đài thận.
-
Suy thận giai đoạn cấp và mạn tính
Sỏi niệu đạo ở nữ kéo dài có thể gây tắc nghẽn dòng chảy nước tiểu, gây thận ứ nước và tăng nguy cơ nhiễm trùng thận. Nếu không được xử lý và điều trị kịp thời bệnh có thể tiến triển, dẫn đến suy giảm chức năng thận cấp tính và mãn tính.
Để ngăn ngừa những biến chứng nghiêm trọng mà sỏi niệu đạo ở nữ giới có thể gây ra, ngay khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường, chị em cần chủ động đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và kiểm tra cùng bác sĩ chuyên khoa. Từ đó có những phương án xử lý và can thiệp kịp thời, hạn chế tối đa những ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Phương pháp điều trị sỏi niệu đạo ở nữ
Sau khi thăm khám và xác định chính xác vị trí và tình trạng sỏi niệu đạo bác sĩ sẽ tư vấn và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp với từng bệnh nhân. Các chuyên gia y tế cho biết, dưới đây là một số những phương pháp trị sỏi niệu đạo ở nữ giới an toàn và mang lại hiệu quả cao.
-
Phương pháp nội khoa điều trị sỏi niệu đạo ở nữ
Tùy thuốc vào nguyên nhân hình thành và cấu tạo sỏi niệu đạo mà nữ giới sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng một số loại có tác dụng giảm các triệu chứng của bệnh như: Thuốc chống viêm, thuốc lợi tiểu, thuốc giảm đau…
Lưu ý: Để hạn chế tình trạng sử dụng sai thuốc, sốc thuốc… bệnh nhân tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng thuốc để điều trị sỏi niệu đạo ở nữ giới mà cần bác sĩ chuyên khoa chỉ định liều lượng và kê đơn.
-
Điều trị sỏi niệu đạo nữ bằng ngoại khoa
Đây là phương pháp giúp loại bỏ hoàn toàn sỏi niệu đạo ra khỏi cơ thể nữ giới ngay lập tức.
Trường hợp nữ giới điều trị sỏi niệu đạo bằng thuốc không hiệu quả sẽ buộc phải áp dụng biện pháp can thiệp ngoại khoa. Bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp tán sỏi, phẫu thuật nội soi hoặc mở hở… tuỳ thuộc vào kích thước và vị trí của viên sỏi.
Lưu ý: Để hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng trong quá trình điều trị người bệnh cần lựa chọn cơ sở y tế đảm bảo, uy tín có bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, hệ thống máy móc kỹ thuật hiện đại vô trùng để điều trị sỏi niệu đạo nữ bằng ngoại khoa an toàn, hiệu quả.
Lời khuyên của chuyên gia y tế
Các chuyên gia y tế khuyến nghị, để phòng ngừa tình trạng sỏi niệu đạo ở nữ giới, chị em có thể chủ động thay đổi và thực hiện một số thói quen sinh hoạt lành mạnh, cụ thể:
- Nạp lượng nước cần thiết cho cơ thể tối thiểu 2 lít/ngày.
- Hạn chế uống đồ uống có gas và chất kích thích như rượu, bia, cà phê…
- Bổ sung các loại thực phẩm giàu protein theo liều lượng hợp lý như trứng, thịt, cá…
- Ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi để cung cấp chất xơ cho cơ thể, ngăn ngừa quá trình hình thành sỏi.
- Nữ giới nên giữ thói quen ăn nhạt bằng cách giảm lượng muối trong khẩu phần ăn hàng ngày.
- Tạo thói quen khám sức khỏe phụ khoa định kỳ để phát hiện sớm bệnh tật và phòng ngừa các vấn đề sức khỏe.
Bài viết đã tổng hợp tất cả thông tin bệnh sỏi niệu đạo ở nữ giới. Hy vọng rằng qua bài viết trên, chị em phụ nữ sẽ chủ động hơn trong việc phòng tránh cũng như thăm khám sớm nếu nhận thấy một số dấu hiệu bất thường của cơ thể. Nếu còn điều gì thắc mắc về việc chẩn đoán và điều trị sỏi niệu đạo ở nữ giới hoặc các vấn đề sức khỏe phụ khoa khác, thì bạn đừng ngần ngại trò chuyện với tư vấn 24/24 giờ [TẠI ĐÂY].