Bệnh xã hội ở nữ giới nguy hiểm dễ gặp hàng ngày
Bệnh xã hội ở nữ giới là những bệnh gì? Chúng nguy hiểm như thế nào? Các triệu chứng và điều trị các bệnh xã hội ở nữ giới ra sao? Nữ giới là đối tượng phải chịu nhiều hậu quả nặng nề từ bệnh xã hội. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết các thông tin liên quan đến bệnh xã hội ở nữ giới.
Do quan hệ tình dục không an toàn, hiện nay rất nhiều nữ giới mắc bệnh xã hội. Các bệnh lý đều gây nhiều phiền toái đến sinh hoạt hàng ngày và khiến họ tự ti. Đáng lo ngại hơn, nó còn tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Do đó, nữ giới nên tìm hiểu các bệnh xã hội để phòng ngừa.
Mục lục:
Bệnh xã hội ở nữ giới có nguy hiểm không?
Bệnh xã hội hiện ở nữ giới có nguy hiểm không? khi mà hiện nay đây là diện bệnh đang đe dọa đến nhân loại, đặc biệt là chị em phụ nữ. Bệnh không chỉ khiến sinh hoạt hàng ngày của chị em bị cản trở mà còn gây ra nhiều mối nguy hại khó lường ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như khả năng sinh sản của chị em.
Để giúp chị em biết được mức độ nguy hại của bệnh xã hội ở nữ giới, tiếp theo đây sẽ là biến chứng do các bệnh xã hội gây ra khi không được phát hiện sớm, điều trị đúng phương pháp và kịp thời. Cụ thể:
-
Bệnh xã hội ở nữ giới- bệnh HIV
HIV là bệnh gây suy giảm miễn dịch ở người và biến chứng thành AIDS. Hiện nay, đây là bệnh lí vẫn chưa có thuốc đặc trị. Vì thế, một khi đã bị mắc bệnh HIV người bệnh sẽ phải chung sống với bệnh suốt đời.
Khi virus gây bệnh HIV không được phát hiện sớm, khống chế kịp thời. Chị em không có chế độ sinh hoạt khoa học và hợp lí, rất có thể chị em sẽ phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm như:
- Dễ bị mắc các bệnh lí về nhiễm trùng như:
+ Bệnh lao
+ Bệnh Cytomegalovirus
+ Nấm Candida
+ Viêm màng não do nấm Cryptococcus
+ Viêm não do Toxoplasma
+ Cryptosporidium
- Bệnh HIV/AIDS còn là tác nhân gây ra các bệnh lí liên quan đến ung thư:
+ Sarcoma Kaposi: Bệnh này chỉ những khối u hình thành ở mạch máu. Đây là loại ung thư ảnh hưởng đến cơ quan nội tạng như ống tiêu hóa hay phổi.
+ U lympho đây là bệnh ung thư hạch bạch huyết.
- Bên cạnh các biến chứng nêu trên, HIV còn là nguyên nhân gây ra các bệnh lí nguy hiểm khác gồm:
+ Bị mắc hội chứng suy mòn
+ Biến chứng thần kinh
+ Bệnh thận…
-
Bệnh Giang mai- Một trong những bệnh xã hội ở nữ cực nguy hiểm
Không giống với các bệnh xã hội khác, bệnh giang mai có thể để lại biến chứng ở hầu hết tất cả các bộ phận trên cơ thể của chị em phụ nữ như: mắt, họng, thanh quản, cột sống, khớp, cơ và các cơ quan nội tạng như ruột non, dạ dày, … Các biến chứng của bệnh giang mai sẽ thay đổi thường xuyên khiến cho chị em phụ nữ cảm thấy khó chịu. Các biến chứng mà chị em phụ nữ thường hay gặp phải khi bị mắc bệnh giang mai gồm:
- Đau ở các chi
Hầu hết chị em khi bị mắc bệnh giang mai đều bị đau nhức ở các chi, nhất là chi dưới. Điều này khiến cho chị em bước đi khập khiễng khi di chuyển, bước chân không đều nhau.
Nếu chị em bị giang mai giai đoạn cuối, việc di chuyển hàng ngày của chị em sẽ rất khó khăn.
- Chức năng co thắt bị rối loạn
Khi đốt thứ 2 – 4 ở lưng của chị em bị tổn thương, cơ quan bàng quang sẽ bị ảnh hưởng. Khiến cho chị em thường xuyên có cảm giác buồn tiểu nhưng lại không có nước tiểu. Lâu dần sẽ khiến chị em bị bí tiểu và tiểu không kiểm soát được.
- Mắt bị tổn thương
Hầu hết nữ giới bị giang mai đều bị dị tật ở đồng tử mắt, đồng tử cảu chị em sẽ bị nhỏ hẹp, không bình thường, mất phản xạ với ánh sáng, nhưng vẫn còn phản xạ điều tiết.
Bên cạnh đó, cơ mắt của nữ bệnh nhân còn bị tê bì, mí mắt không đồng đều, thần kinh thị giác bị tổn hại.
- Bị mắc các bệnh về xương khớp
Hông, đầu gối và mắt cá chân, chi trên và đốt sống lưng là những cơ quan dễ bị tổn thương nhất.
Bệnh ở mức độ nghiêm trọng sẽ khiến chị em dễ bị viêm khớp xương, thoát vị và gẫy xương.
- Nội tạng bị ảnh hưởng
Dạ dày là cơ quan bị ảnh hưởng nhiều nhất. Chị em thường bị những cơn đau đột ngột ở vùng bụng trên; có cảm giác co thắt mạnh ở lồng ngực; buồn nôn, thậm chí là mửa mật.
Ruột non xuất hiện các triệu chứng như đau bụng, ỉa chảy.
Thanh quản và cổ họng xuất hiện triệu chứng hô hấp khó khăn và khó nuốt.
Trực tràng mót buốt, việc bài tiết nước tiểu gặp khó khăn.
- Đối với phụ nữ mang thai mắc bệnh giang mai
Phụ nữ mang thai bị mắc bệnh giang mai, có thể xoắn khuẩn giang mai sẽ lây nhiễm sang cho thai nhi, khiến trẻ khi sinh ra có thể bị mắc bệnh giang mai bẩm sinh, thai nhi bị dị tật,…
có thể sẽ lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình mang thai và sinh đẻ. Trẻ có thể bị mắc bệnh giang mai bẩm sinh, có thể bị dị dạng sau sinh hoặc nghiêm trọng hơn là tử vong.
- Đe dọa đến tính mạng
Chị em mà bị giang mai giai đoạn cuối, sẽ phải đối mặt với các biến chứng bị suy tim, hay các bệnh lí nguy hiểm liên quan đến hệ tim mạch. Thậm chí còn đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
-
Bệnh sùi mào gà- bệnh xã hội ở nữ giới chưa có thuốc đặc trị
Hiện sùi mào gà là một trong những bệnh xã hội chưa có thuốc để điều trị dứt điểm, nhưng virus HPV hoàn toàn có thể khống chế mà không gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của nữ bệnh nhân nếu như chị em tìm được đúng phương pháp để điều trị.
Biến chứng mà bệnh sùi mào gà ở nữ có thể gây ra cho nữ bệnh nhân gồm:
- Tính lây nhiễm cao
Thời gian ủ bệnh, sùi mào gà không có dấu hiệu vì thế khả năng lây nhiễm bệnh rất là cao.
Hơn nữa, sùi mào gà còn là nguyên nhân để các bệnh truyền nhiễm khác như HIV, mụn rộp sinh dục,…sinh sôi và phát triển.
- Gây khó thụ thai và lây truyền cho thai nhi
Chị em bị sùi mào gà nếu như không được điều trị sẽ khiến cơ quan sinh sản của chị em như cổ tử cung bị tổn thương, hoặc bị bịt kín khiến cho việc di chuyển của tinh trùng vào tử cung bị cản trở.
Phụ nữ trong thời kỳ mang thai mà không may bị mắc bệnh sùi mào gà, virus hpv sẽ nhanh chóng lây qua đường máu tấn công vào bào thai hoặc khi sinh nở thông thường virus HPV sẽ tấn công sang trẻ nhỏ khiến trẻ bị sùi mào gà bẩm sinh.
- Đối mặt với nguy cơ bị mắc các bệnh về ung thư
Virus HPV có khoảng 150 típ, trong đó nếu chị em bị mắc sùi mào gà típ 16 và 18 có nguy cơ cao gây ung thư như: ung thư cổ tử cung, ung thư vòm họng,…
-
Biến chứng bệnh lậu có thể gây ra cho chị em phụ nữ
Lậu là bệnh lây truyền chủ yếu qua đường tình dục. Nếu như chị em quan hệ tình dục thiếu an toàn, quan hệ tình dục không chung thủy,…. Khả năng cao chị em sẽ bị mắc bệnh.
Do cơ quan sinh dục của nữ giới là cơ quan mở, vì thế khi bị mắc bệnh lậu. Chị em rất có thể sẽ phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm.
Cụ thể, chị em sẽ dễ bị mắc các bệnh lí về viêm nhiễm như: viêm tuyến Bartholin, tuyến Skene, viêm cổ tử cung, viêm nội mạc tử cung, viêm bàng quang, viêm vùng chậu, viêm trực tràng.
- Trong các bệnh lí về viêm nhiễm thì bệnh viêm vùng chậu là biến chứng nguy hiểm nhất có thể khiến chị em bị chửa ngoài dạ con, thai đẻ non hoặc chết lưu và thậm chí là vô sinh.
- Bị vô sinh hiếm muộn nếu như chị em bị mắc viêm vòi trứng
- Đối mặt với nguy cơ bị mắc các bệnh về xương khớp
-
Mụn rộp sinh dục- bệnh xã hội ở nữ giới không nên bỏ qua
Mụn rộp sinh dục ở nữ giới nếu như không được điều trị sẽ khiến chị em phải đối mặt với nguy cơ bị viêm nhiễm diện rộng như: viêm nội mạc cổ tử cung, viêm phần phụ, viêm âm đạo,…
Bên cạnh đó, mụn rộp sinh dục còn khiến chị em dễ bị mắc các bệnh xã hội khác cao hơn so với chị em bình thường. Lí giải cho vấn đề này là bởi, những vùng tổn thương do vi khuẩn, virus tạo ra sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh truyền nhiễm như sùi mào gà, bệnh giang mai, bệnh lậu…có cơ hội phát triển.
Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất mà mụn rộp sinh dục có thể gây ra cho chị em phụ nữ chính là gây đau đớn và khó chịu, gây ung thư cho nữ bệnh nhân. Thêm vào đó còn đe dọa đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi nếu như chị em đang mang thai mà bị mắc bệnh mụn rộp sinh dục.
Với các biến chứng mà các bệnh xã hội ở nữ giới có thể gây ra. Chúng ta đã thấy được mức độ nguy hại của bệnh xã hội.
Để không bị mắc các bệnh xã hội, ngoài việc chị em cần trang bị cho mình sự hiểu biết về bệnh. Chị em còn phải biết cách phòng tránh các bệnh xã hội.
Nếu có những triệu chứng như trên, nam giới có thể để lại câu hỏi TẠI ĐÂY hoặc gọi tổng đài 0969 668 152 để được tư vấn cụ thể hơn.
Cách phòng tránh các bệnh xã hội ở nữ giới
Phần lớn các bệnh xã hội ở nữ giới lây truyền và phát triển thông qua quan hệ tình dục không an toàn. Bên cạnh đó, chị em còn bị mắc bệnh xã hội khi tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nguồn bệnh thông qua việc sử dụng chung đồ cá nhân sinh hoạt hàng ngày, tiếp xúc qua vết thương hở, qua đường máu…. Để bản thân không bị mắc bệnh xã hội, chị em cần:
- Duy trì đời sống tình dục lành mạnh
Chị em cần quan hệ chung thủy với 1 bạn tình. Tránh quan hệ tình dục bừa bãi với nhiều bạn tình mặc dù bạn có sử dụng bao cao su đi chăng nữa thì thực tế cho thế đây cũng không phải là một biện pháp bảo vệ an toàn.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ
Vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ nhất là trước và sau khi quan hệ tình dục sẽ giúp chị em ngăn chặn được sự tấn công của các tác nhân gây bệnh.
- Xây dựng chế độ sinh hoạt hàng ngày một cách khoa học
Chị em cần xây dựng chế độ ăn uống hàng ngày lành mạnh. Bổ sung các dưỡng chất cần thiết để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
Bên cạnh đó, chị em cần phải kết hợp với việc luyện tập thể dục thể thao như tập gym, tập Yoga,….để phòng tránh các bệnh xã hội cũng như các bệnh lí nguy hiểm khác.
- Tuyệt đối không được sử dụng chung đồ cá nhân với người khác
- Thăm khám sức khỏe định kì và thường xuyên