7 Dấu hiệu vô sinh ở nữ thường gặp nhất
Dấu hiệu vô sinh ở nữ không khó nhận biết. Cùng tìm hiểu phụ nữ khi bị vô sinh sẽ có những dấu hiệu nào đặc biệt cùng Đa Khoa Quốc Tế Hà Nội ngay sau đây.
Những bất thường ở kinh nguyệt, khí hư hay tuyến vú không phát triển là dấu hiệu để người ta nhận biết vô sinh ở nữ. Ngoài ra, một số đặc điểm ngoại hình bên ngoài cũng là biểu hiện của vô sinh.
Mục lục:
Vô sinh nữ là gì?
Vô sinh ở nữ là hiện tượng không thể mang thai dù tinh trùng của nam giới bình thường. Đồng thời, các cặp đôi không sử dụng biện pháp ngừa thai nào ít nhất trong 6 tháng mà vẫn không có thai.
Tình trạng vô sinh có thể gặp ở bất kỳ ở người phụ nữ nào. Trong đó, số lượng bệnh nhân nữ vô sinh thường có bắt đầu bằng các triệu chứng rối loạn nội tiết tố, viêm nhiễm phụ khoa, phá thai nhiêu lần hoặc lạm dụng thuốc tránh thai.
Vô sinh nữ được chia thành hai dạng đó là vô sinh nguyên phát và vô sinh thức phát:
- Vô sinh nguyên phát: Trường hợp nữ giới quan hệ trong vòng 1 năm, không sử dụng biện pháp an toàn nhưng không có thai.
- Vô sinh thứ phát: Nữ giới đã từng mang thai, nhưng bị sảy thai hoặc mang thai ngoài tử cung. Tuy nhiên, sau đó không thể mang thai trở lại.
Dấu hiệu vô sinh ở nữ
Theo khuyến cáo, để kiểm tra bản thân có bị vô sinh hay không, chị em cần đến các cơ sở y tế uy tín. Tại đây, các bác sĩ sẽ làm một số xét nghiệm, chẩn đoán và đưa ra kết quả chính xác.
Tuy nhiên, chị em cũng có thể nhận biết qua một số cách nhận biết vô sinh ở nữ dưới đây:
Cách nhận biết vô sinh ở nữ qua chu kỳ kinh nguyệt
Sức khỏe sinh sản của chị em được phản ánh rõ rệt nhất qua chu kỳ kinh nguyệt. Do đó, dấu hiệu vô sinh nữ đầu tiên chính là những bất thường ở chu kỳ kinh.
Theo các bác sĩ, những bất thường ở kinh nguyệt diễn ra trong thời gian dài. Do đó, chị em cần theo dõi và cảnh giác với những triệu chứng như:
Kinh nguyệt không đều:
Thông thường, chu kỳ kinh ở chị em sẽ diễn ra từ 25 – 35 ngày. Do đó, nếu chu kỳ kỳ kinh ngắn hơn 24 ngày hoặc dài trên 35 ngày thì chị em cần lưu ý.
Có thể chị em đang gặp các bệnh lý như đa nang buồng trứng, rối loạn nội tiết tố hay u xơ tử cung… Những bệnh lý này đều đe dọa đến sức khỏe sinh sản của chị em.
Lượng máu kinh nhiều, kéo dài:
Trong ngày đèn đỏ, nếu thời gian hành kinh kéo dài trên 7 ngày và diễn ra thường xuyên thì chị em cũng nên thận trọng.
Thống kinh:
Thống kinh hay còn gọi là đau bụng kinh, đây là biểu hiện phổ biến ở nhiều chị em khi đến kỳ kinh nguyệt.
Tuy nhiên, nếu cơn đau kéo dài, dữ dội, kèm theo triệu chứng buồn nôn, đau đầu… Có thể là biểu hiện u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung và bệnh dẫn tới vô sinh.
Vô kinh:
Vô kinh là tình trạng không có kinh nguyệt. Vô kinh khiến việc rụng trứng không diễn ra nên sẽ không thể thụ thai.
Triệu chứng vô sinh ở nữ thể hiện qua khí hư bất thường
Triệu chứng vô sinh ở nữ phải kể đến tiếp theo chính là khí hư bất thường.
Ở nữ giới khỏe mạnh, khí hư sẽ có màu trắng trong, hơi ngả vàng, không mùi hoặc chỉ có mùi tanh nhẹ. Nếu chị em thấy khí ra nhiều, có màu sắc bất thường, kèm ngứa rát… Có thể là biểu hiện của các bệnh viêm nhiễm âm đạo, nấm âm đạo.
Những bệnh lý này không chỉ gây phiền toái trong cuộc sống mà còn ảnh hưởng đến khả năng sinh sản nếu để bệnh kéo dài.
Biểu hiện vô sinh ở nữ – Xuất hiện những triệu chứng đau
Xuất hiện những cơn đau cũng là biểu hiện vô sinh ở nữ không nên bỏ qua.
Đó là tình trạng đau đớn trong những trường hợp sau:
- Đau khi quan tình dục (ngoại trừ lần đầu tiên quan hệ);
- Đau do chuột rút trong ngày đèn đỏ;
- Bụng dưới đau và phình ra;
- Đau vùng chậu (có thể do u xơ, viêm vùng chậu, tử cung bị tổn thương).
Dấu hiệu vô sinh ở nữ – Tuyến vú kém phát triển
Khi bước vào tuổi trưởng thành, hormone estrogen sẽ tác động và kích thích tuyến vú phát triển. Tuy nhiên, nếu bạn đã qua tuổi 18 và tuyến vú kém phát triển thì có thể do thiết hụt nội tiết tố. Đây là dấy hiệu bị vô sinh ở nữ chúng tôi muốn nói đến.
Khi cơ thể thiếu hụt nội tiết tố, sẽ khiến buồng trứng hoạt động không hiệu quả. Từ đó, ảnh hưởng đến khả năng mang thai.
Biểu hiện vô sinh ở nữ giới – Tiết dịch ở ngực
Nếu nữ chưa có con hoặc đang trong giai đoạn không cho con bú mà ngực tiết dịch thì có thể là biểu hiện vô sinh ở nữ giới.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do prolactin máu tăng cao. Khi lượng prolactin máu tăng cao sẽ gây mất cân bằng nội tiết. Ảnh hưởng nặng nề đến chức năng của buồng trứng.
Những dấu hiệu vô sinh ở nữ qua ngoại hình
Chị em cũng có thể nhận biết những dấu hiệu vô sinh ở nữ qua ngoại hình. Theo đó, một số biểu hiện chị em nên cảnh giác như:
- Ria mép xuất hiện;
- Da nhờn, dễ nổi mụn;
- Có mụn trứng cá;
- Tóc có gàu, rụng tóc, thậm chí có người còn bị hói đầu;
- Tăng cân nhanh không rõ nguyên nhân.
Những biểu hiện trên đều liên quan đến hội chứng buồng trứng đa nang. Đây là bệnh lý có thể gây vô sinh ở nữ giới.
Những dấu hiệu vô sinh ở phụ nữ khác
Ngoài những triệu chứng trên, chị em cũng có thể nhận biết qua những dấu hiệu vô sinh ở phụ nữ khác như:
- Chỉ số BMI không chuẩn;
- Phụ nữ trên 35 tuổi;
- Sảy thai liên tiếp 3 lần.
Nguyên nhân dẫn đến vô sinh ở nữ giới
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến vô sinh ở nữ giới. Có thể là do mắc các bệnh ở vòi trứng, buồng trứng hay do phá thai nhiều lần.
Cụ thể như sau:
Vô sinh nữ do vấn đề nội tiết
Nữ giới bị rối loạn nội tiết tố sẽ khiến trứng không thể rụng hoặc trứng rụng không ổn định. Chính vì thế, rất khó xác định chính xác ngày rụng trứng để quan hệ mang thai.
Vô sinh nữ do mắc các bệnh lý ở vòi trứng
Vô sinh – hiếm muộn là một trong những biến chứng phổ biến của bệnh viêm hay tắc vòi trứng.
Nguyên nhân do khi mắc bệnh sẽ làm cản trở đường đi của trứng vào tử cung để làm tổ. Nên nếu phát hiện muộn, sẽ ảnh hưởng đến việc thụ thai và gây vô sinh.
Nguyên nhân vô sinh do mắc các bệnh về tử cung
Viêm cổ tử cung, u xơ tử cung, dính buồng tử cung hay dị vật tử cung là những bệnh về tử cung thường gặp.
Những bệnh lý này sẽ khiến tinh trùng không thể gặp trứng để thụ tinh. Nhiều trường hợp thụ tinh được nhưng không thể di chuyển vào tử cung để làm tổ, dẫn đến chửa ngoài tử cung.
Vô sinh do các bệnh ở buồng trứng
Buồng trứng là cơ quan sản sinh ra trứng, do đó nếu chị em mắc bệnh lý ở buồng trứng sẽ ảnh hưởng đến chức năng ở cơ quan này.
Trong đó, một số bệnh lý ở buồng trứng thường gặp gồm:
- U nang buồng trứng;
- Đa nang buồng trứng;
- Viêm buồng trứng;
- Suy buồng trứng;
- Ung thư buồng trứng.
Khi mắc những bệnh lý trên, hoạt động của buồng trứng sẽ bị ảnh hưởng. Hệ lụy là không thể phóng noãn và rối loạn kinh. Nên chị em sẽ có nguy cơ vô sinh cao.
Vô sinh do nạo phá thai
Phá thai nhiều lần sẽ làm tổn thương cơ quan sinh sản. Hoặc tình trạng nhiễm trùng trong quá trình làm thủ thuật có thể gây viêm tắc vòi trứng, viêm vùng chậu, viêm ống dẫn trứng… Những tình trạng này đều cản trở đến việc thụ tinh và gây vô sinh.
Do mãn kinh sớm
Thông thường, nữ giới trên 50 tuổi sẽ bước vào giai đoạn mãn kinh. Tuy nhiên, có một số trường hợp mãn kinh sớm nên không thể thụ thai.
Do thói quen sinh hoạt không lành mạnh
Sử dụng cà phê, thuốc lá, chất kích thích sẽ làm giảm khả năng sinh sản của chị em. Ngoài ra, nữ giới có chế độ nghỉ ngơi, ăn uống không hợp lý cũng dễ bị vô sinh.
Chuẩn đoán và cách điều trị bệnh vô sinh ở nữ giới
Vô sinh ảnh hưởng đến thiên chức làm mẹ của chị em. Do đó, khi có những dấu hiệu nghi ngờ bản thân mắc bệnh. Chị em nên đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Các biện pháp chẩn đoán vô sinh nữ
Để chẩn đoán vô sinh nữ, bác sĩ sẽ thực hiện qua các bước hỏi bệnh, thăm khám, xét nghiệm.
Cụ thể như sau:
Hỏi bệnh:
Bác sĩ hỏi người bệnh về một số vấn đề dưới đây. Chị em lưu ý nên chia sẻ thẳng thắn để bác sĩ chẩn đoán chính xác.
- Tiền sử mang thai, sảy thai, nạo phá thai;
- Tần suất quan hệ, những khó khăn khi gặp phải;
- Các bệnh nội, ngoại khoa đang mắc phải và các thuốc đang dùng;
- Thời gian bắt đầu có kinh, chu kỳ kinh nguyệt và các triệu chứng gặp phải;
- Tiền sử mắc các bệnh viêm nhiễm;
- Tiền sử mắc các bệnh lý phụ khoa.
Thăm khám:
- Quan sát toàn thân: Như chiều cao, cân nặng, tính chất sinh dục, mức độ phát triển của vú.
- Khám phụ khoa.
- Khám âm đạo kết hợp nắn bụng để phát hiện các khối u phụ khoa.
Xét nghiệm:
- Xét nghiệm hormone;
- Thăm dò phóng noãn;
- Chẩn đoán hình ảnh;
- Nội soi chẩn đoán và can thiệp;
- Xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ.
Điều trị vô sinh ở nữ giới
Như đã chia sẻ, có nhiều nguyên nhân gây vô sinh ở nữ giới. Do đó, tùy vào từng trường hợp mà sẽ áp dụng các phương điều trị nội khoa, ngoại khoa. Hoặc áp dụng các biện pháp hỗ trợ sinh sản.
Sử dụng thuốc vô sinh nữ giới:
Thuốc được sử dụng trong trường hợp này là thuốc đặc trị giúp kích thích khả năng rụng trứng, khôi phục nội tiết tố nữ.
Đối tượng được điều trị trong trường hợp này là chị em có kinh nguyệt không đều, chồng có tinh trùng yếu…
Ưu điểm của phương pháp này là chi phí thấp, cách sử dụng đơn giản. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng có thể gây một số tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, mang đa thai, sinh non…
Phẫu thuật chữa vô sinh:
Phẫu thuật chữa vô sinh nữ được áp dụng cho các trường hợp vô sinh là do mắc các bệnh lý sau:
- U xơ tử cung;
- U nội mạc tử cung;
- Lạc nội mạc tử cung;
- Tắc vòi trứng…
Tùy vào từng bệnh lý mà sẽ áp dụng các kỹ thuật phẫu thuật phù hợp. Khi bệnh phụ khoa được chữa trị thì khả năng sinh sản, thụ thai sẽ được cải thiện.
Phương pháp hỗ trợ sinh sản:
Ngoài những phương pháp điều trị trên, chị em có thể được áp dụng một số kỹ thuật hỗ trợ sinh sản như thụ tinh nhân tạo (IUI), thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), tiêm tinh trùng vào trứng, mang thai hộ…
Bơm tinh trùng vào tử cung (IUI):
Bơm tinh trùng vào tử cung là phương pháp đưa một lượng tinh trùng đã lọc rửa vào tử cung của nữ giới. Phương pháp này được áp dụng cho những đối tượng sau:
- Nam giới tinh trùng yếu, rối loạn xuất tinh;
- Nữ giới bị lạc nội mạc tử cung, chất nhẩy tử cung kém, có ít nhất 1 vòi trứng không bị tắc.
- Theo đánh giá, phương pháp này có tỷ lệ thành công từ 10 – 20%.
- Ưu điểm: Can thiệp ít, chi phí thấp, quá trình mang thai diễn ra tự nhiên.
- Nhược điểm: Có nguy cơ mang đa thai cao, hoặc có thể gặp một số tác dụng phụ khi dùng thuốc kích trứng.
Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF):
Thụ tinh trong ống nghiệm nghĩa là quá trình thụ tinh sẽ diễn ra trong môi trường nhân tạo bên ngoài cơ thể của chị em. Sau khi trứng được thụ tinh và phát triển thành phôi, sẽ được cấy vào cơ thể người mẹ. Tỉ lệ thành thành công của phương pháp này là 35 – 40%.
Đối tượng áp dụng:
- Nam có tinh trùng yếu, tinh dịch không có tinh trùng, hiếm muộn không rõ nguyên nhân.
- Nữ giới bị tắc ống dẫn trứng, lạc nội mạc tử cung.
Phương pháp này được đánh giá có tỉ lệ thành công cao. Tuy nhiên, chi phí cũng cao hơn so với các phương pháp khác. Ngoài ra, nữ giới có nguy cơ mang đa thai cao nếu thực hiện phương pháp này.
Trên đây là những thông tin về dấu hiệu vô sinh ở nữ, cũng như cách điều trị vô sinh hiệu quả hiện nay. Nếu đang có những dấu hiệu mà chúng tôi đã tổng hợp, đồng thời chị em chưa có con trong vòng 1 năm. Hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Tham khảo từ nhiều nguồn!
Theo Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Hà Nội !