Siêu âm đầu dò là gì? Có hại không? Chi phí hết bao nhiêu?
Siêu âm đầu dò là một loại hình siêu âm không còn xa lạ với chị em phụ nữ. Giúp kiểm tra về sức khỏe sinh sản, đồng thời còn phát hiện sớm có thai hay không. Tuy nhiên, có nhiều chị em vẫn chưa biết siêu âm đầu dò là gì. Siêu âm đầu dò có chính xác không. Có bị ảnh hưởng gì không. Hết bao nhiêu tiền?… Để giúp các bạn yên tâm khi đi thăm khám. Bài viết sau sẽ xoay quanh các vấn đề liên quan đến siêu âm đầu dò.
Mục lục:
Siêu âm đầu dò là gì?
Siêu âm đầu dò là một loại hình siêu âm chẩn đoán hình ảnh khá phổ biến hiện nay. Thông qua việc sử dụng kỹ thuật sóng âm tần, các bác sĩ sẽ phát hiện sớm ra bất thường ở tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng. Đồng thời còn chẩn đoán thai sớm ở giai đoạn đầu, phát hiện thai ngoài tử cung.
Không phải chị em phụ nữ nào cũng có thể sử dụng loại siêu âm đầu dò này. Phương thức siêu âm này chỉ được thực hiện khi có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ sẽ đưa ống siêu âm có kích thước từ 2- 3 inch vào âm đạo của nữ giới. Qua đây, hình ảnh ở bên trong cơ quan sinh sản của nữ giới sẽ được truyền tải một cách rõ nét chính xác lên màn hình máy tính. Từ đó, phát hiện sớm ra các bệnh lý, điều trị kịp thời, phòng tránh được các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Trường hợp phụ nữ mang thai, siêu âm đầu dò sẽ giúp bác sĩ xác định được chính xác vị trí cũng như tim của thai nhi. Giúp chị em biết được thai đã vào tử cung hay thai ngoài tử cung. Qua đó, có biện pháp khắc phục kịp thời, hiệu quả và an toàn.
Lưu ý: Siêu âm đầu dò chỉ áp dụng cho những chị em đang mang thai ở tam cá thể đầu tiên của thai kỳ. Tức là thai nhi chưa vượt quá 12 tuần.
Khi nào cần siêu âm đầu dò âm đạo nữ giới?
Đây là phương pháp siêu âm giúp nữ giới phát hiện ra những vấn đề bất thường ở buồng trứng, tử cung, cổ tử cung, vòi trứng, … Vậy chị em nên đi siêu âm khi nào?
- Bị rối loạn kinh nguyệt
- Nghi ngờ bị u xơ tử cung, u nang buồng trứng
- Đau vùng bụng dưới, vùng xương chậu nhiều ngày
- Chảy máu giữa chu kỳ không rõ nguyên nhân
- Đau khi quan hệ
- Chảy máu bất thường khi mang thai
- Khí hư ra nhiều, có màu bất thường, có mùi hôi, ngứa ngáy vùng kín
Ngoài ra chị em nên đi siêu âm trong trường hợp:
- Kiểm tra vùng xương chậu
- Khám sức khỏe sinh sản
- Kiểm tra vị trí đặt vòng tránh thai
Siêu âm đầu dò giúp phát hiện ra bệnh gì?
Siêu âm đầu dò không chỉ là cách giúp chị em phát hiệu thai đã vào tử cung hay chưa. Mà nó còn giúp chị em phát hiện ra các bệnh phụ khoa khác như:
- U nang buồng trứng
- U xơ tử cung
- Ung thư tử cung
- Viêm tắc ống vòi trứng
Thai ngoài tử cung siêu âm có thấy không?
Sau khi trứng và tinh trùng gặp nhau, chúng sẽ kết hợp với nhau để tạo thành phôi. Sau đó di chuyển dần vào thành tử cung, tử cung để làm tổ và phát triển thành thai nhi.
Thai ngoài tử cung chính là hiện tượng phôi thai không di chuyển vào tử cung mà làm tổ ngay vòi trứng hay ống dẫn trứng. Điều này sẽ khiến phôi thai không thể phát triển thành bào thai bình thường được. Bên cạnh đó còn gây ra nhiều biến chứng nguy hại cho thai phụ. Vì thế, khi mang thai ngoài tử cung, bác sĩ thường khuyến cáo thai phụ nên bỏ thai.
Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung
- Ra máu báo thai
- Bị hoa mắt, chóng mặt
- Buồn nôn, nôn
- Thèm ăn, chán ăn
- Chậm kinh, thử que 2 vạch
Các triệu chứng này giống như mang thai đã vào tử cung. Để biết chính xác thai đã vào tử cung hay chưa chị em nên đi thăm khám. Nếu thai ở ngoài tử cung bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp khắc phục.
Xem thêm: 10 dấu hiệu bạn có thai (mang thai) sớm và chính xác nhất
“Thai ngoài tử cung có siêu âm thấy không?” là thắc mắc của rất nhiều thai phụ. Theo bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên- Bác sĩ CKII Sản Phụ Khoa phòng khám Đa Khoa Quốc Tế: Thai ngoài tử cung trong 3 tháng đầu hoàn toàn có thể siêu âm thấy được bằng siêu âm đầu dò. Bác sĩ sẽ chỉ định thai phụ siêu âm đầu dò để kiểm tra toàn bộ cơ quan sinh sản bao gồm âm đạo, buồng trứng và tử cung. Thông qua đây, bác sĩ sẽ xác định được chính xác vị trí của thai nhi.
Siêu âm đầu dò là phương pháp phát hiện thai ngoài tử cung sớm và chính xác nhất hiện nay.
Tuy nhiên, để biết thai của mình có ngoài tử cung hay không. Thai phụ sẽ được bác sĩ chỉ định làm xét nghiệm nồng độ hCG. Nếu nồng độ hCG vượt quá 150Ul/ml, thai phát triển bình thường trong tử cung. Nồng độ hCG thấp hơn hoặc bằng 150Ul/ml nhưng không thấy thai trong tử cung tức người mẹ đang mang thai ngoài tử cung.
Các mốc siêu âm thai quan trọng – thai phụ cần nhớ
Siêu âm là một trong những phương pháp giúp chị em nắm bắt được các chỉ số của thai nhi. Thông qua đây, biết được thai nhi phát triển như thể nào, có bình thường hay không. Từ đó, có biện pháp chăm sóc tốt thai kỳ hoặc có biện pháp khắc phục kịp thời, hiệu quả khi thai nhi bất thường. Đồng thười giúp thai nắm bắt được một phần nào đó sức khỏe của bản thân. Vì thế, đây là một loại hình siêu âm không thể thiếu trong suốt quá trình mang thai của các mẹ bầu.
Trong quá trình mang thai, mẹ bầu cần siêu âm khá là nhiều. Tuy nhiên, có 4 mốc siêu âm thai định kỳ cực kỳ quan trọng mà mẹ bầu tuyệt đối không được bỏ qua đó là: Thai từ 6- 8 tuần tuổi; thai 11-14 tuần; 18-22 và 30-32 tuần.
Thai 6-8 tuần tuổi
Siêu âm thai ở tuần tuổi này sẽ giúp bác sĩ biết được vị trí của thai nhi. Thai đã vào tử cung hay thai ngoài tử cung. Thai có nhịp tim chưa.
Nếu thai nằm ngoài tử cung các bác sĩ sẽ có biện pháp xử lý kịp thời và hiệu quả. Thường thai nhi ở thời điểm này, các bác sĩ thường tiến hành bằng siêu âm đầu dò.
Siêu âm thai tuần 11- 14
Đây là thời điểm thai nhi đã có sự liên kết chặt chẽ với cơ thể người mẹ. Siêu âm thời điểm này sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán một cách chính xác số lượng thai; tuổi thai; đưa ra ngày dự sinh; số lượng bánh rau; và buồng ối ở thai phụ.
Bên cạnh đó, việc siêu âm thai ở tuần tuổi này còn giúp bác sĩ phát hiện ra những bất thường của thai nhi như đo độ mờ da gáy để sang lọc nguy cơ bị mắc bệnh Down, hội chứng Patau….
Thai từ 11- 14 tuần sẽ được chỉ định là siêu âm vùng bụng.
Siêu âm khi thai nhi được 18-22 tuần
Thai 18- 22 tuần đang là tam cá nguyệt thứ 2 của thai kỳ. Thai đã lớn, thai đã phát triển gần như là toàn diện. Thai có thể di chuyển linh hoạt trong tử cung của người mẹ.
Hơn nữa lượng nước ối của thai phụ cũng nhiều. Giúp cho việc quan sát thai nhi ở mọi góc độ đều có kết quả tốt và chính xác nhất.
Siêu âm tuần này sẽ giúp bác sĩ biết được tứ chi của bào thai có phát triển đầy đủ không; đứa trẻ sau này sinh ra liệu có bị sứt môi, hở hàm ếch, bị dị tật gì hay không….
Ngoài ra, siêu âm ở thời điểm này còn giúp thai phụ nắm bắt được lượng nước ối, diện tích nhau bám. Từ đó, có chế độ chăm sóc bản thân và thai nhi được tốt nhất.
Siêu âm thai 30-32 tuần
Thông qua việc siêu âm bác sĩ sẽ đánh giá được sự phát triển của thai nhi to hay nhỏ. Cũng như phát hiện ra các dị tật muộn ở thai nhi như nhẵn não, tắc ruột….
Lưu ý: để biết thai có phát triển bình thường hay không; sức khỏe của bản thân mình như thế nào. Tốt nhất thai phụ nên thăm khám theo lịch hẹn của bác sĩ Sản phụ khoa.
Siêu âm đầu dò có hại không?
Siêu âm đầu dò có hại không, có ảnh hưởng gì không? Chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều mẹ bầu khi được bác sĩ chỉ định loại hình siêu âm này.
Phần trên của bài viết có chia sẻ. Siêu âm đầu dò được thực hiện cho những chị em phụ nữ đang mang thai ở tam cá thể đầu tiên của thai kỳ. Thông qua loại hình siêu âm này, bác sĩ sẽ xác định được vị trí của thai nhi. Đồng thời còn nắm bắt được thai đã vào tử cung hay thai nằm ngoài tử cung. Mục đích là ngăn ngừa được các biến chứng khi thai ngoài tử cung bị vỡ ra gây viêm nhiễm ổ bụng mà siêu âm ổ bụng không thể truyền tải được trên màn hình máy tính.
Quay trở lại vấn đề siêu âm đầu dò có hại hay không? Bác sĩ Duyên cho biết: Khi tiến hành siêu âm đầu dò, các bác sĩ sẽ đưa ống siêu âm có kích thước nhỏ vào âm đạo. Tuy nhiên, ống siêu âm này chỉ di chuyển quanh mép âm đạo mà không tiến sâu vào bên trong tử cung. Vì thế sẽ không làm tổn thưởng đến tử cung cũng như thai nhi. Vì thế, không sẽ là câu trả lời cho thắc mắc siêu âm đầu dò có tốt không?
Lưu ý: để kết quả siêu âm chính xác, trước khi siêu âm chị em nên đi tiểu để bàng quang rỗng, không chèn ép lên thiết bị siêu âm.
Siêu âm đầu dò bao nhiêu tiền?
Chi phí siêu âm đầu dò có đắt không, hết bao nhiêu tiền? là một câu hỏi khó có thể đưa ra được câu trả lời chính xác. Bởi nó còn phải phụ thuộc vào các yếu tố khác. Tuy nhiên, theo nhận định của các bác sĩ chuyên khoa thì chi phí siêu âm không quá cao.
Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí gồm:
Cơ sở y tế thực hiện siêu âm
Mỗi cơ sở y tế sẽ có mức phí khác nhau. Thường thì các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín, hoạt động công khai, được Bộ hay sở y tế cấp phép sẽ có mức phí thấp hơn so với các cơ sở y tế hoạt động chui. Do đó, các bạn cần tìm hiểu kỹ về cơ sở y tế mà mình sẽ tiến hành lựa chọn để siêu âm.
Trang thiết bị máy móc
Siêu âm đầu dò sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác sự phát triển của thai nhi, cũng như tình trạng của các cơ quan vùng chậu. Vì thế, trang thiết bị y tế phải hiện đại, tân tiến.
Tay nghề bác sĩ
Đây là dịch vụ siêu âm không phức tạp, cũng không khó thực hiện. Tuy nhiên, bắt buộc bác sĩ thực hiện siêu âm phải là người có trình độ chuyên môn. Từ đó đưa ra được kết quả chính xác. Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến chi phí siêu âm đầu dò.
Để biết chính xác số tiền mà mình phải bỏ ra để tiến hành siêu âm đầu dò là bao nhiêu? Các bạn nên đến trực tiếp các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để có câu trả lời chính xác nhất.
Siêu âm đầu dò chính xác không?
Bên cạnh thắc mắc siêu âm đầu dò có ảnh hưởng gì không? Thì kết quả siêu âm có chính xác không cũng là một trong những vấn đề chị em đặc biệt quan tâm.
Theo như đánh giá nhận định của các bác sĩ chuyên khoa: Kết quả của siêu âm đầu tuyệt đối chính xác. Chính vì thế, mà phương pháp này thường được bác sĩ chỉ định để thăm khám phụ khoa khi nghi ngờ chị em có những bất thường tại cơ quan sinh sản như: tử cung, buồng trứng.
Do độ chính xác cao, lại an toàn tuyệt đối, cho nên phương thức siêu âm này còn được các bác sĩ sử dụng trong việc siêu âm thai khi thai nhi đang ở tam cá đầu tiên của thai kỳ.
Vừa rồi là những thông tin xoay quanh vấn đề siêu âm đầu dò. Hy vọng thông qua đấy các bạn đã hiểu rõ hơn về loại hình siêu âm này. Từ đó, có kiến thức trong việc thăm khám.