Nước tiểu có màu hồng là bị làm sao? Có tự hết không?

Ngày đăng: 2024-04-10
Bình chọn post

Màu sắc của nước tiểu tiết lộ nhiều điều về sức khỏe của bạn. Vậy nước tiểu có màu hồng cảnh báo điều gì về sức khỏe của bạn, có tự hết không? Nội dung bài viết dưới chúng tôi sẽ chia sẻ các vấn đề liên quan đến tình trạng nước tiểu có màu hồng. Cùng theo dõi để có thêm thông tin và lời giải đáp cho những câu hỏi trên.

Nước tiểu có màu hồng là như thế nào? 

Nước tiểu là chất lỏng thường vô trùng, được thải ra từ thận và lưu giữ tại bàng quang. 

Nước tiểu có màu hồng là tình trạng biến đổi màu sắc của nước tiểu, từ màu vàng sang màu hồng, có thể hồng nhạt hoặc hồng đậm. Sự biến đổi này có thể bắt nguồn từ thực phẩm dung nạp vào cơ thể nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề cần can thiệp sớm. Do đó, bạn đừng chủ quan trước tình trạng nước tiểu có màu hồng. 

Nước tiểu có màu hồng
Nước tiểu có màu hồng

Những nguyên nhân nước tiểu có màu hồng

Thông thường nước tiểu có màu vàng đậm hoặc vàng nhạt, tùy theo lượng nước mà bạn uống. Màu sắc nước tiểu thay đổi, từ màu vàng sang màu hồng có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Việc tìm ra chính xác nguyên nhân sẽ giúp quá trình đạt hiệu quả tốt. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nước tiểu có màu hồng.

Đi tiểu màu hồng do thực phẩm tiêu thụ

Đi tiểu màu hồng do thực phẩm tiêu thụ
Đi tiểu màu hồng do thực phẩm tiêu thụ

Một số thức ăn, nước uống có màu hồng hoặc đỏ khi được tiêu thụ có thể làm thay đổi màu sắc của nước tiểu. Điển hình như các loại thực phẩm như củ cải tím, củ dền, gấc, dâu tây, việt quất, nước ngọt có màu hồng hoặc đỏ,…

Tình trạng nước tiểu có màu hồng đỏ do nguyên nhân này sẽ không kéo dài quá lâu, thường chỉ diễn ra trong tối đa 2 ngày và màu nước tiểu sẽ trở lại bình thường khi bạn ngừng dung nạp những thực phẩm trên.

Vì thế, nếu bạn đi tiểu ra màu hồng mà không có các triệu chứng nào bất thường thì có thể nghĩ đến là do thực phẩm trước đó bạn đã tiêu thụ.

Nước đái màu hồng do tác dụng phụ của thuốc

Nước đái màu hồng do tác dụng phụ của thuốc
Nước đái màu hồng do tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc như thuốc nhuận tràng, thuốc có chứa Senna, thuốc Rifampicin dùng trong điều trị bệnh lao,…có tác dụng điều trị bệnh nhưng có thể làm ảnh hưởng đến màu sắc của nước tiểu. Các thành phần trong thuốc có thể khiến màu nước tiểu chuyển sang màu hồng.

Tuy nhiên, tình trạng đi tiểu ra màu hồng do tác dụng phụ của thuốc sẽ chỉ diễn ra trong thời gian dùng thuốc. Sau  khi bạn ngừng thuốc thì tình trạng này sẽ biến mất, màu nước tiểu sẽ trở lại bình thường.

Nước tiểu màu hồng nhạt do chấn thương

Chấn thương vùng thận, niệu đạo, bàng quang, vùng chậu, vùng thắt lưng…, do tai nạn hoặc vận động mạnh, có thể làm tăng myoglobin – đây là chất khi thải ra ngoài sẽ khiến nước tiểu có màu hồng.

Bệnh ở bàng quang khiến nước tiểu có màu hồng

Bệnh ở bàng quang khiến nước tiểu có màu hồng
Bệnh ở bàng quang khiến nước tiểu có màu hồng

Bàng quang là cơ quan trong hệ tiết niệu có nhiệm vụ chứa nước tiểu được thận thải ra trước khi ra ngoài cơ thể. Do đó, những bất thường ở cơ quan này như viêm, có sỏi, u có thể dẫn tới tình trạng thay đổi màu sắc của nước tiểu. Nước tiểu chuyển từ màu vàng sang màu hồng.

Tùy vào từng bệnh lý và người bệnh sẽ có triệu chứng cụ thể:

  • Viêm bàng quang: Người bệnh khi mắc viêm bàng quang sẽ có triệu chứng như đau rát khi đi tiểu, đi tiểu ra dịch màu hồng, đau vùng bụng dưới,….
  • Sỏi bàng quang: Viên sỏi trong bàng quang làm tắc nghẽn đường tiểu và gây tiểu ra máu, nước tiểu màu hồng. Ngoài ra, người bệnh còn có triệu chứng khác như khó tiểu, tiểu buốt, tiểu rát, đôi khi đi tiểu ra viên sỏi nhỏ
  • U bàng quang: Nước tiểu có màu hồng nhạt, mệt mỏi, sút cân, đau hông, đau lưng, đau tầng sinh môn là những triệu chứng u bàng quang thường gặp.

Nước tiểu màu hồng ở nam là do bệnh về tuyến tiền liệt

Nước tiểu màu hồng ở nam là do bệnh về tuyến tiền liệt
Nước tiểu màu hồng ở nam là do bệnh về tuyến tiền liệt

Các bệnh ở tuyến tiền liệt như viêm tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt cũng có thể khiến nước tiểu có màu hồng.

  • Viêm tuyến tiền liệt: Có thể do vi khuẩn hoặc không nhiễm khuẩn gây ra. Các triệu chứng thường gặp của bệnh bao gồm rối loạn chức năng sinh lý, tiểu khó, đau vùng bẹn, đi tiểu rắt và nước tiểu có màu đỏ hoặc hồng.
  • Ung thư tuyến tiền liệt: Ngoài triệu chứng đi tiểu ra màu hồng thì người bệnh còn có triệu chứng tiểu tiện khó khăn, đau mỗi khi đi tiểu, đau vùng lưng, hông, đùi trên, tiểu rắt, tiểu đêm

Bệnh về thận khiến màu nước tiểu chuyển hồng

Thận là cơ quan đảm nhận vai trò sản xuất và bài tiết nước tiểu. Vì thế, sự thay đổi màu sắc của nước tiểu có thể xảy ra bởi những vấn đề ở thận.

Nước tiểu màu hồng có thể là do những vấn đề ở thận sau:

  • Viêm bể thận (Nhiễm trùng thận): Thường xảy ra do sự tấn công của vi khuẩn gram âm. Triệu chứng của bệnh bao gồm tiểu đau, tiểu rát, tiểu ra mủ, nước tiểu có màu hồng hoặc đỏ, sốt,…
  • Sỏi thận: Người bệnh khi mắc sỏi thận thường có dấu hiệu nước tiểu ra màu hồng, màu đỏ; đau vùng thận; bí tiểu;…
  • Viêm nhiễm cầu thận: Phù mắt cá chân, có bọt trong nước tiểu, chán ăn, buồn nôn, chuột rút vào ban đêm, tiểu đêm nhiều lần, nước tiểu có màu đỏ hoặc hồng,..là những biểu hiện của bệnh viêm nhiễm cầu thận thường gặp.

Ngộ độc chì hoặc thủy ngân khiến nước tiểu có màu hồng

Nước tiểu có màu hồng do ngộ độc chì hoặc thủy ngân
Nước tiểu có màu hồng do ngộ độc chì hoặc thủy ngân

Tình trạng nước tiểu có màu hồng có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang bị ngộ độc chì hoặc thủy ngân. Người bệnh có thể bị nhiễm chì qua môi trường làm việc, sinh sống và nhiễm độc thủy ngân qua các sản phẩm hàng ngày.

  • Nhiễm độc chì gây ra các triệu chứng như đi tiểu ra màu hồng nhạt, tiêu chảy, táo bón, đau toàn thân, mệt mỏi, giảm ham muốn.
  • Nhiễm độc thủy ngân có các biểu hiện như nước tiểu màu hồng nhạt; buồn nôn, ói mửa; mất cảm giác tay chân; suy giảm thị giác, thính giác; khó thở, khó đi…

Nước tiểu màu hồng có tự hết?

Với những trường hợp nước tiểu có màu hồng là do thực phẩm, tác dụng phụ của thuốc thì màu sắc nước tiểu có thể tự hết ngay sau một thời gian khi bạn dừng ăn những thực phẩm, loại thuốc gây ra tình trạng này.

Còn với những trường hợp bệnh lý khiến màu nước tiểu chuyển sang hồng thì tình trạng này sẽ không thể tự hết nếu không có sự can thiệp của y tế. Thậm chí, nếu để lâu không chữa, tình trạng bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của người bệnh. Chính vì thế, bạn cần đến cơ sở y tế chuyên khoa càng sớm càng tốt để được bác sĩ thăm khám, tìm ra bệnh lý và đưa phác đồ điều trị phù hợp.

Nước tiểu màu hồng khi nào cần đi khám?

Nước tiểu màu hồng là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề, cần được thăm khám sớm. Người bệnh cần đến cơ sở y tế chuyên khoa ngay khi nhận thấy tình trạng đi tiểu ra màu hồng và kèm theo các triệu chứng khác như:

  • Tiểu buốt, tiểu rát
  • Nóng rát mỗi khi đi tiểu
  • Tiểu nhiều, đặc biệt về đêm
  • Đau vùng lưng, hông, bụng dưới
  • Tiểu ra sỏi
  • Sốt
  • Cơ thể mệt mỏi

Sau thăm khám, bác sĩ sẽ căn cứ vào từng bệnh lý, mức độ của bệnh để đưa ra phác đồ điều trị thích hợp, đem lại hiệu quả cao.

  • Điều trị nội khoa: Áp dụng với những trường hợp viêm nhiễm. Thuốc được chỉ định thường là thuốc kháng sinh đặc hiệu để loại bỏ tác nhân gây bệnh, giảm nhanh triệu chứng.
  • Can thiệp ngoại khoa: Thực hiện với những trường hợp bệnh ở giai đoạn nặng, dùng thuốc không đem lại hiệu quả.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần phải chú trọng tới sinh hoạt thường ngày để quá trình điều trị đạt kết quả tốt nhất:

  • Luôn uống đủ nước trong ngày, đảm bảo tối thiểu 2 lít nước/ngày
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, cân bằng đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng chính. Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi và hạn chế dầu mỡ, muối, đường trong lúc chế biến món ăn.
  • Không nên nhịn tiểu
  • Tập luyện thể dục thể thao đều đặn, vừa sức

Hy vọng rằng qua những chia sẻ trên đây, bạn sẽ hiểu rõ hơn về tình trạng nước tiểu có màu hồng. Từ đó có biện pháp can thiệp xử lý đúng đắn, kịp thời, tránh biến chứng. Nếu bạn còn băn khoăn, thắc mắc liên quan đến tình trạng này, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline hoặc website https://dakhoaxadan.com/ để được hỗ trợ giải đáp nhanh nhất.

BacsiNguyen

"Tác giả"BacsiNguyen

Tiến sĩ – Bác sĩ Lê Đỗ Nguyên được nhiều bệnh nhân đánh giá là một bác sĩ chữa Nam khoa – Ngoại tiết niệu giỏi tại Hà Nội không chỉ bởi năng lực, kinh nghiệm mà còn là thái độ làm việc tận tâm và giàu lòng y đức. Trong hơn 30 năm công tác, bằng kiến thức uyên thâm và kinh nghiệm dày dặn, bác sĩ đã thăm khám, điều trị thành công cho hàng nghìn bệnh nhân mắc bệnh nam khoa, bệnh lý đường tiết niệu và vô sinh – hiếm muộn.

Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người

Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất

map phòng khám đa khoa quốc tế Hà Nội