Đau bụng kinh nên ăn gì? 10 loại thực phẩm giảm đau tốt nhất
Những cơn đau bụng kinh dồn dập hay âm ỉ vào những ngày “đèn đỏ” khiến tâm trạng của bạn xuống dốc, cơ thể mệt mỏi. Thậm chí khi các cơn đau bụng kinh trở nên dữ dội, nó còn khiến bạn bỏ lỡ nhiều hoạt động quan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng công việc, cuộc sống…
Vậy làm cách nào để khắc phục được tình trạng đau bụng kinh hiệu quả? Đau bụng kinh nên ăn gì cho tốt?… Dưới đây các chuyên gia sẽ giúp các chị em lựa chọn những loại thực phẩm tốt nhất để làm giảm tình trạng đau bụng kinh. Nếu bạn đang quan tâm đến vấn đề này, đây sẽ là những thông tin vô cùng hữu ích để giảm thiểu các cơn đau bụng kinh đầy khó chịu!
Mục lục:
Đau bụng kinh là gì?
Theo bác sĩ CKI Tạ Thị Hồng Duyên – Phòng khám ĐKQT Hà Nội cho biết, đau bụng kinh là tình trạng không hiếm gặp. Nó là triệu chứng tiền kinh nguyệt rất phổ biến. Gây ra cho chị em nhiều sự khó chịu.
Chúng ta biết rằng, tử cung của nữ giới là nơi thai nhi làm tổ, phát triển trong suốt thai kỳ. Thông thường, khi gần đến ngày hành kinh, lớp niêm mạc tử cung sẽ dày lên. Nếu quá trình thụ tinh không được diễn ra, lớp niêm mạc sẽ bong tróc, được tống ra ngoài nhờ hoạt động co bóp ở thành tử cung. Chúng có màu sắc như máu – gọi là kinh nguyệt.
Hoạt động co thắt thành tử cung diễn ra nhờ lượng prostaglandin – một hormone gây ra những cơn đau khi đến tháng hoặc đau vùng chậu mà rất nhiều bạn gái đang mắc phải. Tùy vào lượng chất này nhiều hay ít mà mức độ đau bụng của mỗi người sẽ nặng hay nhẹ. Nếu lượng prostaglandin càng cao, cơn đau bụng kinh càng dữ dội.
Nguyên nhân đau bụng kinh dữ dội
Đau bụng kinh trong giai đoạn “đèn đỏ” hay còn được gọi theo cách nhân gian là “thống kinh”. Là hiện tượng đau vùng bụng dưới rốn trước, trong và sau kỳ kinh 1 – 3 ngày. Đây được xem là hiện tượng bình thường phổ biến của chị em mỗi kỳ kinh nguyệt.
Cùng là đau bụng kinh nhưng có người chỉ đau âm ỉ, có người lại đau quằn quại hoặc vật vã, đau đến mức ngất đi hay phải sử dụng thuốc giảm đau. Sỡ dĩ gặp phải tình trạng như vậy, là bởi cơ địa của mỗi người cũng như chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi của từng người là khác nhau.
Đau bụng kinh được chia thành 2 loại cụ thể như đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng kinh thứ phát. Và những nguyên nhân gây nên tình trạng đau bụng kinh nguyệt gồm các yếu tố như sau:
Do bệnh lạc nội mạc tử cung
Đau bụng kinh có thể là do bệnh lạc nội mạc tử cung gây nên, nghĩa là lớp niêm mạc không nằm trong tử cung mà di cư đến những vị trí khác trong cơ thể như: Bụng, bàng quang, buồng trứng… Gây nên những cơn đau dữ dội, đau co thắt kéo dài và gây cho chị em nhiều sự khó chịu. Bệnh không quá nguy hiểm nhưng có thể dẫn đến trường hợp vô sinh nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Do bệnh phụ khoa
Mắc một số bệnh phụ khoa như: Viêm nhiễm vùng tiểu khung, nhân xơ tử cung hoặc đặt dụng cụ tránh thai không thành … Cũng là một trong những lí do dẫn đến tình trạng đau bụng kinh hoành hành.
Tử cung dị dạng
Do tử cung của chị em nữ giới phát triển không bình thường, khiến sự lưu thông máu huyết cung cấp đến cho tử cung bị gặp nhiều trở ngại. Dẫn đến tình trạng thiếu máu và oxy tại khu vực này nên gây ra tình trạng đau bụng kinh. Nữ giới bị đau bụng kinh do nguyên nhân này thường có cơn đau dữ dội hơn bình thường.
Đau bụng kinh do kinh nguyệt không lưu thông
Vị trí tử cung bị quá ngả ra phía trước hoặc về phía sau, không giống với vị trí bình bình của những nữ giới khác. Sẽ gây cản trở cho quá trình lưu thông kinh nguyệt, dẫn đến tình trạng đau bụng kinh âm ỉ và làm cho nữ giới phải khó chịu khi bị hành kinh.
Ống cổ tử cung quá hẹp
Điều này khiến cơ tử cung phải co bóp mạnh để tống máu ra ngoài nên gây đau bụng khi hành kinh.
Tử cung co thắt quá độ
Với những chị em có vấn đề về tử cung bất thường, sẽ gặp phải tình trạng tử cung co thắt quá độ. Những cơn đau co thắt sẽ kéo dài và dai dẵn hơn những nữ giới có tử cung bình thường, và những cơn đau này sẽ không dễ dàng trở lại vị trí bình thường. Bời vì điều đó nên đã gây ra tình trạng đau bụng kinh ở phái nữ.
Nội tiết tố
Sự gia tăng của progesterone, khi nội mạc cổ tự cung và hàm lượng prostaglandin trong máu khi tăng lên và tác động đến các cơ vùng tử cung, khiến chúng co lại và gây đau. Những nữ giới mắc phải chứng này thường có hàm lượng prostaglandin trong các mô nội mạc tử cung tăng cao rõ rệt, hơn hẳn những đối tượng nữ giới bình thường.
Những yếu tố khác
Có những nguyên nhân khác gây nên tình trạng đau bụng kinh dữ dội, gây khó chịu cho cơ thể chị em trong giai đoạn hành kinh như: Do di truyền từ thế hệ trước, streess, tâm lý trong trạng thái tiêu cực, ăn uống thiếu chất, tập luyện thể dục quá sức, làm việc nặng nhọc…
Những nguyên nhân gây ra tình trạng đau bụng kinh gồm nhiều nguyên nhân. Việc nắm được các nguyên nhân này giúp cho chúng ta có cách phòng tránh, chữa trị bệnh hiệu quả.
Thời điểm đau bụng kinh của từng người cũng không giống nhau, có thể từ những ngày đầu chu kỳ, cuối chu kỳ hoặc thậm chí là xuyên suốt chu kỳ. Tình trạng này khiến chị em mệt mỏi, mất sức, không muốn vận động.
Tuy nhiên, những triệu chứng đau bụng kinh khó chịu và đáng ghét trên có thể được xoa dịu nếu bạn bổ sung những thực phẩm mà
Top 10 thực phẩm giảm đau bụng kinh tốt nhất
Đau bụng kinh nên ăn gì? Đây cũng được xem là câu hỏi mà nhiều chị em quan tâm. Vì thế, sau đây sẽ là những gợi ý như sau về các thực phẩm mà chị em nên bổ sung vào những bữa ăn trong ngày hành kinh, để có thể phần nào giúp cho tình trạng đau bụng kinh của phái nữ được cải thiện tại nhà.
1. Ăn hàu để giảm đau bụng kinh
Hàu là loài động vật nhuyễn thể họ giáp xác 2 mảnh , thường sống ở bờ biển hay các cửa sông . Thịt hàu ngọt và ngon , chứa nhiều chất dinh dưỡng như glucid, protein, kẽm, magie, chất béo, canxi … Nếu bạn đang thắc mắc: Đau bụng kinh nên ăn gì? Hàu chính là món ăn có khả năng giảm đau bụng kinh rất hiệu quả bạn nên ăn.
Theo Đông y, thịt hàu có tính mát, vị ngọt hơi mặn, không độc. Ăn vào sẽ các tác dụng trị hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ do nhiệt, người khô khát, phụ nữ rối loạn tiền mãn kinh … Người thiếu máu ăn hàu rất tốt.
Bên cạnh đó, trong hàu còn chứa nhiều sắt và omega-3. Đây là 2 chất có khả năng điều hòa kinh nguyệt cực kì hiệu quả. 100g hàu tương đương với 1000mg omega-3. Nó sẽ giúp hạn chế sự co bóp của tử cung. Ngoài ra, đây còn là nguồn vitamin D và B6 dồi dào, giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn, đồng thời giảm cảm giác đau tức ở bụng và ngực khi đến tháng.
2. Đau bụng kinh nên ăn gì? – Sữa chua
Nếu bạn đang thắc mắc không biết ngày đèn đỏ nên ăn gì để giảm đau bụng kinh thì sữa chua là lựa chọn lí tưởng dành cho bạn. Nghiên cứu gần đây nhất đã chứng minh, canxi có khả năng làm giảm sự co bóp của tử cung. Từ đó làm giảm những cơn đau bụng kinh nhanh chóng
Bạn có thể ăn 1 – 2 hộp sữa chua mỗi ngày. Tương đương với khoảng 120 – 240g canxi. Nó sẽ giúp giảm 30% các cơn đau bụng kinh. Bên cạnh đó, sữa chua còn có khả năng gia tăng số lượng bạch cầu. Giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể Giúp chị em giảm nguy cơ mắc các bệnh như: béo phì, tim mạch, huyết áp … Các vi khuẩn lactobacillus trong sữa chua có khả năng ngăn chặn viêm nhiễm trong ruột , giảm nguy cơ ung thư bàng quang, trực tràng
Lưu ý: Khi chọn sữa chua, bạn nên lựa chọn những loại ít hàm lượng chất béo. Sữa chua có hàm lượng chất béo cao có thể gây béo phì, khó tiêu, có khả năng dẫn đến 1 số bệnh nguy hiểm khác như: bệnh tim, tiểu đường, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ …
3. Đau bụng kinh nên ăn gì? – Bơ
Đau bụng kinh ăn gì? Bạn có thể lựa chọn cho mình loại trái cây thanh mát như quả bơ. Trong bơ cũng chứa rất nhiều omega-3 và cách dưỡng chất giảm đau bụng kinh hiệu quả. Nửa trái bơ mỗi ngày sẽ cung cấp đủ lượng omega-3 giúp bạn mau chóng vượt qua cơn đau bụng kinh.
Trong bơ có chứa 25 loại vitamin và khoáng chất tự nhiên rất tốt cho sức khỏe. 100 gam bơ cung cấp cho cơ thể: 20% folate, 26% vitamin K. 14% vitamin B5, 13% vitamin B, 14% kali, 10% vitamin E. Dưới đây là 1 số tác dụng khác của bơ bạn có thể tham khảo :
- Ổn định huyết áp
- Kiểm soát cân nặng
- Ngăn ngừa ung thư
- Chống viêm
- Tốt cho tim mạch
Lưu ý khi ăn bơ: Phụ nữ mang thai và cho con bú nên cẩn trọng. Bơ có thể làm giảm lượng sữa, gây tổn thương tuyến vú, khiến trẻ bị đau bụng. Người mắc các vấn đề về gan, dị ứng tuyệt đối không được ăn bơ. Trong bơ có 1 số chất như: anethole, estragole có khả năng gây tổn thương gan.
4. Cá hồi thực phẩm giảm đau bụng kinh hiệu quả
Một lựa chọn khác nếu bạn không biết đau bụng kinh nên ăn gì?Cá hồi là sự lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn. Thịt cá hồi chứa rất nhiều vitamin D, giúp bạn chế hiệu quả cơn đau bụng trong chu kì kinh nguyệt. Ăn 100 gam cá hồi mỗi ngày có thể cung cấp hàm lượng canxi, vitamin D, omega-3 cần thiết giúp giảm sự khó chịu khi bị đau bụng kinh.
Bên cạnh đó, trong cá hồi có chứa nhiều protein và amino acid rất dễ hấp thụ. Tốt cho hệ tiêu hóa và tìm mạch. Dưới đây là 1 số lợi ích cho sức khỏe nếu bạn ăn cá hồi
- Giảm nguy cơ bệnh tim, đột quỵ
- Phát triển cơ bắp
- Tốt cho não bộ
- Tăng cường sức khỏe cho đôi mắt
Lưu ý khi sử dụng cá hồi: Cá hồi là loại thực phẩm thường dùng để ăn sống. Nếu không sơ chế thật kĩ có thể dễ gây nhiễm khuẩn. Việc lọc xương nên được tiến hành cẩn thận Để giảm mùi tanh và giảm các loại chất bẩn trên cá. Bạn có thể ngâm cá đã làm sạch vào nước lạnh thêm ít giấm . Hoặc trộn cá với 1 ít hạt tiêu hay lá nguyệt quế
5. Gừng giúp giảm cơn đau bụng kinh rất tốt
Gừng được xem như liều thuốc giảm đau bụng và kháng viêm tự nhiên cực kì hiệu quả. Nếu bạn chưa biết nên ăn gì để giảm đau bụng do kinh nguyệt. Gừng là thực phẩm được nhiều chị em lựa chọn. Trong gừng có chứa chất có khả năng chống co thắt tử cung, đây là một cách giảm đau bụng kinh rất tốt
- Chuẩn bị: 10g bột gừng, 750ml nước, nửa quả chanh ép, 25g mật ong
- Cho bột gừng vào đun với 750ml nước
- Để lửa nhỏ trong 15 phút. Sau đó thêm nước chanh
- Để nguội, thêm chút mật ong cho dễ uống
Uống hỗn hợp này 3 lần vào lúc đói ngoài tác dụng giảm đau bụng kinh. Nó sẽ giúp tăng cường khả năng lưu thông máu, tăng cường chức năng tiêu hóa, giảm đau khớp, tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể …
Lưu ý: Tuyệt đối không ăn gừng vào buổi tối. Những đối tượng sau tuyệt đối không nên sử dụng gừng: người bị say nắng, đau đạ dày, đại tràng, phụ nữ có thai, người mắc bệnh về gan, sỏi mật, trĩ, xuất huyết, người có thân nhiệt cao.
6. Nghệ
Nhiều chị em bị đau bụng dưới trong chu kì kinh nguyệt thường ăn nghệ để làm giảm tình trạng này. Nghệ có khả năng kích thích lưu thông máu trong tử cung, giúp cân bằng nội tiết tố trong cơ thế. Thường được sử dụng để trị kinh nguyệt thất thường, trễ kinh, có tác dụng giảm đau bụng kinh và co thắt hiệu quả.
Nghệ là cây thuốc quý, được nhiều nhà khoa học đánh giá rất cao. Trong củ nghệ có chứa curcumin, có khả năng chống viêm, bảo vệ thận, gan, chống tế bào ung thư. Giúp phụ nữ sau sinh hồi phục sức khỏe, chữa bệnh đau dạ dày, viêm loét dạ dày. Có tác dụng lớn với các bệnh mãn tính như: tịm mạch, ung thư, mật, gan …
Lưu ý: Nghệ được biết đến là chất có khả năng gây kích thích tử cung, có lợi cho dòng chảy kinh nguyệt. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai và đang cho con bú cần phải cẩn thận. Cần có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa mới được sử dụng.
7. Chuối, dứa và kiwi
Chuối nhiều vitamin B6 và kali, giúp giảm trướng bụng và đau khi “đèn đỏ”. Bạn có thể kết hợp chuối với dứa và kiwi để tăng hiệu quả, do dứa chứa bromelain – một enzyme giúp chống viêm, còn kiwi rất giàu actinidin – giúp tiêu hóa đạm tốt hơn.
8. Đu đủ
Chất chống viêm có chứa sắt, caroten, canxi, vitamin A và C trong đu đủ làm giảm cơn cơ thắt. Hãy ăn đu đủ vài ngày trước kỳ kinh hoặc ngay trong ngày đèn đỏ để giảm đau.
9. Các loại cây họ đậu
Trong những ngày kinh nguyệt, niêm mạc tử cung bong ra khiến cơ thể mất lượng lớn chất sắt và magie. Trong khi đó, các loại cây họ đậu như đậu nành, đậu xanh, đậu đen chứa rất nhiều sắt và magie, bổ sung cho cơ thể trong kỳ kinh.
10. Chocolate đen
Trong socola đen chứa chất chống oxy hóa dồi dào, rất tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, loại thực phẩm này còn giúp cải thiện tâm trạng, thư giãn đầu óc và làm thuyên giảm cơn đau bụng kinh đang hành hạ bạn.
Chính vì vậy, khi có kinh nguyệt đừng quên ăn một vài thanh socola đen. Song, bạn hãy nhớ lựa chọn loại ít đường, ít sữa, có ít nhất 85% cacao để tránh hệ tiêu hóa phải làm việc vất vả, gây phản tác dụng nhé.
Đau bụng kinh nên uống gì?
Đau bụng kinh nên ăn gì? nên uống gì? Bên cạnh các thực phẩm nên ăn, khi bị đau bụng kinh, chúng ta cũng có thể uống những loại nước như:
Đau bụng kinh nên uống trà gừng
Lấy một cốc nước ấm cho vào đó mật ong, thêm vài lát gừng và vài giọt chanh. Uống liên tục trong thời gian hành kinh sẽ giúp bạn giảm đau bụng rõ rệt. Đồng thời với những phụ nữ bị kinh nguyệt không đều có thể ổn định khí huyết hơn.
Uống nhiều nước lọc, nước ấm cũng giúp giảm cơn đau bụng kinh
Việc uống nhiều nước trong những ngày đèn đỏ là hết sức cần thiết, bởi cung cấp đủ nước cho cơ thể sẽ giúp tăng cường tuần hoàn máu và điều tiết các hoạt động co thắt của tử cung. Mỗi ngày nên uống từ 2 – 3 lít nước, chỉ nên uống nước ấm vì uống nước lạnh sẽ bị lạnh bụng làm cho các cơn đau sẽ dữ dội hơn.
Uống nước bột quế
Trong quế có chứa nhiều chất có khả năng làm giảm co thắt và kháng viêm cho phụ nữ trong những ngày hành kinh. Cách đơn giản nhất là hãy pha 1 thìa cà phê bột quế với cốc nước nóng, hòa tan rồi cho thêm chút mật ong để uống. Cũng có thể kết hợp các món ăn với quế phù hợp. Rất hữu hiệu trong việc giảm đau bụng kinh.
Một số biện pháp khác chữa đau bụng kinh
Bên cạnh đau bụng kinh nên ăn gì, uống gì thì chúng ta cũng có thể áp dụng các biện pháp giảm đau tại chỗ như:
Chườm nóng
Hãy dùng miếng dán nhiệt, bình nước ấm hoặc khăn ấm chườm lên vùng bụng của bạn. Phương pháp này sẽ giúp xoa dịu bớt cơn đau đang hành hạ bạn. Ngoài ra, tắm nước nóng cũng vô cùng hiệu quả.
Bạn có thể nhẹ nhàng xoa bóp theo hướng vòng tròn xung quanh vùng bụng đang bị đau. Lúc này, phần cơ sẽ thư giãn, giảm bớt đau nhức. Bên cạnh đó, bạn cũng lưu ý đừng nên đấm lưng khi có kinh, vì động tác này có thể khiến máu chảy nhiều, kéo dài thời gian bị “đèn đỏ”.
Tập thể dục
Những bài thể dục nhẹ nhàng sẽ giúp ích trong việc xoa dịu cơn đau kinh nguyệt. Bạn có thể đi bộ, tập yoga,… để đầu óc thư giãn, giảm thiểu sự khó chịu tích tụ trong cơ thể.
Vệ sinh sạch sẽ
Hãy giữ cơ thể sạch sẽ, khô thoáng vào những ngày này. Tránh làm việc nặng, quá sức và sinh hoạt vợ chồng để giảm thiểu đau bụng kinh.
Chúng ta đã biết đau bụng kinh nên ăn gì, uống gì làm gì để giảm đau bụng kinh qua những thông tin trên đây. Chị em có thể lưu ý để có thể giảm thiểu tối đa các cơn đau này.
Thế nhưng, bạn thấy đau bụng kinh kéo dài. Kèm theo các biểu hiện khó chịu như:
- Kinh ra nhiều, vón cục
- Kinh nguyệt màu đen
- Đau bụng dữ dội, ngất xỉu
- Buồn nôn và nôn
- Đau lưng
Thì lúc này chị em cần phải đi khám. Vì đây là những dấu hiệu không bình thường. Ngoài ra, các cách chữa đau bụng kinh bằng ăn uống chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời. Do đó, để trị triệt để, chúng ta cũng cần đi khám chuyên khoa.
Tùy theo từng nguyên nhân, tình trạng đau bụng kinh thế nào mà bác sĩ có thể đưa ra các biện pháp chữa trị thích hợp, nhanh chóng nhất. Nếu còn băn khoăn cần giải đáp thêm, chị em có thể chọn TƯ VẤN TRỰC TUYẾN để được các chuyên gia giải đáp thắc mắc miễn phí nhé!