[Giải đáp ] Cuống lưỡi nổi mụn thịt đỏ là bị gì- có phải bệnh xã hội không?

Ngày đăng: 2021-07-07
5/5 - (2 bình chọn)

Cuống lưỡi nổi mụn thịt đỏ là một trong những dấu hiệu bất thường. Nếu như không thăm khám, xử lý kịp thời tình trạng sức khỏe của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng. Theo các bác sĩ chuyên khoa, phần lớn bệnh nhân bị nổi mụn ở cuống lưỡi là do các  bệnh xã hội gây ra. Vậy Cuống lưỡi nổi mụn thịt đỏ là bệnh gì, chữa như thế nào? tất cả sẽ được lý giải trong bài viết dưới đây.

Cuống lưỡi nổi mụn thịt đỏ là gì?

Hầu hết bệnh nhân khi thấy cuống lưỡi nổi cục thịt đều hoang mang, lo lắng. Không biết hiện trạng này có ảnh hưởng đến sức khỏe hay không.

Mụn thịt là các nốt u nhú xuất hiện trên da hay niêm mạc, có màu hồng nhạt hoặc nâu sậm. Mụn thịt thường nổi trên bề mặt da và tập trung nhiều ở những vị trí nóng ẩm của cơ thể như cuống lưỡi, dưới lưỡi hoặc khoang miệng.

Hiện tượng cuống lưỡi có cục thịt do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể là lành tính nhưng đôi khi lại tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Để giảm thiểu biến chứng, bảo vệ sức khỏe ngay khi cơ thể có các dấu hiệu bất thường các bạn cần thăm khám sớm để có biện pháp khắc phục kịp thời hiệu quả.

cuống lưỡi nổi mụn thịt đỏ

Nguyên nhân khiến cuống lưỡi nổi mụn

Tình trạng cuống lưỡi nổi mụn xảy ra khá phổ biến. Để khắc phục cũng như ngăn chặn được các biến chứng có thể xảy ra, người bệnh cần biết chính xác nguyên nhân.

Theo các chuyên gia, hiện tượng  cuống lưỡi nổi mụn đỏ, mụn thịt, mụn nước, mụn trắng… thường là do các nguyên nhân sau gây ra:

  • Do cơ địa, rối loạn nội tiết, rối loạn tuyến mồ hôi, da niêm dễ nhạy cảm.
  • Do lối sống và thói quen sinh hoạt không tốt như ăn uống thiếu chất, sử dụng các chất kích thích, mỹ phẩm hay kem đánh răng kém chất lượng có các thành phần gây tổn thương da niêm, uống các loại thuốc không rõ ảnh hưởng nội tiết dẫn tới bị mụn thịt.
  • Theo một nghiên cứu năm 2008, vi rút u nhú ở người (HPV) có thể là một yếu tố trong sự phát triển của các mụn thịt nổi ở lưỡi.
  • Tình trạng lưỡi nổi mụn thịt trên bề mặt lưỡi, cuống lưỡi hay dưới lưỡi có nhiều nguyên nhân lành tính gây ra. Tuy nhiên cũng có nguy cơ nguy hiểm, nhất là bị bệnh sùi mào gà hoặc u nhú tiền đình papillomatosis là rất cao.

Cuống lưỡi nổi mụn là bệnh gì?

Ngoài những nguyên nhân lành tính kể trên thì tình trạng cuống lưỡi nổi mụn thịt có thể là dấu hiệu của bệnh lý. Vậy cuống lưỡi nổi mụn thịt  là bị gì? Theo chuyên gia, phần lớn bệnh nhân bị nổi mụn ở cuống lưỡi là dấu hiệu của các bệnh:

Viêm họng

Viêm họng là bệnh lý phổ biến mà hầu hết ai cũng từng gặp phải trong đời. Viêm họng thường xảy ra khi thời tiết thay đổi đột ngột, người có sức đề kháng kém. Triệu chứng thường thấy của bệnh lý này là đau rát họng, nổi mụn thịt ở cuống lưỡi, nhức đầu, ho, khàn tiếng.

Viêm họng thực chất là bệnh không nguy hiểm. Tuy nếu như không điều trị dứt điểm. Bệnh sẽ nhanh chóng chuyển sang giai đoạn mãn tính. Khiến người bệnh gặp phải nhiều biến chứng như: Viêm amidan; viêm tai giữa; viêm thận; viêm phổi hoặc áp xe phổi…

Sùi mào gà

Cuống lưỡi nổi cục thịt có thể là do bệnh sùi mào gà – bệnh lý do vi khuẩn u nhú HPV gây ra. Vì đều có cục mụn thịt đỏ ở lưỡi nên tình trạng này rất dễ bị nhầm lẫn với hiện tượng nhiệt miệng. Tuy nhiên, sùi mào gà là căn bệnh nguy hiểm, sẽ ảnh hưởng đến tính mạng của bạn lẫn người thân trong gia đình.

Dấu hiệu giúp bạn nhận biết tình trạng này để kịp thời chữa trị là:

  • Thân dưới lưỡi hoặc ở bề mặt cuống lưỡi có các u nhú hoặc mụn cóc nhỏ màu hồng. Kích thước nhỏ, đường kính khoảng 1 – 20mm.
  • Ở lưỡi, cổ họng và khoang miệng thường có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
  • Xương hàm bị đau, lưỡi bị tê, sưng đau.
  • Cảm thấy khoang miệng đau rát khi nhai, không thể cảm nhận mùi vị thức ăn trọn vẹn.
  • Lưỡi và khoang miệng nổi phát ban, xuất hiện mẩn đỏ niêm mạc.
  • Khó khăn khi ăn đồ ăn đặc, có thể bị nôn ra máu.
  • Khối u xuất hiện trong cổ họng, má khiến người bệnh mệt mỏi, không muốn ăn uống.

[Nếu bản thân bạn đang có dấu hiệu của bệnh sùi mào gà, tư vấn online ngay cùng bác sĩ chuyên khoa]

51226144 1578450783995

Bệnh viêm lưỡi

Viêm lưỡi là bệnh lý khiến cho lưỡi bị thay đổi màu sắc, phần đầu lưỡi bị sưng tấy đỏ. Bệnh xảy ra là do bạn bị dị ứng với thuốc, thức ăn lạ. Bên cạnh đó, nếu như mức sắt trong máu của bạn quá thấp sẽ khiến lượng myoglobin bị suy giảm. Lúc này hàm lượng protein có trong tế bào hồng cầu ở cơ thể cũng sẽ bị suy giảm theo, gây ra bệnh viêm lưỡi.

Hiện viêm lưỡi được chia làm 2 dạng gồm viêm lưỡi cấp tính và viêm lưỡi mãn tính. Tùy vào từng cơ địa, cũng như nguyên nhân gây ra bệnh lý mà người bệnh sẽ có các dấu hiệu khác nhau.

Tuy nhiên khi bị viêm lưỡi, các bạn sẽ có thể dựa vào các dấu hiệu dưới đây để nhận biết bệnh:

  • Lưỡi bị sưng và đau
  • Dưới lưỡi bị ngứa và rát
  • Cấu trúc bề mặt của lưỡi bị thay đổi. Khiến cho kích thước và hình dạng của nhú lưỡi cũng thay đổi theo
  • Trên bề mặt lưỡi có nhiều màu sắc khác nhau. Có thể là màu trắng, hoặc hồng.
  • Người bệnh sẽ cảm thấy đau khi nuốt hoặc nhai thức ăn
  • Khả năng ăn và nói của người bệnh bị ảnh hưởng

Viêm lưỡi không đe dọa đến tính mạng nhưng nếu không điều trị sớm nó sẽ làm cho các nhú lưỡi biến mất. Khiến người bệnh không thể cảm nhận được hương vị của thức ăn.

Nhiễm trùng vùng miệng

Cuống lưỡi nổi mụn thịt  là bị gì? Đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng vùng miệng. Vệ sinh miệng không sạch sẽ và đúng cách sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập là nguyên nhân chính dẫn tới bệnh lý này.

Nhiễm trùng vùng miệng thường có những triệu chứng như cuống lưỡi nổi mụn thịt màu đỏ, môi xuất hiện nhiều vết lở loét, khó chịu khi nhai nuốt thức ăn,…

Nhiễm trùng vùng miệng nếu không thăm khám, điều trị đúng phương pháp các mụn thịt đỏ ở cuống lưỡi sẽ nhanh chóng lây lan sâu vào vòm họng. Khiến người bệnh có thể bị ung thư vòm họng.

Sỏi amidan

Mụn thịt màu trắng mọc ở cuống lưỡi là một trong những biểu hiện của sỏi amidan. Bệnh hình thành do khối vôi hóa ở amidan trong khoang miệng.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sỏi amidan là vệ sinh răng miệng kém, viêm amidan mãn tính, thường xuyên hút thuốc lá.

Sỏi amidan còn có các triệu chứng khác đi kèm như hôi miệng, đau họng, viêm sưng amidan, nhai nuốt thức ăn khó khăn.

Mọc mụn trắng ở dưới lưỡi- triệu chứng của sỏi amidan

Mọc mụn ở lưỡi đau rát do nhiệt miệng

Nhiệt miệng là gì? Là bệnh lý viêm nhiễm do virus gây ra khiến cho hệ miễn dịch ở niêm mạc miệng và lưỡi bị suy giảm.

Khi bị nhiệt miệng, người bệnh thường có triệu chứng:

  • Lưỡi bị đau do mụn mọc
  • Người bệnh bị đau khi nhai và nuốt thức ăn
  • Đau bụng
  • Hệ tiêu hóa yếu kém
  • Sụt cân
  • Hay cáu gắt…

Nếu như bạn có chế độ ăn uống không khoa học, bản thân thường xuyên bị thiếu chất, nguy cơ cao sẽ bị nhiệt miệng. Để phòng tránh bệnh nhiệt miệng, các bạn chỉ cần:

  • Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để nâng cao swucs khỏe
  • Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể
  • Tránh để bản thân bị stress kéo dài

Ung thư vòm họng

Theo như các chuyên gia, cuống lưỡi nổi mụn thịt nhưng không đau phần lớn là dấu hiệu của bệnh ung thư vòm họng. Ung thư vòm họng là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm có thể tước đi mạng sống của người bệnh. Khi bị mắc bệnh này, hầu hết người bệnh sẽ có các triệu chứng như cơ thể mệt mỏi; cân nặng bị giảm sút nghiêm trọng; ho khan kéo dài…

Để biết chính xác hiện tượng cuống lưỡi nổi mụn thịt không đau có phải là ung thư vòm họng hay không. Các bạn cần thăm khám sớm, cũng như làm các xét nghiệm cần thiết.

Mụn rộp sinh dục

Virus HSV chính là tác nhân gây bệnh mụn rộp sinh dục. Quan hệ không an toàn qua đường tình dục, qua hậu môn, hay khoang miệng chính là điều kiện để virus này sinh sôi và phát triển.

Thời gian đầu khi mới bị mắc bệnh. Người bệnh sẽ có các triệu chứng giống như người bị cúm gồm: Sốt nhẹ, chóng mặt và buồn nôn.

Tại khoang miệng sẽ bắt đầu xuất hiện các mụn nước nhỏ li ti màu trắng có chứa dịch nhầy. Khi các mụn này bị vỡ ra sẽ khiến cho người bệnh bị đau đớn khó chịu. Mụn rộp sinh dục là bệnh lý khá là nguy hiểm. Vì thế các bạn không được chủ quan coi thường.

tư vấn sức khỏe

Nổi mụn cục dưới lưỡi chữa như thế nào?

Nổi mụn dưới cuống lưỡi là dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý. Để chữa dứt điểm được hiện tượng nổi mụn dưới cuống lưỡi cần phải xác định chính xác bệnh lý. Vì thế, khi thấy cuống lưỡi nổi mụn các bạn nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt. Sau khi thăm khám, căn cứ vào kết quả, bác sĩ sẽ lựa chọn ra phương pháp điều trị phù hợp.

Tại phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Hà Nội, với mỗi bệnh lý khiến cuống lưỡi nổi mụn sẽ có các phương pháp điều trị khác nhau, phù hợp với mức độ bệnh như:

  • Bệnh nhiễm trùng khoang miệng sẽ được điều trị bằng các loại thuốc kháng sinh đặc hiệu
  • Chữa bệnh sùi mào gà gây mọc mụn dưới lưỡi bằng phương pháp Đông Tây y kết hợp, phương pháp ngoại khoa ALA-PDT;
  • Điều trị hiện tượng nổi mụn dưới lưỡi do mụn rộp sinh dục bằng liệu pháp cân bằng miễn dịch gene sinh học…

Với đội ngũ bác sĩ là những chuyên gia đầu ngành cùng với sự hỗ trợ của hệ thống máy móc trang thiết bị y tế hiện đại. Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Hà Nội đã điều trị thành công cho nhiều bệnh nhân bị mọc mụn dưới cuống lưỡi, trở thành địa chỉ tin cậy của nhiều bệnh nhân, vì thế các bạn hoàn toàn yên tâm khi đến khám và điều trị bệnh tại phòng khám.

  • Địa chỉ phòng khám: Số 152 Xã Đàn- Phương Liên- Đống Đa- Hà Nội
  • Hiện phòng khám làm việc từ 8h-20h30 tất cả các ngày trong tuần, bao gồm ngày lễ và tết.
Nguyễn Văn Sướng

"Tác giả"Nguyễn Văn Sướng

Bác sĩ nam khoa và tiết niệu hơn 30 năm kinh nghiệm trong nghề với hàng nghìn bệnh nhân đã từng điều trị khỏi bệnh.

Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người

Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất

map phòng khám đa khoa quốc tế Hà Nội