Dấu hiệu sảy thai 2 tuần tuổi dễ nhận biết nhất

Ngày đăng: 2020-02-07
Bình chọn post

Sảy thai là tình trạng thai nhi không tiếp tục phát triển trong tử cung trước khi tuần thứ 20 của thai kỳ. Sảy thai là hiêện tượng tự nhiên, khác với việc phá thai chủ động.

Thực tế, có không ít nữ giới khi mang thai bị sảy thai ở những tuần thai sớm. Thậm chí có những trường hợp bị sảy thai ngay cả khi chưa biết bản thân đã mang thai. Vậy làm cách nào để nhận biết việc sảy thai? Dấu hiệu sảy thai 2 tuần tuổi như thế nào?

 

Dấu hiệu sảy thai 2 tuần
Dấu hiệu sảy thai 2 tuần

Vì sao mẹ bầu bị sảy thai 2 tuần tuổi?

Thai 2 tuần tuổi nằm trong thời kỳ tam cá nguyệt thứ nhất. Lúc này, bào thai mới chỉ là một hợp tử (phôi nang) có kích thước vô cùng bé, chỉ tương đương với một giọt máu.

Thông thường trong giai đoạn này, phôi thai đang trên đường di chuyển từ vòi trứng vào tử cung để làm tổ và phát triển. Tại đây, phôi nang sẽ mất khoảng từ 1 – 3 ngày để bám vào lớp niêm mạc tử cung và phát triển thành phôi thai. Nếu thuận lợi, phôi thai sẽ phát triển thành bào thai và lớn hơn nữa là thai nhi.

Tuy nhiên, mẹ bầu thường gặp phải tình trạng sảy thai ở những tuần đầu tiên của thai kỳ. Phổ biến nhất là ở tuần thứ 2, 3.

Nguyên nhân sảy thai ở những tuần đầu tiên 

  • Do sự bất thường trong nhiễm sắc thể

Theo nghiên cứu, có tới 50% ca sảy thai ở các tuần đầu thai kỳ liên quan đến nhiễm sắc thể. Nguyên nhân là do khi hợp tử được tạo thành từ trứng và tinh trùng gặp vấn đề về số lượng nhiễm sắc thể (thiếu hoặc thừa). Nó sẽ khiến cho bào thai phát triển không bình thường và dễ dẫn đến sảy thai tự nhiên.

  • Gặp vấn đề về nhau thai

Nhau thai là bộ phận quan trọng, đóng vai trò kết nối cơ thể mẹ và bé, giúp vận chuyển các chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng bào thai. Khi nhau thai xảy ra vấn đề thì quá trình này sẽ bị ảnh hưởng. Điều này khiến quá trình tăng trưởng và phát triển của bào thai kém đi, thậm chí dẫn đến sảy thai.

  • Mất cân bằng hormone

Nếu khi mang thai, cơ thể mẹ bị mất cân bằng hormone, nó có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Ví dụ như khi mẹ bầu bị thiếu hormone progesterone, điều này sẽ khiến cho nhau thai dễ bị bong ra và thai dễ bị sảy. Đây cũng là nguyên nhân thường gặp ở những trường hợp sảy thai 2 tuần tuổi.

  • Bị rối loạn miễn dịch

Nếu hệ miễn dịch của mẹ bầu hoạt động quá mức hoặc dưới mức thì sẽ gây nguy cơ tái diễm. Điều này có nghĩa là cơ thể người mẹ sẽ không chấp nhận với việc mang thai và có thể dẫn tới việc sảy thai.

  • Do tình trạng sức khỏe của thai phụ

Thai phụ mang thai bị mắc các bệnh lý mãn tính như bệnh tiểu đường, cao huyết áp, bệnh về thận hay tuyến giáp… thì sẽ có nguy cơ sảy thai cao hơn những trường hợp khác.

Nguyên do là vì khi mắc bệnh, dòng máu đưa đến tử cung mẹ bầu sẽ bị hạn chế khiến cho bào thai không phát triển bình thường.

Đặc biệt những mẹ bầy bị mắc hội chứng đa nang buồng trứng thường có nguy cơ sảy thai và vô sinh cao hơn bình thường.

  • Do thai phụ mắc bệnh truyền nhiễm

Không ít nữ giới khi mang thai mắc phải các bệnh truyền nhiễm như lậu, giang mai, rubella, sốt rét, HIV, nấm Chlamydida… có nguy cơ bị sảy thai. Lý do là vì khi cơ thể bị nhiễm khuẩn có thể khiến cho túi ối bị vỡ sớm hoặc khiến cho cổ tử cung mở quá nhanh và dẫn đến sảy thai.

  • Do ngộ độc thực phẩm

Ăn uống các thực phẩm không an toàn, bị nhiễm khuẩn có thể gây ngộ độc. Và đối với nữ giới đang mang thai thì tình trạng này cũng có thể gây sảy thai, nhất là với những trường hợp thai còn bé, khi chỉ mới 1 – 2 tuần tuổi.

Do đó, các mẹ bầu cần lưu ý đến một số loại thực phẩm như sữa chưa tiệt trùng (có chứa vi khuẩn như listeria); thịt lợn, thịt cừu sống chưa được nấu chín (có chứa ký sinh trùng toxoplasma); trứng sống hoặc chưa nấu chín (có chứa vi khuẩn salmonella)…

  • Do cấu trúc tử cung

Những dị tật bẩm sinh ở tử cung người mẹ như tử cung có vách ngăn, tử cung một sừng… dễ dẫn đến dễ bị dọa sảy.

Bên cạnh đó, những nữ giới bị u xơ tử cung và chưa điều trị khi mang thai các khối u cũng có thể gây nguy hiểm cho sự phát triển của bào thai.

  • Thai phụ bị hở eo cổ tử cung

Thai phụ khi mang thai nếu gặp phải tình trạng hở eo cổ tử cung thì sẽ có nguy cơ sảy thai cao hơn. Hoặc những trường hợp cổ tử cung của người mẹ quá yếu cũng khó giữ được thai.

Dù vì nguyên nhân nào thì việc sảy thai đều tác động xấu đến tâm lý và sức khỏe phụ nữ. Do đó việc nhận biết sớm các dấu hiệu sảy thai là điều cần thiết. Sẽ giúp các mẹ có cách xử lý kịp thời, đảm bảo an toàn cho mình.

Đối tượng nào dễ bị sảy thai

Mặc dù việc sảy thai có thể xảy ra ở bất cứ ai. Tuy nhiên, đối tượng sau sẽ dễ bị sảy thai hơn khi mang thai:

  • Thai phụ trên 35 tuổi
  • Thai phụ mắc bệnh tiểu đường hoặc các bệnh về tuyến giáp.
  • Mẹ bầu đã từng bị nhiều lần sẩy thai trước đó.
  • Mẹ bị nhiễm trùng hoặc có bất thường ở tử cung.
  • Thai phụ sử dụng thuốc lá, rượu, ma túy khi đang mang thai nhi
  • Ngoài ra là các vấn đề khác về thể chất, sức khỏe bà bầu…

Dấu hiệu sảy thai 2 tuần tuổi

Các chuyên gia sản phụ khoa cho biết, khi mới mang thai ở tuần thứ 2, phần lớn nữ giới chưa cảm nhận được các dấu hiệu mang thai cụ thể. Thậm chí nhiều người hoàn toàn không có dấu hiệu của việc mang thai. Cũng chính vì vậy mà nếu bị sảy thai trong giai đoạn này thì các dấu hiệu của nó cũng rất mờ nhạt, khó để phát hiện.

Tuy nhiên, với những nữ giới đang mong ngóng có “tin vui” hay những người có sự nhạy cảm cao đối với việc mang thai thì hoàn toàn có thể phát hiện được các dấu hiệu của mang thai và cả sảy thai.

Nếu như bạn bị sảy thai ở thời điểm 2 tuần tuổi thì thường gặp phải các dấu hiệu sau:

  • Chảy máu âm đạo – dấu hiệu sảy thai 2 tuần tuổi 

Trong thời gian đầu khi mới mang thai, nếu mẹ bầu thấy xuất hiện tình trạng chảy máu bất thường ở âm đạo thì đây có thể là dấu hiệu của việc sảy thai sớm. Biểu hiện đặc trưng là lượng máu không chảy ra quá ồ ạt hay quá nhiều. Thời điểm này thai 2 tuần tuổi còn rất nhỏ. Mẹ chỉ có thể thấy một chút máu đỏ kèm chất nhầy chảy ra từ âm đạo.

Quá trình chảy máu này thường không quá rõ ràng, không diễn ra liên tục. Màu máu có thể chuyển từ màu đỏ sang nâu. Điều này là do lượng hormone HCG trong cơ thể của người mẹ bị sụt giảm nhanh chóng.

  • Đau vùng bụng dưới- biểu hiện bị sảy thai sớm nhất

Nếu ở tuần thai thứ 2, mẹ bầu cảm nhận thấy những cơn đau âm ỉ ở vùng bụng dưới. Giống như khi có kinh thì có thể là một dấu hiệu cảnh báo việc sảy thai. Hiện tượng này có thể đi kèm với việc chảy máu vùng kín và khó thở, tức ngực. Mẹ cần đến ngay cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.

Trong một số trường hợp, hiện tượng đau bụng dưới khi mới mang thai cũng là dấu hiệu của hiện tượng mang thai ngoài tử cung vô cùng nguy hiểm.

  • Dịch nhờn âm đạo ra nhiều, có mùi khó chịu – dấu hiệu sảy thai 2 tuần đầu

Nếu bạn chợt thấy đáy quần lót xuất hiện nhiều dịch nhờn mọt cách bất thường. Trong dịch nhờn có thấy lẫn chút máu đông nhỏ hoặc vết màu hồng nhạt thì cần lưu tâm. Nếu dịch có mùi hôi, khó chịu thì càng cần nhanh chóng đi khám.

Cách xử lý khi bị sảy thai 2 tuần tuổi

Chuyên gia sản phụ khoa khuyến cáo phụ nữ mang thai ở thời kỳ tam cá nguyệt đầu tiên, nhất là những tuần đầu, gặp tình trạng đau bụng bất thường, ra máu âm đạo thì cần đi bệnh viện ngay.

Qua việc kiểm tra các biểu hiện lâm sàng và siêu âm. Bác sĩ sẽ xác định chính xác tình trạng thai nhi và đưa ra cách xử lý.

Nếu các dấu hiệu chỉ là dọa sảy thai, mẹ bầu sẽ được nghỉ ngơi tại giường. Đồng thời, mẹ sẽ phải kiêng lao động, hạn chế đi lại và không quan hệ tình dục. Ngoài ra, mẹ cần ăn uống các thức ăn mềm, dễ tiêu hóa để tránh táo bón và sử dung thuốc dưỡng thai theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Với những trường hợp bị đau bụng dữ dội hay ra nhiều máu ở âm đạo. Hãy kiểm tra tình trạng thai và quyết định tiếp tục giữ hay bỏ thai.

Với trường hợp thai lưu thì mẹ bầu nên thực hiện các phương pháp đình chỉ thai để tránh gặp phải biến chứng nguy hiểm.

Hướng dẫn cách phòng ngừa bị sảy thai ở mẹ bầu

Để phòng và tránh việc sảy thai khi mang thai, nhất là ở những tuần thai đầu tiên của thai kỳ, các mẹ bầu cần lưu ý những vấn đề sau:

– Khi mang thai, mẹ bầu cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học, cân đối. Mẹ nên bổ sung viên sắt, axit folic để tránh thiếu máu và thiếu axit folic.

– Mẹ bầu nên hạn chế vận động mạnh, các hoạt động thể thao có cường độ cao. Vì nó có thể gây ra các chấn động hay tai nạn làm ảnh hưởng tới thai nhi.

– Mẹ bầu cần phải chú ý vấn đề vệ sinh cá nhân để tránh viêm nhiễm phụ khoa .

– Mẹ bầu khi mang thai cần tránh tiếp xúc với các chất độc hại như thuốc lá, thuốc nhuộm. Nên tránh uống rượu, bia, các chất kích thích có hại cho sức khỏe.

– Các mẹ bầu tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc. Dù là thuốc cảm thông thường hoặc thuốc bổ. Bởi nó có thể gây ra tác động xấu với sự phát triển của thai nhi. Tốt nhất khi dùng thuốc, bạn cần có sự hướng dẫn của bác sĩ.

– Luôn giữ cho tinh thần vui vẻ, thoải mái, tránh căng thẳng, lo âu, buồn phiền.

– Mẹ nên đi thăm khám thai định kỳ theo tư vấn của bác sĩ. Điều này sẽ giúp mẹ theo dõi được sự phát triển của thai. Đồng thời phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường để có sự can thiệp kịp thời.

Nguy cơ sảy thai có thể xảy ra với mọi mẹ bầu. Tuy nhiên bạn có thể phòng tránh nó hiệu quả bằng cách đảm bảo cho bản thân một sức khỏe thật tốt và một lối sống lành mạnh trong cả thai kỳ. Và nếu chẳng may bạn bị sảy thai, đừng quá suy sụp tinh thần. Hãy tìm sự trợ giúp của bác sĩ để cân bằng lại cuộc sống, tâm lý. Giúp chuẩn bị tốt cho lần mang thai tiếp theo.

Hi vọng những thông tin bổ ích trên đây sẽ giúp các chị em có thể phòng tránh hiệu quả việc sảy thai. Cũng như nhận biết các dấu hiệu sảy thai 2 tuần tuổi sớm để xử lý kịp thời. Nếu cần thêm sự tư vấn, bạn có thể liên hệ 0969 668 152 để hỗ trợ.

Tạ Thị Hồng Duyên

"Tác giả"Tạ Thị Hồng Duyên

Thạc sĩ, Bác sĩ CKI Sản phụ khoa Tạ Thị Hồng Duyên là bác sĩ sản phụ khoa có hơn 30 năm kinh nghiệm chăm sóc sinh sản phụ nữ, chăm sóc thai kỳ, phẫu thuật sản khoa, điều trị vô sinh, hoặc chăm sóc sau sinh. Bác sĩ Duyên là bác sĩ ưu tú có nhiều giải thưởng và được báo chí công nhận, được nhiều bệnh nhân yêu quý.

Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người

Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất

map phòng khám đa khoa quốc tế Hà Nội