Đốt sùi mào gà: Bác sĩ tư vấn từ A – Z
Đốt sùi mào gà là một trong những phương pháp được ưa chuộng nhất hiện nay nhằm loại bỏ các tổn thương u nhú, mụn sùi. Tuy nhiên, không ít người bệnh “chữa mãi không khỏi” vì lựa chọn phương pháp đốt không phù hợp hoặc chăm sóc hậu thủ thuật chưa đúng cách. Vậy có những phương pháp đốt sùi mào gà nào phổ biến nhất hiện nay? Đốt sùi mào gà bao lâu thì khỏi? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các phương pháp đốt.
Mục lục:
Đốt sùi mào gà là gì? Khi nào cần đốt sùi mào gà
Sùi mào gà là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất hiện nay, do virus gây u nhú ở người Human Papillomavirus (HPV) gây ra. Người bệnh nhiễm virus sẽ xuất hiện những nốt u nhú, mụn thịt màu hồng nhạt hoặc màu da tại chân, tay, miệng, lưỡi, đặc biệt là cơ quan sinh dục. Các nốt mụn ban đầu mọc rải rác, lẻ tẻ như những nhú gai, sau đó liên kết lại thành từng đám lớn như bông súp lơ hoặc mào gà, chảy dịch gây ngứa rát và viêm loét .
Bên cạnh thuốc, đốt sùi mào gà được nhiều người lựa chọn để loại bỏ u nhú do virus HPV gây ra. Phương pháp này sử dụng nhiệt hoặc hoá chất để phá huỷ cấu trúc mụn sùi, khiến nốt mụn bong ra dần dần. Tuỳ thuộc vào vị trí tổn thương, mức độ nhiễm bệnh và cơ địa từng người mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp và liệu trình đốt sùi mào gà phù hợp. Thông thường, người bệnh cần đốt sùi mào gà từ 3 – 4 lần, mỗi lần cách nhau 2 – 3 tuần hoặc lâu hơn. Mặc dù gây đau đớn nhưng phương pháp này giúp loại bỏ mụn sùi nhanh chóng và hạn chế tổn thương mô lành nếu làm đúng kỹ thuật.
Thủ thuật đốt sùi mào gà thường được chỉ định trong các trường hợp sau:
- Khi sùi mào gà không thuyên giảm sau điều trị bằng thuốc, khiến mụn sùi lớn dần, lan rộng ra khu vực lân cận.
- Mụn sùi phát triển lớn, liên kết thành từng cụm dày đặc, gây đau rát, chảy dịch hoặc chảy máu.
- Sùi mào gà gây đau đớn khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như tính thẩm mỹ. Thủ thuật đốt sùi mào gà sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng này.
- Khi cọ xát, mụn sùi chảy dịch gây ngứa viêm loét, nguy cơ lây nhiễm cao cho người thân và bạn tình. Việc loại bỏ mụn sùi bằng phương pháp đốt sẽ giảm đáng kể rủi ro truyền nhiễm cho mọi người xung quanh.
Những phương pháp đốt sùi mào gà phổ biến nhất hiện nay
Hiện có 3 phương pháp đốt sùi mào gà phổ biến nhất hiện nay là đốt điện, đốt laser và đốt bằng nitơ lỏng. Tuỳ thuộc vào tình trạng cụ thể mà bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp điều trị khác nhau:
Đốt điện sùi mào gà
Đốt điện sùi mào gà là phương pháp sử dụng dòng điện cao tần để phá huỷ các tế bào mô bệnh, khiến các nốt sùi bong ra và rụng dần. Phương pháp này giúp loại bỏ tổn thương nhanh chóng, phù hợp với những nốt mụn có kích thước từ trung bình đến to, mọc thành cụm và có chân gốc rõ ràng. Đốt điện có thể áp dụng với nhiều vị trí khác nhau như dương vật, bìu, môi lớn, môi bé, quanh hậu môn nhưng không phù hợp với vị trí khó can thiệp như cổ tử cung, lỗ sáo, âm đạo sâu.
Đốt sùi mào gà bằng laser
Đốt sùi mào gà ở cổ tử cung, âm đạo, lỗ sáo, hậu môn là thao tác khó thực hiện vì tổn thương nằm ở vị trí nhạy cảm. Thế nhưng, bằng cách sử dụng chùm tia laser CO₂ có bước sóng cao đốt cháy mô bệnh chính xác, phương pháp đốt laser CO₂ sùi mào gà không chỉ loại bỏ mụn sùi mào gà nhanh chóng, ít gây tổn thương mô lành mà còn hạn chế chảy máu và phục hồi nhanh.
Đốt sùi mào gà bằng nitơ lỏng
Đốt sùi mào gà bằng ni tơ lỏng là phương pháp thấm hoặc xịt ni tơ lỏng có nhiệt độ cực thấp (khoảng –196°C) lên trực tiếp các nốt sùi cho đến khi mụn sùi bị đóng băng. Lúc này, mụn sùi ngưng phát triển, sau đó bong tróc dần. Kỹ thuật này phù hợp với mọi đối tượng, đặc biệt là những trường hợp có ít u nhú hoặc nốt mụn kích thước nhỏ. Tuy nhiên, đốt sùi mào gà bằng nitơ lỏng dễ gây đau đớn, kích ứng da, phồng rộp, viêm loét và để lại sẹo kém thẩm mỹ.
Đốt sùi mào gà có để lại sẹo không?
Đốt sùi mào gà CÓ NGUY CƠ để lại di chứng sẹo lõm, sẹo xơ trên bề mặt da. Nguyên nhân là do các tác động nhiệt từ dòng điện cao tần, tia laser hay hoá chất ni tơ lỏng khi tác động lên u nhú, mụn sùi đã vô tình gây tổn thương các vùng da lân cận, dẫn đến sự hình thành các mô sẹo kém thẩm mỹ. Tuy nhiên, mức độ và khả năng xuất hiện sẹo phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như:
Phương pháp đốt sùi mào gà
Trong các phương pháp đốt, đốt điện sùi mào gà có khả năng gây sẹo nhiều nhất do dòng điện cao tần sinh nhiệt mạnh, dễ gây tổn thương lan rộng sang mô lành nếu không kiểm soát tốt. Hệ quả là vùng điều trị bị sẹo xơ, sẹo có kéo, mất sắc tố gây thâm sạm, đặc biệt là những vùng da nhạy cảm.
Áp lạnh bằng nitơ lỏng dù không xâm lấn nhưng dễ gây viêm, phồng rộp, thâm da hoặc sẹo sau khi mụn sùi bong vảy. Tình trạng này nghiêm trọng hơn ở những vùng da mỏng, nhạy cảm như vùng kín.
Trong khi đó, đốt laser sùi mào gà ít để lại sẹo nhất do tính chính xác cao, có thể kiểm soát độ sâu và phạm vi điều trị nên hạn chế tổn thương mô lành lân cận. Tuy nhiên, nếu không điều chỉnh tia laser hợp lý thì vẫn có thể để lại vết thâm hoặc sẹo lõm.
Tình trạng bệnh
Nếu sùi mào gà lan rộng, tổn thương lớn hoặc có dấu hiệu viêm nhiễm thường gây đau đớn nhiều khi điều trị và có nguy cơ để lại sẹo sau khi đốt thường cao hơn trường hợp bệnh nhẹ.
Cơ địa
Đốt sùi mào gà có để lại sẹo không tuỳ thuộc vào cơ địa mỗi người. Nhiều người có cơ địa đặc biệt dễ bị sẹo lồi, lõm hoặc hoặc dễ tăng sắc tố da sau viêm cao hơn, kể cả khi thực hiện bằng kỹ thuật hiện đại.
Cách chăm sóc vết thương
Cách chăm sóc vết thương sau khi đốt ảnh hưởng đáng kể đến quá trình hình thành sẹo. Bởi nếu vùng tổn thương không được vệ sinh sạch sẽ, bị cọ xát, nhiễm trùng hoặc người bệnh quan hệ tình dục quá sớm, nguy cơ hình thành sẹo thâm, sẹo lồi sẽ tăng cao. Ngược lại, chăm sóc đúng cách sẽ giúp da phục hồi nhanh, hạn chế tối đa biến chứng sẹo.
Đốt sùi mào gà bao lâu thì khỏi?
Đốt sùi mào gà sau khoảng 7 – 14 ngày sẽ khỏi các tổn thương ngoài da. Tuy nhiên, thời gian lành thương ở mỗi người khác nhau phụ thuộc vào mức độ tổn thương ban đầu, cơ địa, khả năng hồi phục mỗi người và chế độ chăm sóc sau thủ thuật.
Nếu người bệnh mắc sùi mào gà nặng, mùi sùi nhiều với kích thước lớn, tổn thương diện rộng hay nằm ở vị trí khó tiếp cận như cổ tử cung, lỗ sáo (nam giới), hậu môn thì cần nhiều thời gian hơn để hồi phục so với tổn thương nhỏ và nông. Ngoài ra, người có cơ địa lành thương nhanh, hệ miễn dịch tốt và chăm sóc sau thủ thuật đúng cách sẽ hồi phục sớm hơn so với người có sức đề kháng yếu, mắc bệnh mạn tính kèm theo không chú ý chăm sóc cơ thể, vệ sinh kém, quan hệ sớm,…
Đốt sùi mào gà hết bao nhiêu tiền?
Chi phí đốt sùi mào gà dao động từ khoảng 2.000.000 – 7.000.000 VNĐ/lần. Mức giá này chỉ mang tính chất tham khảo do bảng giá đốt sùi mào gà tại mỗi cơ sở y tế khác nhau, tùy thuộc vào trang thiết bị y tế, chuyên môn bác sĩ và dịch vụ đi kèm.
Chưa kể, chi phí đốt sùi mào gà trên thực tế còn phụ thuộc vào phương pháp đốt, tình trạng bệnh lý cũng như cơ sở y tế bạn lựa chọn. Cụ thể:
Chi phí đốt sùi mào gà phụ thuộc vào phương pháp thực hiện
Chi phí mỗi phương pháp đốt khác nhau, cụ thể như sau:
- Giá đốt điện sùi mào gà: 2.000.000 – 5.000.000/lần
- Chi phí đốt sùi mào gà bằng laser: 3.000.000 – 7.000.000/lần
- Chi phí đốt sùi mào gà bằng nitơ lỏng: 2.500.000 – 6.000.000/lần
Lưu ý: Mức giá này chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết chính xác đốt sùi mào gà giá bao nhiêu tiền, bạn nên đến cơ sở y tế để nhận tư vấn trực tiếp của bác sĩ chuyên khoa.
Chi phí điều trị phụ thuộc vào sức khỏe và mức độ bệnh
Nếu người bệnh có sức đề kháng tốt, tổn thương sùi mào gà nhỏ và phát hiện sớm thì quá trình điều trị sẽ đơn giản, ít tốn kém hơn và khả năng phục hồi nhanh hơn. Ngược lại, nếu bệnh nhân có sức khoẻ yếu, phát hiện bệnh muộn khi mụn sùi mào gà đã lan rộng, viêm loét hoặc bội nhiễm thì sẽ cần điều trị nhiều đợt, thời gian và chi phí đốt sùi mào gà vì thế cũng tăng lên đáng kể.
Cơ sở y tế quyết định đốt sùi mào gà hết bao nhiêu tiền
Đốt sùi mào gà tại các bệnh viện lớn hoặc phòng khám chuyên khoa uy tín cần chi trả mức chi phí cao hơn nhưng đổi lại người bệnh sẽ được khám chữa bệnh trong môi trường y tế chất lượng cao, được chẩn đoán chính xác và điều trị theo phác đồ khoa học. Nhờ đó, kết quả điều trị được đảm bảo, rút ngắn thời gian khám chữa bệnh, hạn chế tối đa biến chứng và nguy cơ tái phát.
Ngược lại, nếu lựa chọn cơ sở kém chất lượng chỉ vì giá rẻ, người bệnh rất dễ rơi vào tình trạng chẩn đoán sai dẫn đến điều trị kém hiệu quả, đốt đi đốt lại nhiều lần mất nhiều thời gian, tốn kém chi phí, thậm chí khiến bệnh diễn biến nặng hơn và tái phát liên tục.
Thay vì quá đặt nặng chi phí, người bệnh nên ưu tiên chọn địa chỉ y tế uy tín, có bác sĩ giỏi và phương pháp điều trị hiện đại để đảm bảo hiệu quả điều trị và tiết kiệm lâu dài.
Hy vọng với những thông tin mà bài viết cung cấp, bạn đọc đã nắm được những phương pháp đốt sùi mào gà phổ biến hiện nay kèm theo thông tin về chi phí. Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng gọi đến số hotline:…. các chuyên viên tư vấn và giải đáp miễn phí.