Ẩn Danh Khám sức khỏe Đã hỏi: 2025-06-24

Một bên tinh hoàn to hơn bên kia có sao không?

Bác sĩ ơi, em thấy một bên tinh hoàn to hơn một chút so với bên còn lại, nhưng không thấy khó chịu hay bất thường nào khác. Em băn khoăn liệu một bên tinh hoàn to hơn bên kia có sao không?

BacsiNguyen
BacsiNguyen Đã giải đáp: 2025-06-24
Khám sức khỏe

Bạn thân mến! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội. Chúng tôi xin được trả lời câu hỏi Một bên tinh hoàn to hơn bên kia có sao không?” của bạn như sau:

Một bên tinh hoàn to hơn bên kia là hiện tượng sinh lý bình thường. Sự chênh lệch này thường không rõ ràng, không xảy ra đột ngột và thường không kèm theo triệu chứng khó chịu nào.

Tuy nhiên, nếu sự gia tăng kích thước diễn ra đột ngột, bất thường khiến tinh hoàn một bên to một bên nhỏ rõ ràng, bên thấp bên cao kèm theo cơn đau nhức, sưng tấy, căng tức,…  cần đề phòng một số vấn đề bệnh lý như: viêm tinh hoàn, giãn tĩnh mạch thừng tinh, thoát vị bẹn, u cục,…

Làm sao để nhận biết một bên tinh hoàn to hơn bên kia?

Tự sờ khám sau khi tắm là cách hiệu quả nhất để phát hiện sớm các bất thường tinh hoàn. Tinh hoàn bình thường có hình bầu dục giống trái trứng gà, mềm chắc, kích thước hai bên chênh lệch ít và không đau khi chạm vào vào.

Nếu một bên tinh hoàn to hơn hẳn bên còn lại, chảy xệ, chạm vào thấy u cục, khối cứng sưng nóng, đỏ, đau khi đi lại hoặc vận động thì đây là dấu hiệu bất thường. Nam giới cần chủ động thăm khám bác sĩ để được tư vấn phương án điều trị kịp thời.

Một bên tinh hoàn to hơn bên kia là dấu hiệu bệnh gì? 

Một bên tinh hoàn to hơn bên kia kèm theo biểu hiện bất thường cảnh báo nguy cơ mắc bệnh:

  • Giãn tĩnh mạch thừng tinh
  • U tinh hoàn
  • Viêm tinh hoàn
  • Viêm mào tinh hoàn
  • Xoắn tinh hoàn
  • Ung thư tinh hoàn

Một bên tinh hoàn to hơn bên kia chữa thế nào?

Một bên tinh hoàn to hơn bên kia do yếu tố sinh lý thì không đáng lo ngại và không cần can thiệp. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân là bệnh lý, người bệnh cần được thăm khám và điều trị theo đúng phác đồ chuyên khoa:

  • Dùng thuốc đặc trị như thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, chống viêm, thuốc giãn cơ và nội tiết tố,…
  • Phẫu thuật tháo xoắn tinh hoàn, điều trị thoát bị bẹn, ung thư tinh hoàn
  • Phẫu thuật vi phẫu điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh
  • Hút dịch, phẫu thuật tạo hình với trường hợp tràn dịch màng tinh hoàn.
Trả lời
Ẩn Danh
map phòng khám đa khoa quốc tế Hà Nội