Kinh nguyệt ra ít hơn bình thường, ra ít nhưng kéo dài có máu nâu đen
Hiện tượng kinh nguyệt ra ít hơn bình thường ở nữ giới do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Đôi khi, đó chỉ là một biểu hiện không đáng lo ngại, do ảnh hưởng của chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học. Nhưng cũng có thể, tình trạng kinh nguyệt ra ít, kéo dài, có màu đen, nâu đen là do các bệnh lý ở tử cung, buồng trứng gây ra. Nếu không phát hiện kịp thời có thể làm ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của người bệnh.
Chính vì vậy bản thân mỗi nữ giới nên cảnh giác với việc kinh nguyệt đột ngột ra ít. Việc chủ động tìm hiểu những nguyên nhân cũng như cách chữa trị kinh nguyệt ra ít sẽ giúp bạn bảo vệ tốt cho sức khỏe của bản thân và phòng tránh các biến chứng nguy hại.
Mục lục:
Thế nào được gọi là kinh nguyệt ra ít hơn bình thường?
Có nhiều phụ nữ thường dựa vào phỏng đoán và cảm nhận để kết luận tình trạng máu kinh trong chu kỳ của mình ra ít hơn bình thường.
Tuy nhiên, trong y học, chúng tôi chỉ xác định kinh nguyệt ra ít khi lượng máu kinh tiết ra < 50ml kéo dài trong chu kỳ từ 3-7 ngày. Đây cũng được xem là tình trạng bất thường sức khỏe cần được chú ý hơn.
Ngoài ra, với những trường hợp thời gian hành kinh không kéo dài (< 3 ngày) và lượng máu kinh < 20ml thì bạn không cần quá lo lắng.
Dấu hiệu nhận biết kinh nguyệt ra ít
Khác hẳn với những người nhạy cảm ở trên. Có nhiều chị em không quá để ý tới lượng máu kinh ở chu kỳ của mình.
Nhiều bệnh nhân được hỏi cũng không biết lượng máu trong mỗi chu kỳ là tăng hay giảm, ít hay nhiều. Việc không xác định được thể trạng của mình như thế này sẽ gây khó khăn trong quá trình chuẩn đoán và điều trị nếu mắc bệnh.
Qua đó để khỏe mạnh, chị em cần quan tâm hơn tới bản thân mình. Hãy dựa vào những dấu hiệu dưới đây, nó có thể giúp nữ giới xác định kinh nguyệt của mình ra ít hơn bình thường.
- Số ngày hành kinh: Nếu số ngày hành kinh kéo dài tới tận 3,4 ngày hoặc hơn thế. Số lượng máu thấm ra băng vệ sinh ít. Chắc chắn bạn đang gặp tình trạng kinh nguyệt ra ít.
- Màu máu kinh: Thông thường, màu máu kinh sẽ có màu đỏ vào những ngày đầu, sau đó sẽ chuyển sang đỏ đậm, hoặc hơi nâu. Tuy nhiên, nếu kinh nguyệt ra ít màu nâu hoặc nâu đen thì đó là hiện tượng bất thường.
Ngoài ra, ở một số trường hợp còn gặp triệu chứng đau lưng, co thắt tử cung hoặc tâm trạng thất thường.
Nguyên nhân kinh nguyệt ra ít
Để các bạn dễ hiểu hơn thì trong phần này chúng tôi sẽ chia ra các nguyên nhân gây ra các tình trạng kinh nguyệt ra ít khác nhau:
Ví dụ: như nguyên nhân chu kỳ hành kinh ra ít hơn bình thường, ra ít nhưng kéo dài, ra kèm máu đen, máu màu nâu…..
Nguyên nhân kinh nguyệt ra ít hơn bình thường
Đây là hiện tượng thường thấy. Lúc này, chị em chỉ cảm nhận được lượng máu trong chu kỳ hành kinh của mình ít hơn bình thường và không có bất kỳ triệu chứng nào khác kèm theo. Và nó gây ra do:
Do cân nặng
Nữ giới bị thiếu cân là một trong những nguyên nhân khiến lượng máu kinh trong chu kỳ ít hơn bình thường.
Khi cơ thể bị nhẹ cân sẽ dẫn tới thiếu các protein và chất béo cần thiết cho hoạt động của hormone. Do đó, sẽ tác động xấu đến chu kỳ kinh nguyệt của chị em.
Ngoài ra, tăng hoặc giảm cân đột ngột cũng có những ảnh hưởng đến nguyệt san.
Chế độ ăn – thuốc sử dụng tránh thai
Nguyên nhân thứ 2 khiến kinh nguyệt ra ít hơn bình thường đó là do chế độ ăn uống và sử dụng thuốc.
- Đối với chế độ ăn: Một chế độ ăn không lành mạnh, thường xuyên ăn thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, đường hay sữa ngọt. Thiếu bổ sung các loại vitamin, rau xanh hoa quả cũng khiến lượng máu kinh trong chu kỳ của bạn ra ít hơn.
- Sử dụng thuốc tránh thai: Nếu phát hiện lượng máu kinh của mình ít hơn bình thường sau khi dùng thuốc tránh thai thì đó có thể là nguyên nhân. Cơ chế hoạt động của một số thuốc tránh thai là ngăn cản quá trình rụng trứng. Khi không có trứng, lớp niêm mạc tử cung chỉ bong ra một lớp mỏng. Nên khiến kinh nguyệt xuất ít hơn.
Thay đổi nội tiết tố
Thay đổi nội tiết tố là nguyên nhân tiếp theo gây ra tình trạng bất ổn ở lượng máu kinh khiến nó tiết ra ít hơn bình thường.
Lượng nội tiết thay đổi thường xảy ra khi phụ nữ bị
- áp lực;
- Stress;
- tuổi tác;
- Mang thai;
- Mãn kinh;
- bệnh lý phụ khoa ở tử cung, cổ tử cung;
- Bệnh cường giáp;
- sử dụng thuốc nội tiết;….
Các nguyên nhân kể gây ra mất cân bằng lượng Estrongen và Progesterone trong cơ thể và ảnh hưởng tới chu kỳ hành kinh và lượng máu của nó.
Có thể bạn quan tâm: Mất kinh nguyệt là gì: Nguyên nhân và cách điều trị.
Nguyên nhân kinh nguyệt ra ít nhưng kéo dài nhiều ngày
Đối với những trường hợp kinh nguyệt ra ít nhưng kéo dài hơn 7 ngày thì có có thể do các nguyên nhân:
Do dậy thì, tiền mãn kinh hoặc mãn kinh
Kinh nguyệt ra ít và kéo dài là biểu hiện thường thấy ở phụ nữ ở những giai đoạn đầu của tuổi dậy thì, tiền mãn kinh và mãn kinh.
- Đối với tuổi dậy thì: Tình trạng thường xảy ra ở độ tuổi này trong 2 năm đầu của chu kỳ kinh nguyệt. Nó và vấn đề sinh lý bình thường do buồng trứng hay các tuyến nội tiết mới bắt đầu phát triển chu kỳ kinh không kèm phóng noãn. Tuy nhiên, sau 2 năm chu kỳ hành kinh vẫn ra ít và kéo dài nhiều ngày thì cần đi khám ngay lập tức.
- Đối với tiền mãn kinh và mãn kinh: Đây là giai đoạn chu kỳ hành kinh lặp lại ở tuổi dậy thì. Lúc này phụ nữ tuổi mãn kinh sẽ bắt đầu sụt giảm lượng lớn nội tiết tố. Điều này khiến cho chu kỳ kinh cũng dần tiết ra ít máu hơn trong thời gian dài.
Do bệnh lý phụ khoa
Các bệnh tổng thương ở tử cung và buồng trứng là nguyên nhân tiếp theo gây ra tình trạng kinh nguyệt ra ít và kéo dài. Cụ thể:
- U xơ tử cung;
- Viêm nội mạc tử cung;
- Ung thư nội mạc tử cung;
- Lạc nội mạc;
- Viêm vùng chậu;
- Poly nội mạc tử cung;
- ung thư tử cung;….
Đây là các bệnh lý ảnh hưởng tới quá trình sản xuất và sự lưu chuyển của dòng chảy kinh nguyệt. Bất kỳ bệnh nào kể trên cũng khiến cho lượng máu kinh được sản xuất ít hơn. Hoặc khiến dòng chảy kinh nguyệt thay đổi ứ đọng khiến chúng ra ít và kéo dài trong nhiều ngày.
Do thủ thuật ngoại khoa
Can thiệp các thủ thuật ngoại khoa vào buồng trứng, tử cung cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng máu kinh ít và kéo dài nhiều ngày.
Quá đó, các việc nạo phá thai, mổ bóc tách u nang, u xơ, phẫu thuật tử cung….khiến lượng máu kinh sản xuất từ các cơ quan này thay đổi. Ngoài ra, các vết sẹo sơ cũng có thể làm thay đổi dòng chảy của máu kinh. Điều này khiến cho lượng máu kinh tiết ra ít hơn và kéo dài nhiều ngày trong chu kỳ.
Kinh nguyệt ít dần do mất nhiều máu trong và sau khi sinh
Nữ giới mất nhiều máu trong và sau khi sinh có thể ảnh hưởng lên tuyến yên và gây hội chứng Sheehan. Hội chứng này sẽ khiến suy giảm các hormone trong cơ thể, bao gồm hormone kiểm soát kỳ kinh. Do đó, chị em sẽ gặp triệu chứng kinh nguyệt ít dần đi.
Nguyên nhân kinh nguyệt ra ít và có màu nâu đen
Bạn có thể nhận thấy màu sắc khác nhau của máu kinh có thể đi từ đỏ tươi đến cam, nâu đến đen.
Trong trường hợp này, để gây ra tình trạng máu kinh ra ít máu và có màu nâu, màu nâu đen có thể là do bệnh suy buồng trứng, bệnh phụ khoa hay những rối loạn nội tiết tố…. Cụ thể hơn thì:
Kinh nguyệt ra ít và có màu đen do suy giảm buồng trứng
Suy buồng trứng là tình trạng các chức năng ở buồng trứng bị suy kiệt. Thông thường tình trạng này xảy ra ở phụ nữ trước 40 tuổi.
Khi mắc bệnh, ngoài tình trạng kinh nguyệt ra ít (một số trường hợp không có kinh) người bệnh còn gặp các triệu chứng:
- Dễ cáu;
- Bốc hỏa;
- Ra nhiều mồ hôi đặc biệt là khi về đêm;
- Giảm ham muốn tình dục;
- Khô âm đạo.
Ở một số người bệnh còn xuất hiện tình trạng máu kinh có màu đen hoặc nâu đen.
Do mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
Nhiều trường hợp kinh nguyệt ít, ra ít có màu nâu đen có thể do mắc hội chứng buồng trứng đa nang.
Đa nang buồng trứng là tình trạng các u nang hình thành trong buồng trứng. Nên sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trứng và không trứng trưởng thành.
Tình trạng này khiến trứng không thể rụng hoặc trứng chưa trưởng thành di chuyển vào tử cung. Điều này ảnh hưởng đế độ dày thành tử cung và khiến lượng máu kinh ra ít hơn.
Trong một số trường hợp mắc PCOS khối u tác động tới dòng chảy tử cung, khiến kinh nguyệt bị ứ đọng. Việc ứ đọng, ngoài khiến thời gian hành kinh kéo dài còn khiến lượng máu kinh tiết ra có màu đen hoặc nâu đen.
Ngoài biểu hiện ra ít máu kinh kể trên thì người bệnh còn gặp các triệu chứng khác như mụn trứng cá, tăng cân đột ngột, lông tóc mọc rậm rạp.
Do vật gì đó mắc kẹt trong hệ sinh sản
Tình trạng máu kinh ít và ra màu đen có thể do có vật thể lạ mắc kẹt trong âm đạo của bạn.
Các vật thể khác có thể bị mắc kẹt trong âm đạo có thể là
- bao cao su,
- đồ chơi tình dục;
- Tampon;
- lệch vòng tránh thai.
Ngoài làm tắc và biến máu kinh sang màu đen bạn cũng có thể gặp các triệu chứng sau:
- dịch tiết âm đạo có mùi hôi;
- khó chịu hoặc ngứa xung quanh và trong âm đạo;
- phát ban hoặc sưng quanh vùng sinh dục;
- sốt;
- Tiểu khó.
Trong một số trường hợp hiếm gặp, phụ nữ có thể bị nhiễm trùng đe dọa tính mạng nếu gặp phải tình trạng trên.
Kinh nguyệt ra ít và có màu đen do hẹp cổ tử cung
Rất ít trường hợp nữ giới bị hẹp tử cung hoặc tử cung đóng kín hoàn toàn. Tuy nhiên, với những chị em gặp bệnh lý này sẽ khiến kinh nguyệt ra ít và thất thường.
Thông thường, đối tượng bị hẹp tử cung là những người từng phẫu thuật tử cung như cắt nội mạc tử cung, khoét chóp cổ tử cung… Lúc này, kinh nguyệt sẽ bị giữ lại ở tử cung tích tụ lâu ngày sẽ chuyển sang màu đen và dần từ từ chảy ra.
Do sẹo ở tử cung
Hiện tượng kinh nguyệt ra ít có màu đen có thể do sẹo ở tử cung gây ra.
Sẹo tử cung xuất hiện khi chị em từng làm một số phẫu thuật như nong, nạo tử cung. Nữ giới bị sẹo tử cung sẽ ảnh hưởng đến nguyệt san, khiến lượng máu kinh ra ít hơn.
Nguyên nhân khác
Một số yếu tố khiến chị em sẽ đối mặt với tình trạng kinh nguyệt ra ít gồm:
- Tuổi tác;
- Cho con bú;
- Sảy thai;
- Mang thai ngoài tử cung;
- Bệnh lây qua đường tình dục;
- Căng thẳng.
Kinh nguyệt ra ít hơn bình thường có phải mang thai không?
Kinh nguyệt ra ít hơn bình thường có phải mang thai không? Đây là thắc mắc của nhiều bạn trẻ sau khi quan hệ tình dục.
Theo một số tài liệu, thì khi mang thai phụ nữ sẽ không có kinh hoặc máu kinh sẽ ra ít hơn bình thường. Nhưng chỉ dựa vào đó để nghi ngờ mang thai thì không có cơ sở chắc chắn.
Nếu đã đọc phần nguyên nhân trên, bạn cũng biết được hiện tượng máu kinh ít này có thể do thuốc tránh thai, mắc ngoại vật trong âm đạo…..Ngoài ra, cũng không ngoại trừ mang thai, mang thai ngoài tử cung.
Thế nên, để lý giải tình trạng ít kinh này có phải do mang thai thì bạn cần phải thử. Sử dụng que thử thai hoặc đến các cơ sở y tế để kiểm tra vẫn là tốt hơn.
Chu kỳ ra ít máu kinh có nguy hiểm không?
Do chỉ là biểu hiện, nên việc kinh nguyệt ra ít có nguy hiểm hay không sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra nó.
Không quá đáng ngại nếu nguyên nhân gây ra hiện tượng là do các vấn đề về sinh lý dậy thì, mãn kinh, thực phẩm…..
Còn đối với tình trạng máu kinh ra ít, ra kèm theo màu đen, nâu đen do bệnh lý, mang thai ngoài tử cung,….Lúc này, cần đến ngay cơ sở y tế để chuẩn đoán và có hướng xử lý kịp thời.
Kinh nguyệt ra ít khi nào nên khám bác sĩ?
Nếu kinh nguyệt ra ít diễn ra thường xuyên, kéo dài trong nhiều chu kỳ. Lúc này bạn cần đi thăm khám sớm để xác định nguyên nhân.
Ngoài ra, nếu trong chu kỳ kinh xuất hiện thêm các triệu chứng đau bụng dữ dội, màu máu kinh bất thường… Cũng nên đi kiểm tra để có biện pháp khắc phục.
Khắc phục kinh nguyệt ra ít
Khi gặp tình trạng kinh nguyệt ra ít, chị em nên đến các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa để kiểm tra. Tùy vào từng nguyên nhân gây bệnh là gì mà bác sĩ sẽ chỉ định cách chữa kinh nguyệt ra ít phù hợp.
Cụ thể như sau:
Điều trị kinh nguyệt ra ít do stress:
Nếu kinh nguyệt ra ít là do yếu tố tâm lý thì chị em cần giải tỏa căng thẳng, lo lắng. Lời khuyên cho chị em trong trường hợp này là nên đọc sách, nghỉ ngơi, làm việc điều độ. Hoặc có thể chia sẻ với người thân, bạn bè để điều chỉnh tâm trạng.
Máu kinh ra ít do cân nặng phải làm sao:
Cách điều trị máu kinh ra ít do cân nặng là chị em cần thay đổi chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt. Đồng thời, có chế độ luyện tập để giảm hoặc tăng cân phù hợp. Giúp cơ thể có đầy đủ chất dinh dưỡng, nhờ đó máu kinh được ổn định.
Kinh nguyệt ra ít uống thuốc gì:
Một số trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định thuốc để cân bằng nội tiết và kiểm soát lượng máu trong chu kỳ kinh. Thuốc điều trị trong trường hợp này có thể là thuốc tránh thai, thuốc nội tiết. Đồng thời, bác sĩ có thể chỉ định thêm thuốc giảm đau nếu chị em ra ít kinh và bị đau bụng.
Trong quá trình sử dụng thuốc, chị em cần tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ. Tránh tự ý mua thuốc điều trị hoặc dừng thuốc giữa chừng.
Điều trị ngoại khoa:
Nếu kinh nguyệt ra ít hơn bình thường do bệnh lý phụ khoa như đa nang buồng trứng thì có thể được chỉ định điều trị bằng phẫu thuật.
Kinh nguyệt ra ít nên ăn gì?
Chế độ dinh dưỡng thiếu khóa học là một trong những nguyên nhân rối loạn nội tiết tố khiến kinh nguyệt ra ít hơn bình thường. Do đó, để cải thiện tình trạng này chị em nên hình thành thói quen ăn uống lành mạnh. Bổ sung vào thực đơn những thực phẩm tăng cường máu kinh.
Vậy kinh nguyệt ra ít nên ăn gì? Theo đó, chị em có thể bổ sung một số thực phẩm sau:
Uống gì để kinh nguyệt ra nhiều – Sữa
Uống gì để kinh nguyệt ra nhiều? Câu trả lời đó chính là sữa.
Sữa không chỉ có giá trị dinh dưỡng tốt cho cơ thể mà lượng canxi có trong sữa còn giúp cân bằng hormone. Nếu cơ thể không bổ sung đầy đủ dưỡng chất này sẽ khiến kinh nguyệt ra ít và chậm kinh.
Do đó, chị em nên uống sữa mỗi ngày để giúy kinh nguyệt ổn định, tăng cương dưỡng chất cho cơ thể.
Ăn gì để kinh nguyệt ra nhiều – Đậu nành và chế phẩm từ đậu nành
Nếu bạn đang lo lắng ăn gì để kinh nguyệt ra nhiều thì nên bổ sung đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành.
Đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành là thực phẩm có tác dụng cải thiện suy giảm hormone estrogen rất tốt. Nhờ đó, chu kỳ kinh nguyệt sẽ được ổn định hơn.
Một số chế phẩm từ đậu nành các bạn có thể sử dụng như:
- Bột đậu nành;
- Sữa đậu nành;
- Đậu phụ.
Có kinh nên ăn gì để ra nhiều máu – Các loại cá có dầu
Có kinh nên ăn gì để ra nhiều máu? Câu trả lời chính là các loại cá có dầu.
Các loại cá có dầu chứa nhiều dưỡng chất, đặc biệt là protein và chất béo bão hòa. Đây là 2 dưỡng chất giúp tăng cường máu lưu thông, điều hòa nội tiết tố.
Do đó, trong các bữa ăn hàng ngày chị em nên bổ sung các loại cá như: cá thu, cá trích, cá hồi… Giúp kinh nguyệt được điều hòa.
Làm sao để kinh nguyệt ra nhiều – Đu đủ
Enzyme papain có trong đu đủ xanh có tác dụng điều hòa nội tiết, cải thiện máu kinh ra ít. Do đó, nếu bạn đang thắc mắc làm sao để kinh nguyệt ra nhiều thì có thể sử dụng thực phẩm này.
Bạn cũng có thể dùng đu đủ để ăn trực tiếp hoặc chế biến thành các món ăn để sử dụng.
Ăn nhiều cần tây
Bổ sung cần tây để giúp co thắt tử cung, đẩy máu kinh ra ngoài.
Với cần tây, các bạn có thể chế biến thành nhiều món ăn như mực xào hành tây, thịt bò xào hành tây… Sử dụng khoảng 2 – 3 bữa/tuần.
Ngoài những thực phẩm trên thì chị em cũng có thể bổ sung một số thực phẩm sau:
- Rau mùi tây;
- Nghệ;
- Gừng tươi;
- Các loại ngũ cốc;
- Hạt lanh;
- Củ dền;
- Cơm dừa khô.
Trên đây là những thông tin hữu ích xung quanh hiện tượng kinh nguyệt ra ít hơn bình thường. Nếu chị em đang gặp triệu chứng này, hãy nhanh chóng đi kiểm tra để được khắc phục kịp thời.