Đi tiểu ra máu ở nữ: Nguyên nhân & Cách khắc phục
Khi gặp hiện tượng đi tiểu ra máu, nhiều chị em thường cảm thấy sợ hãi và lo lắng với tình trạng sức khỏe cơ quan sinh dục. Trên thực tế, đây là một dấu hiệu bất thường, có thể cảnh báo về những thương tổn đang xảy ra ở đường tiết niệu, sinh dục nữ… Nếu không xác định được chính xác nguyên nhân và áp dụng cách chữa trị kịp thời, điều này có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Dưới đây, các chuyên gia Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội sẽ giúp các chị em tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa trị hiện tượng đi tiểu ra máu ở nữ. Dựa vào đó các bạn có thể xử lý hiệu quả tình trạng này.
Mục lục:
Hiện tượng tiểu ra máu ở nữ là gì?
Tiểu ra máu ở nữ là tình trạng nước tiểu xuất hiện hồng cầu. Lúc này, bạn có thể nhận thấy nước tiểu của mình có màu đỏ tươi, màu hồng hoặc có sợi máu trong đó. Nhiều trường hợp tiểu ra máu sẽ đi kèm với các riệu chứng nóng rát, tiểu buốt, nước tiểu lợn cợn…
Tiểu tiện là hoạt động bài tiết bình thường và thiết yếu của cơ thể. Qua lượng nước tiểu thải ra sẽ phản ánh chân thực sức khỏe của mỗi người. Thông thường, nếu uống ít nước, nước tiểu sẽ có màu vàng rơm. Còn với những người uống nhiều nước, nước tiểu sẽ có màu trong suốt.
Đi tiểu ra máu ở nữ giới có 2 loại, bao gồm:
- Tiểu ra máu đại thể: Người bệnh có thể quan sát sự thay đổi của màu sắc nước tiểu. Lúc này, nước tiểu sẽ có màu đỏ, hồng hoặc sợi máu.
- Tiểu ra máu vi thể: Là tình trạng nước tiểu có lẫn máu nhưng không thể nhận biết bằng mắt thường. Trường hợp này phải làm xét nghiệm tại các bệnh viện mới chẩn đoán chính xác.
Một số trường hợp, đi tiểu ra máu sẽ biến mất sau vài ngày mà không cần điều trị. Nhưng đa số, các trường hợp máu trong nước tiểu kéo dài sẽ báo hiệu cơ thể đang mắc bệnh lý nào đó. Lúc này, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được kiểm tra sớm.
Đi tiểu ra máu ở phụ nữ là bệnh gì?
Theo bác sĩ Trần Thúy Vân – Chuyên khoa cấp I sản phụ khoa cho hay: Đi tiểu ra máu có thể một số nguyên nhân sinh lý như:
- Vệ sinh “cô bé” không sạch hoặc thụt rửa sâu gây viêm nhiễm, tổn thương cô bé.
- Quan hệ thô bạo.
- Lo lắng, căng thẳng quá mức.
Ngoài ra, tiểu ra máu ở phụ nữ còn do những bệnh lý nguy hiểm gây ra. Có thể là dấu hiệu tổn thương ở đường tiết niệu, tử cung…
Cụ thể, một số bệnh lý khiến chị em tiểu tiện ra máu bao gồm:
Tiểu ra máu ở nữ do ảnh hưởng tác dụng phụ của thuốc tây
Nguyên nhân bệnh lý đầu tiên gây tiểu tiểu ra máu ở nữ chính là do ảnh hưởng của một số thuốc. Trong đó, phổ biến là các thuốc điều trị ung thư, thuốc chống đông máu….
Tiểu ra máu ở phụ nữ do viêm đường tiết niệu
Tiểu ra máu ở phụ nữ có thể nghĩ đến nguyên nhân do viêm đường tiết niệu.
Đường tiết niệu có chức năng sản xuất, lưu trữ và đào thải nước tiểu. Bao gồm các bộ phận như niệu đạo, niệu quản, bàng quang.
Viêm đường tiết niệu là tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào bất kỳ bộ phận thuộc đường tiết niệu. Trong đó, phổ biến nhất là niệu đạo và bàng quang.
Do cấu tạo của chị em ngắn nên có nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu cao hơn nam giới. Trong đó, những chị em có gia đình sẽ có nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu ít nhất một lần trong đời.
Bên cạnh triệu chứng tiểu ra máu, người bệnh còn gặp một số triệu chứng khác như:
- Tiểu buốt;
- Tiểu đục, nước tiểu có màu bất thường;
- Đau nhức vùng bụng, chậu hay thắt lưng;
- Sốt cao.
Đi tiểu buốt ra máu hồng ở nữ giới do sỏi đường tiết niệu
Sỏi đường tiết niệu cũng là một trong những nguyên nhân đi tiểu buốt ra máu hồng ở nữ giới.
Khi khoáng chất dư thừa không được đào thải kịp thời sẽ lắng đọng, kết tủa thành sỏi ở thận và bàng quang. Khi kích thước sỏi lớn, sẽ gây trầy xước niêm mạc đường tiết niệu và các bộ phận liên quan. Chính vì thế, máu từ vết thương sẽ hòa vào nước tiểu và thải ra ngoài.
Nữ giới bị sỏi đường tiết niệu sẽ gặp những triệu chứng dưới đây:
- Nước tiểu có màu hồng, đỏ hoặc nâu;
- Thường xuyên đi tiểu, tiểu không tự chủ;
- Tiểu buốt;
- Nước tiểu có màu và mùi khác thường.
Đi tiểu ra máu kinh do bệnh lý về máu
Nếu chị em bỗng nhiên gặp tình trạng đi tiểu ra máu kinh có thể do các bệnh lý về máu. Trong đó, máu khó đông, bạch cầu cấp tính hay mãn tính đều gây ra triệu chứng tiểu ra máu.
Ung thư thận, bàng quang – Nguyên nhân đi tiểu ra máu đông ở nữ
Nhắc đến nguyên nhân đi tiểu ra máu đông ở nữ thì không thể không kể đến bệnh ung thư thận hoặc ung thư bàng quang.
Ở giai đoạn đầu khi mắc bệnh, chị em sẽ xuất hiện triệu chứng tiểu ra máu, máu có màu đỏ hoặc đỏ sẫm. Tuy nhiên, trường hợp này rất khó phát hiện bằng mắt thường mà cần kiểm tra qua xét nghiệm.
Ngoài triệu chứng tiểu ra máu, người bệnh có thể dựa vào một số dấu hiệu sau để nhận biết bệnh:
- Tiểu nhiều;
- Cảm giác đau rát mỗi khi đi tiểu;
- Đi tiểu ngay sau khi vừa tiểu xong;
- Nước tiểu chảy yếu, chậm.
Tiểu ra máu ở phụ nữ do nhiễm trùng âm đạo
Nhiễm trùng âm đạo là tình trạng số lượng tạp khuẩn trong âm đạo phát triển quá mức. Từ đó, gây kích ứng, viêm âm đạo. Bệnh lý này nếu kéo dài có thể ảnh hưởng tới niệu đạo và bàng quang.
Biểu hiện của nhiễm trùng âm đạo gồm:
- Tiểu ra máu ở phụ nữ (trường hợp bệnh nặng);
- Tiểu buốt, tiểu rắt;
- Ngứa, rát âm đạo, âm hộ;
- Dịch tiết âm đạo bất thường, khí hư có màu trắng.
- Vùng da quanh âm hộ viêm, tấy đỏ;
- Đau khi quan hệ.
Phụ nữ đi tiểu ra máu do lạc nội mạc tử cung
Phụ nữ đi tiểu ra máu kèm theo triệu chứng đau lưng dưới thì có thể nghĩ đến chứng lạc nội mạc tử cung.
Lạc nội mạc tử cung là tình trạng các mô nằm ở lòng tử cung phát triển ra bên ngoài tử cung. Thông thường, đến chu kỳ kinh các mô này sẽ bong ra và chảy máu. Tuy nhiên, do nằm ngoài tử cung nên không thể chảy ra ngoài mà tích tụ bên trong và gây nhiễm trùng.
Bệnh lý này mặc dù lành tính nhưng sẽ gây khó chịu cho nữ giới trong những ngày hành kinh. Nghiêm trọng hơn, bệnh có thể gây vô sinh nếu không được điều trị sớm và đúng cách.
Đái ra máu ở nữ giới do bệnh xã hội
Các bệnh xã hội như sùi mào gà, bệnh lậu, chlamydia không chỉ gây xuất hiện nốt sùi ở vùng kín mà còn gây triệu chứng đái ra máu ở nữ giới.
Các bệnh lý này ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe sinh sản. Thậm chí, có thể gây vô sinh ở chị em.
Bệnh tiểu ra máu ở phụ nữ có nguy hiểm không ?
Tâm lý chung khi thấy nước tiểu có lẫn máu là chị em sẽ lo sợ bệnh ảnh hưởng tới sức khỏe. Mối quan tâm này hoàn toàn đúng đắn. Vì thường khi có triệu chứng này cho thấy bệnh đã chuyển biến nặng nề.
Lúc này, người bệnh sẽ phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như:
- Khó khăn khi đi tiểu;
- Tự ti khi quan hệ tình dục;
- Ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản sau này;
- Chức năng của thận và tiết niệu giảm sút. Độc tố không thể đảo thải ra ngoài.
Chẩn đoán và điều trị đi tiểu ra máu ở nữ
Theo khuyến cáo của bác sĩ Vân, ngay khi xuất hiện triệu chứng tiểu ra máu không phải trong chu kinh. Đặc biệt là xuất hiện kèm các dấu hiệu như đau bụng dữ đội, táo bón, buồn nôn… Chị em cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị bệnh.
Cách chẩn đoán chứng tiểu ra máu ở nữ giới
Để chẩn đoán chứng tiểu ra máu ở nữ, bác sĩ sẽ yêu cầu làm xét nghiệm nước tiểu. Mục đích để xác định sự tồn tạo của các tế bào hồng cầu trong nước tiểu.
Nếu phát hiện có hồng cầu trong nước tiểu, bác sĩ sẽ tiếp tục thực hiện một số chẩn đoán cận lâm sàng khác. Bao gồm:
- Siêu âm bụng, bàng quang để phát hiện sỏi, khối u (nếu có);
- Chụp CT;
- Xét nghiệm tế bào học nước tiểu.
Cách điều trị đi tiểu ra máu ở nữ giới
Như đã chia sẻ, tiểu ra máu ở nữ giới do nhiều nguyên nhân gây nên. Do đó, cách điều trị đi tiểu ra máu ở nữ giới cũng sẽ phụ thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh.
Nhiễm trùng đường tiểu:
Nếu nguyên nhân do nhiễm trùng đường tiểu bác sĩ chỉ định thuốc kháng sinh để chữa trị. Với trường hợp mạn tính, người bệnh có thể được kết hợp với một số biện pháp khác để điều trị lâu dài.
Nếu người bệnh dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, các triệu chứng sẽ thuyên giảm chỉ sau vài ngày.
Sỏi đường tiết niệu:
Tiểu ra máu do sỏi đường tiết niệu có thể cải thiện bằng cách uống nhiều nước, kết hợp tập luyện. Nếu không có hiệu quả, bác sĩ có thể dùng sóng siêu kích để đánh tan sỏi. Sau đó, tiến hành phẫu thuật để lấy sỏi ra ngoài.
Ung thư:
Phẫu thuật, hóa trị, xạ trị là phương pháp được điều trị tiểu ra máu do ung thư. Mục đích nhằm tiêu diệt khối u và hạn chế di căn sang các tế bào lành.
Bệnh về máu:
Người bệnh sẽ được truyền máu thường xuyên. Hoặc cấy ghét tủy nếu tìm được tủy tương thích.
Cách chữa tiểu ra máu tại nhà ở nữ giới
Nếu nguyên nhân đi tiểu ra máu ở nữ là do các nguyên nhân sinh lý. Chị em có thể áp dụng cách chữa tiểu ra máu tại nhà dưới đây để cải thiện triệu chứng bệnh.
Đậu đỏ
Sử dụng đậu đỏ giúp thanh độc, giải nhiệt, cải thiện chứng tiểu tiện ra máu ở nữ.
Chuẩn bị:
- 30gr đậu đỏ;
- 25gr quả qua lâu.
Thực hiện:
- Quả qua lâu đốt thành than, tán bột mịn.
- Đậu đỏ cũng tán bột mịn.
- Sử dụng 2gr hỗ hợp quả qua lâu và đậu đỏ uống với rượu.
- Dùng liên tục 7 ngày.
Hạt sen
Chị em chuẩn bị khoảng 30g hạt sen cho vào nồi đun sôi. Đổ 3 bát nước sắc còn 1 bát thì tắt bếp. Ăn cái, uống nước mỗi ngày.
Gừng mật ong
Chuẩn bị:
- 8 lát gừng tươi;
- Mật ong 60g;
- Rễ cỏ tranh 20g.
Cách thực hiện:
- Cho gừng và rễ cỏ tranh sắc với nước.
- Bỏ bã, cho thêm mật ong vào pha uống hàng ngày.
Rau mồng tơi
Trong rau mồng tơi có nhiều Pectin, có tác dụng kháng viêm, giải độc. Nhờ đó, cải thiện tình trạng tiểu ra máu, tiểu buốt, tiểu rắt.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá mồng tơi, đun sôi với nước;
- Lấy nước mồng tơi đun sôi uống hàng ngày.
Tiểu ra máu nên ăn gì
Một số món ăn có tác dụng cải thiện chứng tiểu ra máu gồm:
- Canh rau muống mật ong: Chuẩn bị 500g rau muống, 50g mật ong. Sau đó, nấu nhừ rồi đem ăn.
- Canh hồng khô: Chuẩn bị 2 quả hồng khô, cỏ bấc đèn 6g, mao căn 30g, đường trắng vừa đủ. Rửa sạch các nguyên liệu, cho vào nồi, đổ nước vừa đủ. Đổ ra ăn cùng đường.
- Mướp đắng nấu lươn vàng: Chuẩn bị 200 – 300g mướp đắng, 200g lươn vàng. Mướp đắng bỏ ruột, lươn làm sạch, bỏ nội tạng. Cho các nguyên liệu vào nấu với lượng nước vừa phải rồi đem ăn.
- Rau mã đề nấu cùng ô mai: Chuẩn bị ô mai 15g, rau mã đề 15g. Đổ nước vừa đủ sắc 10 phút, cho ít đường uống thay nước trà hàng ngày.
Bài thuốc Đông y chữa đi tiểu ra máu
4 bài thuốc Đông y giúp chị em cải thiện chứng tiểu ra máu gồm:
Bài 1:
Chuẩn bị:
- Lá tre, cỏ nhọ nồi, kim ngân mỗi vị 16g;
- Sinh địa, cam thảo đất, mộc hương mỗi vị 12g;
- Tam thất 4g.
Sắc uống 2 lần mỗi ngày.
Bài 2:
Chuẩn bị:
- Sinh địa, thạch hộc, sa sâm, mạch môn, kỷ tử, rễ cỏ tranh, trắc bá diệp mỗi vị 12g;
- Cỏ nhọ nồi 16g;
- A giao 8g.
Sắc uống 2 lần hàng ngày.
Bài 3:
Chuẩn bị:
- Hoàng bá, quy bản, rễ cỏ tranh mỗi vị 12g;
- Tri mẫu, chi tử (sao đen) mỗi vị 8g;
- Thục địa, cỏ nhọ nồi mỗi vị 16g.
Mỗi ngày 1 thang, sắc uống 2 lần.
Bài 4:
Chuẩn bị:
- Sinh địa 20g;
- Tiểu kế, mộc thông, bồ hoàng (sao), đạm trúc diệp, ngẫu tiết, sơn chi, kim ngân, liên kiều, bồ công anh mỗi vị 12g;
- Chích thảo, đương quy mỗi vị 6g;
- Hoạt thạch 16g.
Sắc uống 2 lần trưa tối. Mỗi ngày 1 thang.
Hy vọng với những thông tin trên đã giúp chị em nắm rõ những nguyên nhân đi tiểu ra máu ở nữ và cách điều trị bệnh.
Ngay khi có biểu hiện này, chị em hãy nhanh chóng đi kiểm tra và chữa trị kịp thời. Tránh để bệnh kéo dài, hoặc tự ý chữa trị vì có thể gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm.
Tham khảo từ nhiều nguồn !
Theo Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Hà Nội.