[Giải đáp] Kinh nguyệt không đều uống thuốc gì?
Có rất nhiều lý do khiến cho chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới không đều. Nhưng dù bắt nguồn từ đâu thì tình trạng này cũng gây ra sự lo ngại cho nữ giới về chức năng hoạt động của các cơ quan sinh sản. Nhiều chị em thắc mắc kinh nguyệt không đều uống thuốc gì và đã tự tìm đến các loại thuốc mà không có sự chỉ định của bác sĩ. Nhưng việc sử dụng thuốc bừa bãi có thể gây ra nhiều sự nguy hại tới sức khỏe.
Trong nội dung bài viết dưới đây, các chuyên gia sẽ giúp các chị em giải đáp thắc mắc kinh nguyệt không đều uống thuốc gì?
Mục lục:
Kinh nguyệt không đều là gì?
Kinh nguyệt là hiện tượng chảy máu âm đạo, diễn ra có tính lặp lại hàng tháng. Thực chất kinh nguyệt là lớp niêm mạc tử cung bong ra. Lớp niêm mạc này vốn hình thành để thai nhi làm tổ. Khi trứng rụng và không có quá trình thụ thai, lớp niêm mạc tử cung sẽ bong ra gây chảy máu. Máu kinh sẽ chảy ra ngoài đường âm đạo.
Một chu kỳ kinh bình thường diễn ra trong khoảng 28 – 35 ngày. Thời gian hành kinh trung bình từ 2 – 5 ngày, lượng máu kinh mất đi khoảng 80 – 100ml.
Khi chu kỳ kinh nguyệt đi chệch theo quy luật trên thì được gọi là kinh nguyệt không đều. Hầu như người phụ nữ nào trong cuộc đời cũng sẽ gặp phải. Trong nhiều trường hợp, hiện tượng này là do những nguyên nhân sinh lý. Nhưng đó cũng là triệu chứng của một số bệnh phụ khoa nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Vì vậy chị em nên tìm hiểu và nhận biết tình trạng rối loạn kinh nguyệt ở mình để sớm có biện pháp điều trị.
Triệu chứng rối loạn kinh nguyệt
Kinh nguyệt không đều biểu hiện thành những dạng như:
- Chậm kinh: Kinh nguyệt đến chậm hơn bình thường, chu kỳ kinh có thể kéo dài trên 35 ngày. Cũng có người chậm kinh đến cả tháng hoặc nhiều tháng.
- Kinh nguyệt đến sớm: Là hiện tượng kinh nguyệt đến sớm hơn ít nhất 7 – 8 ngày. Cá biệt có trường hợp có tới 2 chu kỳ kinh trong 1 tháng.
- Rong kinh: Đây là tình trạng thời gian hành kinh kéo dài trên 7 ngày, trong khi một chu kỳ bình thường chỉ kéo dài 3 – 5 ngày.
- Vô kinh: Không xuất hiện kinh nguyệt từ 6 tháng trở lên mà không rõ nguyên nhân.
- Kinh nguyệt thất thường: Kinh nguyệt không có tình ổn định lúc dài lúc ngắn, lúc nhiều lúc ít…
- Thống kinh: Bị đau bụng kinh dữ dội. Tình trạng này khiến chị em mệt mỏi, ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt cuộc sống thường ngày.
- Các dấu hiệu khác: Ngoài ra khi kinh nguyệt không đều, chị em còn gặp phải các triệu chứng như: da bị nổi mụn, da nám, tâm lý thay đổi thất thường, người hay bị bốc hỏa khó chịu…
Kinh nguyệt không đều, khi nào nên đi khám?
Khi có những biểu hiện kinh nguyệt không đều dưới đây, bạn nên đi khám:
- Đau bụng kinh dữ dội và diễn ra trong thời gian dài
- Máu kinh ra nhiều và không có dấu hiệu thuyên giảm
- Rong kinh, ngày kinh kéo dài trên 7 ngày
- Chu kỳ kinh ngắn hơn 21 ngày.
Nguyên nhân gây kinh nguyệt không đều
Kinh nguyệt không đều gây ra bởi cả những nguyên nhân sinh lý và bệnh lý. Cụ thể dưới đây là những nguyên nhân gây kinh nguyệt thay đổi:
Mất cân bằng nội tiết tố
Hormone nội tiết nữ bao gồm estrogen và progesterone là các hormone có vai trò điều tiết hoạt động của chu kỳ kinh nguyệt. Khi có sự mất cân bằng của 2 loại hormone này chắc chắn sẽ tác động đến chu kỳ kinh nguyệt.
Mất cân bằng nội tiết tố thường diễn ra trong 2 thời điểm trong đời người phụ nữ là:
- Giai đoạn dậy thì: hệ nội tiết phát triển chưa ổn định
- Thời kỳ tiền mãn kinh: Nội tiết tố suy giảm
- Phụ nữ sau sinh bị mất cân bằng nội tiết trong mấy tháng đầu.
- Sau khi nạo phá thai.
Căng thẳng kéo dài
Stress, căng thẳng trong thời gian dài khiến cơ thể tiết ra hormone cortisol. Hormone này gây ức chế sản sinh hormone nội tiết và dẫn đến rối loạn kinh nguyệt.
Chế độ sinh hoạt không hợp lý
Chế độ ăn uống không khoa học: Ăn uống thiếu dinh dưỡng, kiêng khem khắc nghiệt khiến cơ thể bị thiếu chất dẫn đến giảm tiết hormone nội tiết. Ăn nhiều thực phẩm không lành mạnh, uống rượu bia, uống các chất kích thích, hút thuốc lá… Và làm việc lao động nặng nhọc, không nghỉ ngơi đủ. Đây đều là những yếu tố gây rối loạn kinh nguyệt.
Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc sử dụng trong thời gian dài sẽ gây ra kinh nguyệt không đều như: thuốc tránh thai, thuốc chữa bệnh tiểu đường, thuốc kháng sinh…
Các bệnh phụ khoa
Kinh nguyệt không đều cũng là dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý phụ khoa như:
- Các bệnh về buồng trứng: U nang buồng trứng, viêm/ tắc vòi trứng,…: đây là bệnh lý nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của chị em
- Các bệnh ở tử cung: u xơ tử cung, viêm cổ tử cung, polyp nội mạc tử cung, tăng sản nội mạc tử cung…
Kinh nguyệt không đều uống thuốc gì tốt nhất?
Khi bị kinh nguyệt không đều uống thuốc gì? Để trả lời được câu hỏi này cần biết được nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt là gì. Từ đó bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.
Vì vậy khi bị kinh nguyệt không đều, chị em nên đến các cơ sở y tế để thăm khám. Tùy vào từng nguyên nhân, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc thích hợp. Nếu do các nguyên nhân sinh lý thì chỉ cần điều chỉnh lại lối sống, có thể uống thêm các thuốc điều hòa kinh nguyệt. Còn nếu do nguyên nhân bệnh lý thì được điều trị bằng các biện pháp y khoa thích hợp.
Dưới đây là một số loại thuốc điều hòa kinh nguyệt phổ biến hiện nay:
Thuốc tân dược
Đây là các loại thuốc chứa hormone nội tiết estrogen, progesteron có tác dụng điều chỉnh lại hệ nội tiết tố, từ đó điều hòa kinh nguyệt. Thuốc tân dược điều trị kinh nguyệt không đều phổ biến là thuốc tránh thai. Các loại thuốc này có thể bao gồm một hoặc nhiều loại hormone nội tiết tố khác nhau.
Thuốc tân dược không chỉ giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt mà còn ổn định tâm lý, giảm các triệu chứng khó chịu tiền kinh nguyệt như đau bụng kinh. Ngoài ra không thể không nhắc đến tác dụng tránh thai hiệu quả của loại thuốc này.
Thực phẩm chức năng
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thực phẩm chức năng có tác dụng hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt. Trong đó có:
- Cyclotest zyklus-balance
- Eluna
- PM H-Regulator
- Maganda
- Love Women
- Tinh dầu hoa anh thảo
- Shatavari…
Những thực phẩm chức năng này điều hòa nội tiết, giúp chu kinh nguyệt ổn định hơn. Ngoài ra, chúng còn giúp nuôi dưỡng các cơ quan sinh sản. Các loại thực phẩm chức năng này chủ yếu bào chế từ các nguyên liệu tự nhiên nên khá lành tình. Tuy nhiên bạn vẫn cần chú ý khi sử dụng.
Dược liệu
Ở nước ta, cây ích mẫu được biết đến rộng rãi với tác dụng lưu thông khí huyết, điều hòa kinh nguyệt. Thành phần hóa học của cây ích mẫu bao gồm:
- Alcaloid
- Flavonozit
- Saponin
- Tanin và
- Một lượng nhỏ tinh dầu.
Cây ích mẫu có rất nhiều với sức khỏe, điều trị các vấn đề như:
- Bế kinh, tắc kinh
- Đào thải nhanh sản dịch sau sinh
- Điều trị rối loạn kinh nguyệt
- Điều trị cường kinh, đau bụng kinh
- Ngoài ra, cây ích mẫu còn có tác dụng hỗ trợ điều trị tăng huyết áp, hoàn toàn cơ tim, viêm thận cấp tính…
Một số bài thuốc đông y điều trị kinh nguyệt không đều
Ngoài những loại thuốc tân dược trên thì trong kinh nguyệt bất thường còn được điều trị bằng các bài thuốc đông y. Theo y học cổ truyền, các nguyên nhân gây kinh nguyệt không đều có thể bao gồm: các vấn đề tiêu hóa gây cản trở hấp thu dinh dưỡng, chức năng sinh sản chưa hoàn thiện, tâm lý căng thẳng…
Dựa trên từng nguyên nhân này, sẽ có những bài thuốc điều trị kinh nguyệt không đều như sau:
Bài thuốc 1
Áp dụng cho trường hợp kinh nguyệt thất thường, kinh ra ít, cơ thể mệt mỏi, kém ăn, mất ngủ…
Nguyên liệu:
- Hoàng kỳ 20g,
- Đương quy 15g,
- Kê huyết đằng 12g,
- Trứng gà 2 quả,
- Đường đỏ vừa đủ.
Cho tất cả nguyên liệu vào đun cho đến khi trứng chín. Lấy trứng bóc vỏ cho vào nồi cùng đường đỏ đun sôi trong 10 phút. Ăn 2 lần/ ngày, dùng liên 5 ngày.
Bài thuốc 2
Áp dụng cho trường hợp kinh nguyệt thất thường, hay bị trướng bụng, tâm trạng thay đổi thất thường
Nguyên liệu:
- Ích mẫu thảo 30g,
- Hương phụ (củ gấu) 20g,
- Trần bì (vỏ quýt để lâu ngày) 10g,
- Trứng gà 2 quả,
- Đường đỏ vừa đủ.
Cách thực hiện: Cho tất cả nguyên liệu vào nồi, đun đến khi trứng chín. Lấy trứng, bóc vỏ cho vào nồi đun cùng đường đỏ, Ăn làm 2 lần/ ngày, dùng liên tiếp 5 ngày.
Bài thuốc 3
Áp dụng cho trường hợp bị chậm kinh, bụng đau và lạnh trong chu kỳ kinh.
Nguyên liệu:
- Gừng tươi 15g,
- Quế chi 10g,
- Ngải cứu 10g,
- Trứng gà 2 quả,
- Đường đỏ vừa đủ.
Cách thực hiện: Cho tất cả nguyên liệu vào nồi đun đến khi trứng chín. Bóc vỏ trứng cho vào nồi đường đỏ đun sôi nhỏ lửa trong 10 phút. Ăn làm 2 lần/ ngày, dùng liền 5 ngày.
Hoặc sử dụng bài thuốc 4
Nguyên liệu:
- Gạo tẻ 100g
- Hương phụ 3g,
- Trứng gà 1 quả.
Cách thực hiện: Cho trứng gà và hương phụ vào nồi đun cho đến khi trứng chín. Gạo nấu cháo rồi cho nước hương phụ, cùng trứng và đường vào. Ăn nóng, ngày 2 lần.
Những lưu ý khi sử dụng thuốc điều hòa kinh nguyệt
Khi sử dụng các loại thuốc tân dược hay thực phẩm chức năng để điều trị rối loạn kinh nguyệt, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Không tự ý dùng thuốc, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ
- Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu có bất cứ triệu chứng nào bất thường, cần thông báo ngay với bác sĩ.
- Bên cạnh việc dùng thuốc thì bạn cũng cần có một lối sống khoa học như: ăn uống điều độ, tập thể dục thường xuyên, tránh căng thẳng mệt mỏi hay làm việc quá sức
- Ngoài ra bạn cũng nên đi khám sức khỏe phụ khoa định kỳ để tầm soát sớm các bệnh lý có thể nguy hiểm đến khả năng sinh sản.
Trên đây là thông tin giải đáp kinh nguyệt không đều uống thuốc gì. Nếu uống các loại thuốc trên mà chu kỳ kinh không ổn định trở lại. Bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám để được xác định nguyên nhân chính các và điều trị kịp thời.
Để đặt lịch thăm khám tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội, bạn có thể Click [Tư vấn trực truyến] hoặc liên hệ trực tiếp đến HOTLINE: 0969 668 152 để nhận hỗ trợ nhanh nhất.