Nhiễm trùng tử cung là gì nguyên nhân và giải pháp phòng tránh
Nhiễm trùng tử cung là biến chứng nguy hiểm, xảy ra ở phụ nữ sau sinh và sau khi phá thai. Nếu không kiểm soát tốt, tác nhân gây hại có thể lây lan đến các cơ quan lân cận, gây viêm nhiễm diện rộng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và khả năng sinh sản về sau. Vậy nhiễm trùng tử cung là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu nhiễm trùng tử cung thế nào? Làm gì để phòng tránh nhiễm khuẩn sau sinh?
Tất cả thắc mắc sẽ được Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên giải đáp trong bài viết dưới đây, mời các bạn cùng theo dõi.
Mục lục:
Nhiễm trùng tử cung là gì?
Nhiễm trùng tử cung là tình trạng tử cung bị viêm do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng… gây nên. Khi nữ giới sinh con hoặc phá thai, chúng xâm nhập và bộ phận sinh dục, sau đó di chuyển theo đường máu, gây viêm nhiễm ngược dòng từ âm đạo, cổ tử cung rồi đến tử cung.
Nhiễm trùng tử cung là hệ quả của việc phá thai không an toàn hoặc không đảm bảo điều kiện vệ sinh trong quá trình sinh nở, hậu sản. Ngoài ra, nữ giới không chú trọng vệ sinh vùng kín sạch sẽ sau khi thực hiện các thủ thuật ngoại khoa có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng nhiễm khuẩn.
Viêm nhiễm tử cung nếu không được kiểm soát tốt sẽ lan sang các cơ quan lân cận như dây chằng, vòi trứng, buồng trứng, vùng chậu…, gây viêm nhiễm diện rộng, ảnh hưởng đến sức khỏe và quá trình mang thai sau này. Một số trường hợp nặng có thể bị nhiễm trùng máu, đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Dấu hiệu nhiễm trùng tử cung
Theo bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên: Viêm nhiễm tử cung là biến chứng nguy hiểm sau quá trình sinh nở, hậu sản và đình chỉ thai nghén. Nhận biết các triệu chứng nhiễm trùng tử cung giúp chị em chủ động phòng tránh và thăm khám sớm:
-
Đau bụng
Nhiễm trùng tử cung gây ra tình trạng đau bụng dưới hoặc khó chịu ở vùng chậu trong vòng 1 đến 3 ngày sau khi sinh và phá thai. Mức độ đau tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng viêm nhiễm của mỗi chị em. Cơn đau có thể nhẹ đến trung bình, nếu nhiễm trùng nặng, chị em sẽ thấy đau dữ dội, kéo dài và không giảm đi sau khi uống thuốc giảm đau thông thường.
-
Sốt cao
Một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của nhiễm trùng tử cung là sốt. Nữ giới bị nhiễm trùng tử cung thường cảm thấy nóng, sốt cao trên 38 độ C, đôi khi cảm thấy lạnh run, môi khô, tình trạng sốt không thuyên giảm khi dùng thuốc hạ sốt.
-
Dịch tiết âm đạo bất thường
Âm đạo tiết dịch bất thường là triệu chứng nhiễm trùng tử cung chị em cần lưu ý. Dịch tiết ra với số lượng nhiều, có mùi hôi rất khó chịu. Màu sắc dịch âm đạo bất thường, có màu vàng, xanh hoặc xám, đôi khi có lẫn máu.
-
Tử cung sưng to
Các mô xung quanh tử cung bị viêm nhiễm khiến tử cung sưng to. Chị em có thể cảm thấy kích thước tử cung của mình lớn hơn bình thường, sờ vào thấy mềm, đau nhói và khó chịu, đặc biệt là khi ngồi, đứng hoặc di chuyển.
-
Cơ thể mệt mỏi
Sau khi trải qua quá trình sinh nở hoặc phá thai, nữ giới thường cảm thấy mệt mỏi do lượng máu mất đi nhiều. Nếu bị viêm nhiễm tử cung, cơ thể nữ giới có biểu hiện xanh xao, ốm yếu, đau đầu, chán ăn, suy giảm năng lượng…
Khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường trên, chị em cần nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán nguyên nhân. Dựa trên tình trạng viêm nhiễm, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả.
Nhiễm trùng tử cung do nguyên nhân nào?
Tác nhân gây viêm nhiễm tử cung là vi khuẩn, virus, ký sinh trùng… Ng, bác sĩ chuyên khoa đã chỉ ra một số yếu tố gia tăng nguy cơ nhiễm trùng tử cung sau sinh và phá thai là:
-
Không vệ sinh vùng kín sạch sẽ
Sau khi sinh, nữ giới thường ra sản dịch kéo dài từ 2-6 tuần, một số ít trường hợp kéo dài tới 2-3 tháng. Với các trường hợp phá thai, tùy theo phương pháp bỏ thai mà thời gian ra máu sẽ dao động từ 5-10 ngày. Lúc này, vùng kín của chị em ẩm ướt và nhạy cảm hơn bình thường. Nếu không vệ sinh “cô bé” sạch sẽ, đúng cách sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây hại xâm nhập và phát triển. Sau đó, chúng không ngừng sinh sôi, lây lan nhanh chóng từ âm đạo, cổ tử cung đến tử cung, gây nên tình trạng nhiễm trùng.
-
Điều kiện y tế không đảm bảo
Nữ giới sinh con hoặc phá thai trong môi trường không đảm bảo vệ sinh, tồn tại nhiều loại vi khuẩn, virus… sẽ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa và nhiễm trùng máu. Ngoài ra, trong quá trình sinh mổ hoặc phá thai nội khoa, bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ y tế tác động trực tiếp vào tử cung của nữ giới. Nếu các dụng cụ trên không được trùng cẩn thận, tác nhân gây hại sẽ xâm nhập vào tử cung, gây viêm nhiễm và lây lan sang các cơ quan lân cận.
-
Biến chứng sau sinh và phá thai
Sau khi sinh và phá thai, nếu nhau thai không được đưa ra khỏi tử cung thì những mảnh nhau thai còn sót lại sẽ viêm nhiễm. Ngoài ra, một số biến chứng khác như băng huyết, thiếu máu, ối vỡ non hay chuyển dạ kéo dài… làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tử cung.
-
Hình thức sinh nở
Hình thức sinh nở là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng phát triển nhiễm trùng tử cung. Theo các chuyên gia, sinh thường qua đường âm đạo có 1-3% nguy cơ viêm nhiễm tử cung trong khi hình thức sinh mổ đã được lên lịch từ trước và được thực hiện trước khi bắt đầu chuyển dạ là 5-15%. Nguy hiểm nhất là hình thức sinh mổ cấp cứu (sinh mổ không theo lịch trình) với khả năng phát triển viêm nhiễm lên đến 15-20%. Để ngăn ngừa viêm nhiễm, sản phụ nên trao đổi và thống nhất với bác sĩ về kế hoạch sinh con của mình, đặc biệt là khi bạn có dự định sinh mổ.
Ngoài những yếu tố trên, thai phụ béo phì, thiếu máu, sức khỏe thai phụ yếu, hệ miễn dịch kém là nguyên nhân khiến vi khuẩn, virus tấn công và gây viêm nhiễm.
Cách phòng tránh nhiễm trùng tử cung sau khi phá thai và sinh con
Nhiễm trùng tử cung do nhiều nguyên nhân gây ra. Tuy nhiên, điều kiện vệ sinh không đảm bảo là yếu tố chính gây biến chứng viêm nhiễm sau khi phá thai và sinh nở. Vì thế, khi thực hiện đình chỉ thai nghén hay sinh con, nữ giới nên lựa chọn cơ sở y tế chuyên khoa, địa chỉ phá thai uy tín, chất lượng. Các cơ sở này có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi, dày dặn kinh nghiệm cùng hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại, phòng thủ thuật được tiệt trùng cẩn thận, đảm bảo vô trùng, vô khuẩn. Những điều kiện trên sẽ đảm bảo quá trình sinh nở hoặc bỏ thai an toàn, hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm trùng tử cung.
Bên cạnh đó, sản phụ sắp sinh nên đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe để được bác sĩ tư vấn phương pháp sinh nở phù hợp. Nếu chị em có nhu cầu sinh mổ, cần trao đổi với bác sĩ về quy trình ngăn ngừa nhiễm trùng của bệnh viện. Việc lên kế hoạch và chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi sinh giúp giảm nguy cơ viêm nhiễm cũng như các tai biến sản khoa khác.
Sau khi phá thai hoặc sinh nở, chị em cần tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo cơ thể nhanh chóng hồi phục và hạn chế tình trạng viêm nhiễm:
- Vệ sinh “cô bé” bằng nước ấm, tuyệt đối không thụt rửa sâu âm đạo. Không dùng khăn ướt có mùi thơm hoặc giấy khô thô ráp để vệ sinh âm đạo.
- Giữ vùng kín khô ráo, sạch sẽ. Thay quần lót và băng vệ sinh thường xuyên.
- Nghỉ ngơi đầy đủ, tránh đi lại nhiều. Không vận động sớm trong giai đoạn 1 tháng sau sinh.
- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để cơ thể khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng. Những thực phẩm chị em nên ăn là thực phẩm giàu đạm, sắt, canxi, trái cây và rau xanh…
- Không sinh hoạt vợ chồng sớm khi sức khỏe và tử cung chưa hồi phục hoàn toàn. Việc quan hệ sớm sẽ gây tổn thương cơ quan sinh sản, gia tăng nguy cơ viêm nhiễm.
- Tái khám phụ khoa theo lịch hẹn của bác sĩ
- Ngay khi có biểu hiện bất thường, chị em cần nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.
Hy vọng với những thông tin mà bài viết cung cấp, chị em đã biết được nguyên nhân, dấu hiệu nhiễm trùng tử cung cũng như cách phòng tránh tình trạng viêm nhiễm phụ khoa sau khi sinh nở và đình chỉ thai nghén. Nếu còn điều gì thắc mắc liên quan đến vấn đề trên , hãy liên hệ với các chuyên gia của phòng khám bằng cách gọi điện đến số 0969 668 152 để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.