Hướng dẫn cách vệ sinh bao quy đầu trẻ nhỏ tránh bị viêm
Trẻ sinh ra thường bị hẹp bao quy đầu sinh lý. Nếu cha mẹ cố tách lớp da ra không đúng cách có thể gây viêm nhiễm bao quy đầu ở trẻ. Trẻ nhỏ bị hẹp bao quy đầu bệnh lí đang ngày một nhiều. Tuy nhiên, các bậc làm cha làm mẹ lại không thể phân biệt được thế nào là hẹp bao quy đầu bệnh lí, hẹp bao quy đầu sinh lí. Chính vì thế, trong năm 2017 tại Hưng Yên đã có đến 32 trẻ bị mắc bệnh sùi mào gà do chữa hẹp bao quy đầu tại cơ sở tư nhân kém chất lượng. Bài viết này sẽ hướng dẫn cách vệ sinh bao quy đầu trẻ nhỏ tránh bị viêm nhiễm, để các phụ huynh nắm rõ.
Mục lục:
Tại sao phải vệ sinh bao quy đầu trẻ nhỏ đúng cách?
Bao quy đầu ở các bé trai trong những năm đầu đời là một thể thống nhất. Bao quy đầu và quy đầu dính chặt lấy nhau. Mặt trong của da bao quy đầu bắt đầu bong tróc tế bào và tách rời ra khi bé đến tuổi trưởng thành.
Bao quy đầu, một bộ phận quan trọng và rất nhạy cảm, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Nếu như cha mẹ không chăm sóc, vệ sinh đúng cách, có thể con bạn sẽ đối mặt với nhiều nguy hiểm. Bao gồm:
- Ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của bộ phận sinh dục. Cụ thể kích thước dương vật bị hạn chế. Nguyên nhân là do bị bao quy đầu bị dài, hẹp.
- Vệ sinh kém ảnh hưởng tới khả năng tình dục, sinh sản của trẻ trong tương lai. Vệ sinh không sạch sẽ, sai cách khiến quy đầu bị tổn thương. Cùng với sự tích tụ cặn bẩn lâu ngày. Đây là điều kiện tốt cho ký sinh trùng, vi khuẩn xâm nhập gây viêm.
- Viêm nhiễm sẽ làm giảm chất lượng tinh trùng, giảm ham muốn và khiến con bạn giảm khả năng sinh sản về sau này.
Theo các bác sĩ chuyên khoa nam học. Việc các phụ huynh cần lưu ý chăm sóc và vệ sinh bộ phận sinh dục của con mình sạch sẽ, đúng cách.
Hướng dẫn cách vệ sinh bao quy đầu trẻ nhỏ tránh bị viêm nhiễm
Vệ sinh dương vật trẻ nhỏ tại nhà là việc làm quan trọng. Nhưng không phải bậc cha mẹ nào cũng biết cách vệ sinh sao cho đúng để tránh bị viêm nhiễm cho con mình.
Thậm chí có nhiều ông bố bà mẹ nghĩ chỉ cần dùng sữa tắm, xà bông có mùi thơm là có thể làm sạch “cậu nhỏ” hoàn toàn. Nhưng không biết rằng việc làm này có thể khiến cậu nhỏ bị tổn thương. Và là cơ hội cho ký sinh trùng vi khuẩn thâm nhập xâu hơn gây viêm.
Để giúp phòng ngừa bệnh viêm bao quy đầu ở trẻ nhỏ thì việc vệ sinh bao quy đầu rất quan trọng. Dưới đây chúng tôi xin hướng dẫn cách vệ sinh bao quy đầu cho trẻ nhỏ. Các phụ huynh cần nắm được để có thể chăm sóc con em mình tốt nhất.
Việc vệ sinh bao quy đầu rất cần thiết, đối với các bé còn chưa tự làm được thì các phụ huynh cần hướng dẫn hoặc làm cho bé. Việc vệ sinh bên ngoài bằng nước thôi là chưa đủ. Do đó, cách vệ sinh bao quy đầu cho trẻ được thực hiện như sau:
- Vệ sinh sạch sẽ tay của mình trước khi tắm, vệ sinh bao quy đầu cho bé. Việc làm này giúp giảm thiểu các nguy cơ nhiễm khuẩn đến trẻ.
- Thả bé vào chậu nước hoặc bồn tắm, vòi hoa sen. Tắm cho trẻ.
- Vệ sinh vùng bao quy đầu cho bé. Vệ sinh vùng bộ phận sinh dục kỹ lưỡng
- Nếu trẻ chưa lộn bao quy đầu thì có thể kéo nhẹ phần da bao quy đầu xuống để vệ sinh. Chú ý không được kéo quá mạnh
- Nếu trẻ đã lộn bao quy đầu thì cần được vệ sinh sạch cả phần bao quy đầu. Cả mặt trong và mặt ngoài. Sau khi vệ sinh xong kéo bao quy đầu trở lại vị trí cũ
- Lau khô bằng khăn bông mềm sau đó mới mặc quần áo trở lại
Các bác sĩ cho biết, việc vệ sinh bao quy đầu cho trẻ nhỏ không khó. Chúng ta cần làm thường xuyên, đúng cách. Không nên lạm dụng các loại hóa chất, sữa tắm. Vì có thể phá vỡ độ pH trên da của bé.
Những điều bạn cần biết về viêm bao quy đầu ở trẻ nhỏ và người lớn
Viêm bao quy đầu có thể gặp ở mọi đối tượng, trong đó có cả trẻ nhỏ. Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng lại gây ra những ảnh hưởng, nguy cơ lâu dài về sức khỏe. Một điều đáng nói là viêm bao quy đầu ở trẻ nhỏ lại thường bị bỏ qua. Việc nắm bắt được các thông tin bệnh viêm bao quy đầu ở trẻ nhỏ và người lớn. Giúp chúng ta chủ động hơn trong việc phòng tránh tầm soát bệnh tốt hơn.
Viêm bao quy đầu là gì?
Viêm bao quy đầu là một bệnh viêm, nhiễm khuẩn xảy ra ở vùng bao quy đầu. Bao quy đầu là lớp da nằm phía ngoài quy đầu dương vật. Phần da này mỏng, có độ đàn hồi cao. Nó có chức năng chính là giữ độ ẩm và bảo vệ quy đầu.
Bao quy đầu bị viêm có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Và đây là vị trí nhạy cảm, đảm nhiệm nhiều chức năng nên nguy cơ bị viêm cao hơn.
Nguyên nhân viêm bao quy đầu ở trẻ nhỏ
Viêm bao quy đầu do nhiều nguyên nhân gây ra. Bản thân nam giới không hề biết mình bị viêm bao quy đầu do nguyên nhân nào. Và ở mỗi người thì những nguyên nhân này cũng khác nhau. Riêng ở trẻ nhỏ, viêm bao quy đầu bao gồm các nguyên nhân như sau:
Thói quen sinh hoạt
Các thói quen sinh hoạt hằng ngày chính là nguyên nhân hàng đầu gây viêm bao quy đầu. Do các bé còn nhận thức kém nên chưa biết như thế nào là đúng. Do đó, các thói quen sinh hoạt, vệ sinh có thể khiến bé bị viêm bao quy đầu bao gồm:
- Vệ sinh không sạch sẽ
- Mặc đồ quá chật
- Hoặc khi các phụ huynh vệ sinh không chú ý
- Chỉ vệ sinh bên ngoài
- Không lộn phần bên trong da quy đầu
- Các chất bẩn lâu ngày tích tụ bên trong
- Từ đó gây ra viêm bao quy đầu
Các thói quen sinh hoạt này tưởng chừng đơn giản, chúng ta thường làm mỗi ngày. Thế nhưng, về lâu dài, nó lại là nguyên nhân gây viêm bao quy đầu.
Hẹp dài, bao quy đầu
Các bé trai bị dài, hẹp bao quy đầu cũng làm gia tăng nguy cơ bị viêm bao quy đầu. Do khi bị dài, hẹp bao quy đầu phần da này trùm kín, phụ huynh lại sợ không dám kéo xuống để vệ sinh. Hoặc các bé không biết tự kéo xuống để vệ sinh. Lâu dần khiến các chất bẩn, nước tiểu còn sót lại gây ra viêm bao quy đầu.
Viêm bao quy đầu ở trẻ nhỏ thường do các yếu tố như nấm, trùng roi, tạp khuẩn…Việc xác định các tác nhân gây viêm bao quy đầu này cần được thực hiện tại các cơ sở y tế.
Triệu chứng viêm bao quy đầu ở trẻ nhỏ
Theo các bác sĩ chuyên khoa, nếu như trong sinh hoạt hằng ngày, các bậc phụ huynh thấy có các biểu hiện như sau. Thì cần quan sát và đưa trẻ đi khám, vì đây là những triệu chứng của bệnh viêm bao quy đầu ở trẻ nhỏ;
- Bao quy đầu sưng: khi vệ sinh cho trẻ có thể nhìn thấy phần đầu dương vật của bé bị sưng. Thậm chí là tấy lên có màu đỏ hơn các vùng da khác
- Có các mụn nhỏ màu đỏ liti, bé gãi liên tục ở vùng bao quy đầu
- Thậm chí xuất hiện các vết loét do gãi gây trầy xước
- Trẻ đi tiểu thấy khó khăn, đau buốt, trẻ quấy khóc, phải rặn khi đi tiểu
- Khi trẻ đi tiểu xong rồi mới thấy nước tiểu ở bao quy đầu từ từ chảy ra
- Phần đầu dương vật xuất hiện mảng trắng có mùi hôi khó chịu
- Nước tiểu đục, khai nồng, thậm chí có lẫn máu
Ngoài những triệu chứng kể trên, tùy vào động lực học của các tác nhân gây viêm bao quy đầu ở trẻ mà còn có các biểu hiện toàn thân khác. Các biểu hiện này bao gồm:
- Sốt
- Bỏ ăn, bỏ bú
- Trẻ quấy khóc
- Trẻ mệt mỏi, lười vận động
Ngay khi thấy những biểu hiện này các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám và điều trị sớm.
Cách chữa bệnh lý bao quy đầu ở trẻ nhỏ
Ở nước ta, có khoảng 5% các bé trai bị hẹp bao quy đầu bệnh lý. Trẻ bị hẹp bao quy đầu thường có biểu hiện tiểu khó, rặn khi đi tiểu, quấy khóc. Do phần chít hẹp bao quy đầu khiến cho lỗ tiểu hẹp nên quá trình đi tiểu khó khăn. Bao quy đầu của bé hay sưng tấy, ngứa, nếu không khắc phục có thể dẫn tới viêm nhiễm. Bạn có thể khắc phục bằng cách nong bao quy đầu, bôi thuốc trị hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ. Nhưng nếu không có hiệu quả thì cần can thiệp cắt bao quy đầu.
Cắt bao quy đầu là một tiểu phẫu nhỏ. Được thực hiện trong điều kiện của phòng thủ thuật, bởi các bác sĩ chuyên khoa. Các bác sĩ sẽ tiến hành gây tê tại chỗ, sau đó tiến hành cắt tạo hình da quy đầu sao cho phù hợp với kích thước dương vật, quy đầu, giải quyết nhanh, tức thì tình trạng hẹp, dài bao quy đầu.
Trên đây chúng tôi đã hướng dẫn cách vệ sinh bao quy đầu cho trẻ nhỏ. Biết được những thông tin này hy vọng các bậc phụ huynh sẽ chăm sóc cho trẻ tốt hơn. Giảm thiểu các nguy cơ gây viêm nhiễm. Ngoài ra, khi chăm sóc trẻ, nếu thấy bất cứ dấu hiệu nào không bình thường hãy đưa trẻ đi khám.
Nếu còn băn khoăn nào cần giải đáp thêm, chúng ta có thể đặt câu hỏi TẠI ĐÂY hoặc trực tiếp theo số: 0969 668 152. Các chuyên gia của chúng tôi luôn trực tuyến để giải đáp mọi thắc mắc và hoàn toàn miễn phí.