Rong Kinh Là Gì? Dấu Hiệu và Nguyên Nhân Rong Kinh

Ngày đăng: 2019-11-18
5/5 - (1 bình chọn)

Hiện nay có rất nhiều chị em phụ nữ gặp phải hiện tượng rong kinh kéo dài. Tình trạng này gây ra sự mệt mỏi, chán nản và làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới công việc, chất lượng cuộc sống của người phụ nữ. Đặc biệt, rong kinh còn là dấu hiệu của rất nhiều căn bệnh phụ khoa nguy hại như lạc nội mạc tử cung, polyp tử cung, u nang buồng trứng, ung thư tử cung…

Để giúp các chị em hiểu rõ hơn về hiện tượng rong kinh. Dưới đây, các chuyên gia Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội sẽ chia sẻ rõ hơn về hiện tượng rong kinh (Menorrahagia) là gì? Các nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa rong kinh hiệu quả. Nếu bạn đang gặp phải vấn đề này thì hãy tham khảo ngay bài viết sau. 

Rong kinh là gì?

Rong kinh hay tên tiếng Anh là Menorrhagia. Đây là thuật ngữ miêu tả tình trạng chảy máu kinh kéo dài ( > 7 ngày) và lượng máu kinh vượt quá 80ml/chu kỳ ở người phụ nữ.

Theo đó, ở nữ giới bình thường, một chu kỳ kinh nguyệt sẽ “tiêu tốn” 30 đến 40 ml máu kinh, trong khoảng thời gian từ 4 đến 5 ngày. Thế nhưng, rong kinh lại mất hơn 80ml máu trong một chu kỳ, gấp đôi bình thường.

Tình trạng chảy máu kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày. Nó khiến bạn phải thay băng vệ sinh sau mỗi 2 giờ hoặc có thể nhanh hơn.

Rong kinh
Rong kinh phải làm sao

Rong kinh được chia làm 2 loại:

  • Rong kinh cơ năng: Thường xảy ra ở bạn gái khi bước sang tuổi dậy thì. Hoặc nữ giới bước vào giai đoạn tiền mãn kinh. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do rối loạn nội tiết tố.
  • Rong kinh thực thể: Xảy ra do những tổn thương ở tử cung như u xơ, viêm nội mạc tử cung… 

Theo thống kê, có tới 24% nữ giới ở độ tuổi 36 – 40 tuổi mắc rong kinh. Bệnh khá nguy hiểm,! Không chỉ gây mất máu cho người mắc. Rong kinh còn có thể đang cảnh báo 1 bệnh phụ khoa nguy hiểm tiềm tàng trong cơ thể bạn.

Rong kinh có những dấu hiệu gì?

Rong kinh không hề khó nhận biết. Theo đó chị em có thể nhận biết bệnh qua những dấu hiệu bị rong kinh, rong huyết như sau:

  • Thời gian hành kinh kéo dài trên 7 ngày;
  • Lượng máu kinh ra nhiều trên 80ml/chu kỳ;
  • Thay băng vệ sinh liên tục;
  • Kinh nguyệt ra nhiều vào ban đêm;
  • Cơ thể mệt mỏi, xanh xao do mất nhiều máu;
  • Máu kinh đông thành cục, có màu đỏ thẫm hoặc màu đen;
  • Đau bụng kinh âm ỉ kéo dài.

Nguyên nhân bị rong kinh là gì

Có nhiều tác nhân khiến nữ giới mắc rong kinh. Trong đó, phải kể đến một số nguyên nhân phổ biến như:

Rong kinh rong huyết do tuổi tác

Tuổi tác là một trong những nguyên nhân gây rong kinh rong huyết phổ biến. Theo đó, bệnh thường gặp ở những bạn gái lần đầu có kinh nguyệt. Hoặc những chị em bước sang giai đoạn tiền mãn kinh.

Đây là 2 nhóm đối tượng có nội tiết tố trong cơ thể thường xuyên thay đổi. Cụ thể, sự tăng hoặc giảm đột ngột của Estrogen trong cơ thể ảnh hưởng tới hoạt động của buồng trứng khiến máu ra nhiều và kéo dài.

Ngoài ra, khi mang thai, sinh đẻ hay quan hệ tình dục cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng chảy máu kinh > 80ml/chu kỳ. ( định nghĩa rong kinh là gì ).

Nguyên nhân rong kinh
Nguyên nhân rong kinh

Tác dụng phụ của thuốc tránh thai khiến chị em mắc bệnh rong kinh

Nữ giới mẫn cảm với các thành phần của thuốc tránh thai, hoặc cơ địa yếu sẽ gặp tác dụng phụ gây bệnh rong kinh.

Do đó, để hạn chế tình trạng này chị em nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ.

Rong kinh máu đen do bệnh phụ khoa

Rong kinh máu đen có thể do những tổn thương thực thể ở bộ phận sinh sản của nữ. Trong đó, một số bệnh phụ khoa có thể dẫn tình trạng này bao gồm:

  • U xơ tử cung;
  • Viêm nội mạc tử cung;
  • Đa nang buồng trứng;
  • Polyp tử cung;
  • Ung thư tử cung, ung thư buồng trứng… 

Nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân trên, thì tình trạng máu kinh ra nhiều có thể do những yếu tố sau:

  • Cơ thể thường xuyên bị căng thẳng, stress;
  • Thức khuya nhiều, không ngủ đủ giấc;
  • Làm việc nặng nhọc;
  • Biến chứng do nạo phá thai, đặt vòng, mang thai…

Rong kinh ra máu đen có nguy hiểm gì không?

Rong kinh ra máu đen có nguy hiểm gì không? Câu trả lời là có.

Nếu tình trạng kéo dài và không được chữa trị có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm sau:

  • Cơ thể sẽ thường xuyên rơi vào tình trạng mệt mỏi, da xanh xao, suy nhược do mất lượng máu lớn.
  • Nếu rong kinh kéo dài ra máu đen, váng trắng có thể do nấm, vi khuẩn tấn công vùng kín. Khiến chị em có nguy cơ mắc nhiều bệnh phụ khoa nguy hiểm.
  • Triệu chứng rong kinh do mắc bệnh nếu không điều trị sớm sẽ biến chứng sang ung thư, đe dọa tính mạng người bệnh.
  • Ảnh hưởng tới thể chất và tinh thần.
  • Đời sống tình dục cũng bị ảnh hưởng do ngày hành kéo dài khiến chị tự ti khi yêu.
  • Rong kinh có thể ảnh hưởng đến chu kỳ rụng trứng khiến tỉ lệ thụ thai suy giảm. Thậm chí, nếu phát hiện chậm có thể gây vô sinh – hiếm muộn.

Rong kinh sau sinh

Sau sinh sản phụ phải đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe, trong đó có rong kinh. 

Thông thường, sau khi sinh 6 tháng kinh nguyệt sản phụ sẽ quay trở lại. Tuy nhiên, chu kỳ kinh nguyệt ở nhiều sản phụ khi kết thúc lâm bồn bị rối loạn và có biểu hiện của rong kinh.

Nguyên nhân dẫn tới rong kinh sau sinh có thể là:

  • Nội tiết tố trong cơ thể sản phụ bị rối loạn. Lớp nội mạc tử cung dày lên nên sẽ mất nhiều thời gian để đào thải ra ngoài.
  • Sản phụ sinh mổ ảnh hưởng đến buồng trứng hoặc tử cung.
  • Nữ giới sau sinh mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa như viêm nội mạc tử cung, đa nang buồng trứng.
  • Sử dụng thuốc tránh thai, thuốc chống chầm cảm sau sinh.

Chẩn đoán rong kinh rong huyết bằng cách nào?

Để chẩn đoán rong kinh rong huyết bác sĩ sẽ hỏi bạn về những triệu chứng gặp phải. Bao gồm thời gian , màu sắc, lượng máu kinh ra nhiều hay ít. 

Ngoài ra, người bệnh sẽ được làm xét máu để kiểm tra có thiếu máu hay không. Đồng thời, có thể làm một trong những xét nghiệm sau để tìm nguyên nhân gây bệnh.

  • Siêu âm;
  • Thử pap;
  • Xét nghiệm đông máu;
  • Sinh thiết nội mạc tử cung, nong nạo tử cung;
  • Soi ổ bụng;
  • Chụp tử cung vòi trứng;
  • Soi tử cung.

Bị rong kinh làm sao hết?

Bị rong kinh làm sao hết? Theo các bác sĩ, nếu có những biểu hiện của rong kinh, rong huyết hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được chữa trị.

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh là gì mà bác sĩ sẽ có phương án điều trị cho từng trường hợp cụ thể.

Với những trường hợp bị rong kinh kéo dài do thay đổi hormone trong cơ thể sẽ được kê thuốc để cân bằng hormone. Ngoài ra, người bệnh sẽ được chỉ định một số thuốc sau: 

  • Thuốc sắt;
  • Thuốc progesterone giúp cân bằng nội tiết tố và giảm chảy máu;
  • Vòng tránh thai nội tiết;
  • Thuốc điều trị đau bụng kinh, giúp giảm mất máu khi bị rong kinh.
Biến chứng nguy hiểm khi bị rong kinh
Biến chứng nguy hiểm khi bị rong kinh

Lưu ý: Chỉ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc để chữa bệnh. 

Còn với những trường hợp nguyên nhân rong kinh là do các bệnh lý. Người bệnh sẽ được chữa trị bằng phương pháp ngoại khoa để hạn chế các triệu chứng bệnh. Tùy vào mức độ bệnh, sức khỏe của chị em mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phẫu thuật phù hợp.

Cụ thể:

  • Làm giãn và nạo vét;
  • Thuyên tắc động mạch tử cung;
  • Phẫu thuật tập trung siêu âm;
  • Phẫu thuật cắt bỏ mô;
  • Cắt bỏ màng trong tử cung;
  • Cắt bỏ nội mạc tử cung;
  • Cắt bỏ tử cung.
Chữa rong kinh bằng thuốc
Chữa rong kinh bằng thuốc

Bị rong kinh uống thuốc gì?

Như đã chia sẻ ở trên, nếu rong kinh là do rối loạn nội tiết tố chị em sẽ được chỉ định một số loại thuốc để chữa trị. Vậy bị rong kinh uống thuốc gì? Dưới đây là một số thuốc chữa rong kinh phổ biến.

Lưu ý: Không tự ý dùng thuốc điều trị. Thông tin mà chúng tôi chia sẻ chỉ mang tính chất tham khảo không thay thế phương pháp điều trị từ chuyên gia. Mô tả triệu chứng của mình TẠI ĐÂY để các bác sĩ của chúng tôi có thể giúp bạn.

Thuốc kháng viêm không steroid (mefenamic acid)

Thuốc kháng viêm không steroid (mefenamic acid) có tác dụng hạn chế co thắt và xuất huyết tử cung. Giúp giảm lượng máu mất đi từ 20 – 50%. Thuốc được chỉ định sử dụng cho những chị em bị rong kinh kèm theo triệu chứng đau bụng kinh.

Cách sử dụng như sau:

Chị em bắt đầu uống từ ngày đầu tiên có kinh, cứ 8h sẽ uống từ 250 – 500mg. Dùng liên tục cho đến khi hết tình trạng chảy máu.

Thuốc cầm máu tranexamic acid

Theo nghiên cứu, thuốc cầm máu tranexamic acid có tác dụng giảm chảy máu hiệu quả lên đến 30 – 60%. Giúp ức chế nguyên nhân đông máu và giảm sự phân hủy fibrin trong máu đông.

Liều sử dụng: Uống từ ngày có kinh đầu tiên đến ngày thứ 5, cứ 6 – 8 giờ uống 1g.

Thuốc chữa rong kinh Danazol

Thuốc chữa rong kinh Danazol có tác dụng ức chế sự hoạt động của estrogen và progestogen. Nhờ đó, sẽ làm chậm quá trình sản xuất gonadotropins ở tuyến yên gây rụng trứng và giảm lượng máu kinh hiệu quả.

Liều dùng như sau: Sử dụng từ 3 – 6 tháng, mỗi ngày uống khoảng 100 – 400mg.

Thuốc ngừa thai kết hợp dạng uống (COC)

Thuốc ngứa thai có tác dụng ức chế quá trình rụng trứng, đồng thời ngăn chặn sự gia tăng của nội mạc tử cung. Thuốc không chỉ có tác dụng hạn chế lượng máu mất đi mà còn giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả.

Liều dùng như sau:

Sử dụng Levonorgestrel/ ethinyl estradiol viên phối hợp 1 viên/ngày PO. Bắt đầu uống thuốc từ ngày đầy tiên có kinh và sử dụng liên tục trong 21 ngày.

Dùng dụng cụ đặt tử cung có chứa levonorgesterl

Dụng cụ này vừa có tác dụng hạn chế chảy máu kinh vừa có có tác dụng tránh thai hiệu quả. Nếu chị em sử dụng đều đặn ít nhất 6 chu kỳ sẽ có hiệu quả điều trị rong kinh lên đến 70 – 90%.

Liều dùng: Bắt đầu dùng vào ngày đầu tiên hành kinh, đặt dụng cụ trong vòng 1 tuần.

Mẹo vặt chữa rong kinh

Ngoài việc điều trị rong kinh bằng thuốc, với những chị em bị rong kinh do rối loạn nội tiết tố. Có thể tham khảo một số mẹo vặt chữa rong kinh dưới đây để hỗ trợ điều trị bệnh.

Mẹo vặt chữa rong kinh tại nhà
Mẹo vặt chữa rong kinh tại nhà

Đu đủ xanh

Sử dụng đu đủ xanh sẽ giúp cầm máu, giảm đau bụng và hạn chế lượng máu khi đến ngày đèn đỏ.

Với mẹo vặt này, chị em có thể sử dụng đu đủ xanh để làm sinh tố uống. Hoặc chế biến thành một số món ăn sử dụng trước và trong ngày hành kinh.

Xem 10 Cách chữa rong kinh tại nhà hiệu quả.

Gừng

Gừng có đặc điểm cay, tính âm nên chị em có thể sử dụng để giảm đau bụng kinh, hạn chế ra máu trong ngày đèn đỏ.

Cách thức hiện như sau: Lấy vài lát gừng tươi sau đó đem hãm với nước ấm để uống. Hoặc chị em cũng có thể chế biến một số món ăn có gừng và sử dụng trong những ngày hành kinh.

Huyết dụ 

Sử dụng huyết dụ là một trong những cách trị rong kinh chị em không nên bỏ qua.

Bài thuốc như sau: Chị em chuẩn bị 30g lá huyết dụ sau đó đem sắc với 1 lít nước. Đun đến khi còn 200ml thì tắt bếp, để nguội và uống mỗi ngày. Sử dụng trước ngày hành kinh ít nhất 1 tuần.

Cây nhọ nồi

Nhọ nồi là một trong những thảo dược có tác dụng cầm máu và chữa rong kinh hiệu quả.

Để chữa rong kinh, rong huyết chị em rửa sạch một nắm cây nhọ nồi sau đó đem đi xay hoặc giã. Sau đó, vắt lấy nước cốt và bỏ bã để uống mỗi ngày.

Nếu khó uống chị em có thể cho thêm 1 chút đường phèn. Dùng trước khi hành kinh 1 tuần và dùng liên tục cho đến khi hết kinh.

Bị rong kinh nên ăn gì?

Khi bị rong kinh, chị em sẽ thường mệt mỏi, cơ thể thiếu máu. Do đó, trong giai đoạn chị em cần lưu ý về chế độ dinh dưỡng để giúp cơ thể tránh tình trạng mệt mỏi do thiếu máu.

Vậy bị rong kinh nên ăn gì? Dưới đây là các nhóm thực phẩm chị em không nên bỏ qua.

  • Thực phẩm giúp cầm máu: Bao gồm đu đủ, rau mùi tây, gừng, quế, nước mè…
  • Thực phẩm bổ sung sắt: Thịt bò, hải sản, gan… 
  • Thực phẩm giàu Omega 3: Cá thu, cá hồi, cá trích, trứng cá muối, cá cơm. Các loại hạt như hạnh lanh, hạt chia, quả óc chó, đậu nành… 
  • Rau xanh hoa quả tươi: Có tác dụng hạn chế viêm nhiễm, cân bằng nội tiết tố. 
  • Thực phẩm giàu vitamin B6: Tăng cường sản xuất ra tế bào máu mới và hỗ trợ điều hòa lượng đường trong máu.

Hy vọng với những thông trên đã giúp chị em giải đáp rong kinh là gì? Bị rong kinh máu đen có nguy hiểm không? 

Nếu chị em đang gặp phải tình trạng rong kinh rong huyết, rong kinh ra máu đen… Hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế để chẩn đoán và điều trị kịp thời.

5/5 - (1 bình chọn)

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người

Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất

Tư vấn miễn phí từ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi

- Tận tâm với nghề, tận tình với bệnh nhân -

bác sĩ duyên

Bs. Tạ Thị Hồng Duyên

  • CK I Sản phụ khoa
  • Tốt nghiệp Học viện Quân y
  • Với 30 năm kinh nghiệm
  • Tốt nghiệp chuyên ngành Sản phụ khoa tại Đại học Y Hà Nội (2014)
  • Bác sĩ lâm sàng Sản Phụ khoa Bệnh viên Sản trung ương (2007 - 2016)
459 Lượt đặt hẹn

LỊCH KHÁM

Tư vấn miễn phí
Đặt hẹn online

ĐỊA CHỈ

Số 152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội

GIẢM GIÁ150.000đ

Đặt lịch hẹn trực tuyến để được miễn phí chi phí khám

bác sĩ loan

Bs. Nguyễn Thị Phương Loan

  • CK I Sản phụ khoa
  • Với hơn 30 năm kinh nghiệm
  • Bác sĩ chuyên khoa sản tại Trung tâm Y tế huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình (1991 - 2002)
  • Phó giám đốc Trung tâm chăm sóc SKSS tỉnh Thái Bình (2005 - 2018)
459 Lượt đặt hẹn

LỊCH KHÁM

Tư vấn miễn phí
Đặt hẹn online

ĐỊA CHỈ

Số 152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội

GIẢM GIÁ150.000đ

Đặt lịch hẹn trực tuyến để được miễn phí chi phí khám

bác sĩ nguyên

Bs. Lê Đỗ Nguyên

  • CK II Ngoại Tiết niệu
  • Tốt nghiệp ĐH Y Hà Nội
  • Tốt nghiệp ĐH Y Hà Nội
  • Từng công tác tại Khoa Ngoại - Tiết niệu, BV Xanh - Pôn (1987 - 2019)
  • Là chuyên gia y tế tại Angola (2007 - 2011)
499 Lượt đặt hẹn

LỊCH KHÁM

Tư vấn miễn phí
Đặt hẹn online

ĐỊA CHỈ

Số 152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội

GIẢM GIÁ150.000đ

Đặt lịch hẹn trực tuyến để được miễn phí chi phí khám

bác sĩ kiếm

Bs. Nguyễn Kiếm

  • CK Y học cổ truyền
  • Tốt nghiệp Học viện Trung y Bắc Kinh Trung Quốc chuyên ngành y học cổ truyền
  • Với hơn 45 năm kinh nghiệm
  • Trưởng khoa Y học cổ truyền Bệnh viện E (1976-2005), Phó giám đốc bệnh viện E (1999 - 2006)
439 Lượt đặt hẹn

LỊCH KHÁM

Tư vấn miễn phí
Đặt hẹn online

ĐỊA CHỈ

Số 152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội

GIẢM GIÁ150.000đ

Đặt lịch hẹn trực tuyến để được miễn phí chi phí khám

bác sĩ trình

Bs. Đặng Tuấn Trình

  • CK I Nam học - Ngoại tiết niệu
  • Tốt nghiệp ĐH Y Hà Nội
  • Với gần 40 năm kinh nghiệm
  • Bác sĩ CKI tại BV đa khoa Xanh-Pon (1984 - 1989)
  • Bác sĩ CKI tại Bệnh viện Thanh Nhàn (1990 - 2014)
469 Lượt đặt hẹn

LỊCH KHÁM

Tư vấn miễn phí
Đặt hẹn online

ĐỊA CHỈ

Số 152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội

GIẢM GIÁ150.000đ

Đặt lịch hẹn trực tuyến để được miễn phí chi phí khám

bác sĩ Vỵ

Bs. Trần Văn Vỵ

  • CK I Nam học - Ngoại tiết niệu
  • Tốt nghiệp ĐH Y Hà Nội
  • Với hơn 35 năm kinh nghiệm
  • Nguyên Trưởng khoa Ngoại thận - tiết niệu BV Thanh Nhàn Hà Nội (1985 - 2014)
  • Công tác tại Khoa Nam học - BV Phụ sản Hà Nội cơ sở 2 (2015 - 2016)
459 Lượt đặt hẹn

LỊCH KHÁM

Tư vấn miễn phí
Đặt hẹn online

ĐỊA CHỈ

Số 152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội

GIẢM GIÁ150.000đ

Đặt lịch hẹn trực tuyến để được miễn phí chi phí khám

map phòng khám đa khoa quốc tế Hà Nội