Tìm hiểu bệnh viêm tuyến Bartholin
Chắc hẳn với nhiều chị em phụ nữ, những thông tin về bệnh viêm tuyến ( U nang tuyến ) Bartholin không quá phổ biến như các bệnh phụ khoa khác. Trong khi đó đây lại là một căn bệnh rất dễ xảy ra và có thể gây ra nhiều sự ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt hay sức khỏe của người bệnh, thậm chí là dẫn tới ung thư tuyến Bartholin.
Để giúp các chị em hiểu hơn về bệnh lý này, dưới đây Dakhoaxadan sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin tổng quan về bệnh viêm tuyến Bartholin. Dựa vào đó các bạn hoàn toàn có thể xác định được các triệu chứng gây bệnh cũng như phương pháp chữa trị viêm tuyến Bartholin hiệu quả.
Mục lục:
Viêm tuyến Bartholin ( U nang tuyến Bartholin ) là gì?
Trước tiên, Viêm tuyến Bartholin còn được biết đến với cái tên Nang tuyến Bartholin hay U nang tuyến Bartholin. ( Tôi gọi tắt là U nang Bartholin ). Tất cả các tên gọi trên là cách diễn tả ngắn gọn hiện tượng: Đầu thoát (lỗ mở) của các tuyến Bartholin trong âm đạo bị tắc nghẽn.
Các tuyến Bartholin trong âm đạo có nhiệm vụ tạo ra chất nhờn làm ẩm và giảm ma sát. Khi ống dẫn của một tuyến bị chặn lại, một khối u nang chứa đầy chất lỏng có thể phát triển. Kết quả là triệu trứng âm đạo lồi ra tương đối, không đau gọi là u nang tuyến Bartholin.
Một nang tuyến hay áp xe Bartholin có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh. Trong một số trường hợp, u nang và áp xe viêm nhiễm nặng, kích thước khối u lớn đề xuất phẫu thuật sẽ được bác sĩ đề ra.
Nguyên nhân gây nang tuyến bartholin là gì
Nhiễm trùng là nguyên nhân gây nang tuyến Bartholin phổ biến nhất. Theo đó, một số yếu tố sau khiến tuyến Bartholin chị em dễ bị nhiễm trùng gây viêm như:
- Giao hợp không an toàn: Nếu giao hợp không an toàn với nam giới mắc bệnh xã hội sẽ khiến vi khuẩn lây lan và xân nhập vào vùng kín. Từ đó, khiến bệnh nhân có nguy cơ cao bị viêm tuyến bartholin.
- Tắc ống tuyến: Nhiều trường hợp chất nhờn bị ứ đọng ở bên trong tuyến, lâu dần sẽ hình thành u nang.
- Nhiễm khuẩn âm đạo, âm hộ: Âm hộ, âm đạo viêm nhiễm không điều trị kịp thời vi khuẩn sẽ lây lan làm tắc tuyến Bartholin.
- Vệ sinh không sạch sẽ: Chị em vệ sinh vùng kín không sạch, không đúng cách sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập vùng kín và gây bệnh.
Triệu chứng viêm tuyến Bartholin
Triệu chứng viêm tuyến Bartholin khi mới bắt đầu, không bị nhiễm trùng sẽ rất khó phát hiện. Nếu khối nang tuyến phát triển, bạn có thể cảm thấy một khối u đè lên âm đạo của mình. U nang Bartholin thường không đau, một số trường hợp thì có thể bị đau.
Nang tuyến Bartholin có thể bị nhiễm trùng sau vài ngày. Nếu nhiễm trùng bạn có thể gặp các triệu trứng như:
- Một cục sưng đau ở âm hộ gần lỗ âm đạo;
- Khó chịu khi đi, tăng lên khi ngồi;
- Đau nhức, đau rát khi quan hệ do khô;
- Một số trường hợp có thể bị sốt.
Khi gặp các triệu chứng viêm tuyến Bartholin kể trên bạn cần tới các phòng khám phụ khoa uy tín để được chuẩn đoán.
Viêm nang tuyến Bartholin có nguy hiểm không?
Chưa có kết luận rõ ràng. Nhưng về cơ bản viêm tuyến Bartholin nhẹ không quá nguy hiểm. Tác động của bệnh chủ yếu ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày của phụ nữ.
Cũng không hay lắm nếu dáng đi của bạn có chút bất thường vì một cục u mủ ở vùng kín luôn muốn vỡ ra.
Đối với các trường hợp nang tuyến nặng thì tính nguy hiểm là không thể nói trước. Nang tuyến Bartholin chuyển biến thành áp xe làm tiền đề gây ra các bệnh phụ khoa nguy hiểm ảnh hướng tới sức khỏe của bệnh nhân.
Cụ thể, một số biến chứng bệnh nhân có thể đối mặt như:
Viêm tuyến bartholin ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày
Đầu tiên, viêm tuyến Bartholin sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày của chị em.
Như đã chia sẻ, khi mắc bệnh, bệnh nhân sẽ gặp một số triệu chứng như đau âm hộ, đau khi yêu, ra dịch mủ… Những biểu hiện này sẽ khiến người bệnh gặp nhiều rắc rối trong cuộc sống.
Nang tuyến bartholin nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng
Các bệnh nhân mắc nang tuyến bartholin có nguy cơ bị áp xe và ung thư tuyến. Những bệnh lý này nếu không điều trị sớm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của người bệnh.
Ảnh hưởng đến đời sống tình dục
Đời sống tình dục cũng bị tác động nặng nề ở những bệnh nhân mắc có tuyến Bartholin viêm nhiễm.
Thông thường, Tuyến bartholin có nhiệm vụ sản sinh chất nhờn giúp giữ ẩm âm đạo và bôi trơn khi yêu. Tuy nhiên, nếu tuyến này bị viêm sẽ ảnh hưởng đến nhiệm vụ kể trên. Từ đó, âm đạo bị khô rát nên khi yêu khiến chị em thiếu tự tin, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc yêu.
Nang tuyến bartholin gây nguy hiểm cho chức năng sinh sản
Chị em mắc bệnh nang tuyến bartholin sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vùng kín. Điều này làm gia tăng mắc các bệnh phụ khoa và ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.
Tạo điều kiện cho ung thư tuyến bartholin phát triển
Viêm tuyến bartholin giai đoạn nặng không được điều trị kịp thời sẽ tạo thành các bọc mủ. Khiến tuyến bị phù nề, nhiễm trùng và có thể dẫn tới ung thư.
Như vậy, với những ảnh hưởng trên bạn có thấy bệnh viêm tuyến bartholin có nguy hiểm hay không?
Viêm tuyến Bartholin khi mang thai
Khi mang thai là khoảng thời gian cơ thể yếu nhất cũng dễ bị viêm tuyến Bartholin nhất.
Qua đó, bị viêm tuyến Bartholin khi mang thai cũng trải qua 2 giai đoạn với các biểu hiện như sau:
- Giai đoạn cấp tính: Thai phụ có biểu hiện đau ở hâm hộ, chủ yếu là đau 1 bên âm hộ. Thời gian này, nếu chị em quan hệ sẽ bị đau rát khó chịu.
- Giai đoạn mãn tính: Thai phụ thường xuyên mệt mỏi, tuyến bartholin sưng to, chảy mủ. Ngoài ra, bệnh nhân còn gặp tình trạng rối loạn tiểu tiện hoặc bị nang hóa.
Mẹ bầu mắc nang tuyến Bartholin trong thai kỳ nếu không điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến chính mình và thai nhi. Cụ thể, một số biến chứng có thể gặp phải như:
Thai nhi nhẹ cân khi sinh ra hoặc chậm phát triển
Thai phụ mắc nang tuyến bartholin sẽ gây chèn ép các ống tuyến ở cơ quanh sinh dục. Do đó, thai nhi sẽ không được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng. Dẫn đến trẻ sinh ra bị nhẹ cân, chậm phát triển hơn so với những em bé khác.
Nhiễm trùng sơ sinh khi trẻ sinh thường
Nếu viêm tuyến bartholin chuyển sang giai đoạn nặng có thể vỡ và gây lở loét. Với em bé sinh thường thì các tác nhân gây bệnh sẽ lây sang thai nhi và gây các bệnh về hô hấp, da liễu hay các bệnh về mắt.
Thai lưu
Nếu tuyến bartholin bị vỡ sẽ khiến âm đạo viêm nhiễm nặng nề. Tình trạng viêm nhiễm có thể lan đến tử cung, buồng trứng và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Nhiều trường hợp có thể khiến thai chết trong bụng mẹ.
Gây ung thư tuyến
Nang tuyến bartholin ở giai đoạn nặng sẽ hình các bọc mủ gây sưng tấy và phù. Đồng thời, nang sẽ chèn ép vào ống tuyến và gây bội nhiễm….Khiến thai phụ có nguy cơ bị ung thư tuyến, ung thư âm hộ, âm đạo.
Chẩn đoán bệnh nang tuyến Bartholin
Khi có dấu hiệu mắc nang tuyến Bartholin các bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán chính xác bệnh. Tại đây, các bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng một số phương pháp sau:
- Tìm hiểu về các bệnh lý phụ khoa trước đây.
- Hỏi về các triệu chứng đang gặp phải, quan sát các tổn thương, cảm giác đau khi ấn vào.
- Xét nghiệm máu: Xác định cơ quan sinh dục có bị nhiễm trùng hay không.
- Xét nghiệm dịch tiết âm đạo hoặc cổ tử cung: Tìm nguyên nhân gây bệnh.
- Sinh thiết: Nhằm phát hiện tế bào ung thư.
Các cách điều trị viêm tuyến Bartholin
Đôi khi nang tuyến Bartholin có thể điều trị tại nhà với thuốc kháng sinh liều nhẹ được bác sĩ chỉ định. Việc điều trị với thuốc thường áp dụng cho khối u nang có kích thước nhỏ.
Với các trường hợp khác. Khi nang tuyến kích thước lớn, gây đau, nhiễm trùng hay chuyển thành áp xe Bartholin các thuốc kháng sinh liều cao, phẫu thuật ngoài khoa sẽ được áp dụng.
Bạn có thể nhờ tới TƯ VẪN MIỄN PHÍ của bác sĩ Trần Thúy Vân.
Viêm tuyến bartholin uống thuốc gì?
Trường hợp viêm tuyến Bartholin cấp tính thường sẽ được chỉ định điều trị bằng thuốc.
Thông thường, người bệnh sẽ được chỉ định thuốc kháng sinh, kháng viêm để giảm cơn đau. Kết hợp với thuốc, bệnh nhân nên vệ sinh vùng kín bằng nước muối hằng ngày để cải thiện tình trạng viêm nhiễm.
Điều trị ngoại khoa
Nếu bệnh nang tuyến Bartholin chuyển sang giai đoạn mãn tính, xuất hiện áp xe, nhiễm trùng, chảy mủ sẽ được điều trị bằng ngoại khoa. Trong đó, phổ biến là hai phương pháp sau:
- Rạch nang tuyến Bartholin: Với phương pháp này chị em sẽ được gây tê trước khi làm thủ thuật. Sau đó, bác sĩ tiến hành rạch một đường ở u nang để dịch thoát ra ngoài. Sau đó, khâu mép nang bằng chỉ tự tiêu giúp tái tạo nang tuyến.
- Bóc nang tuyến Bartholin: Thủ thuật này giúp cắt bỏ hoàn toàn nang tuyến Bartholin.
Trị viêm tuyến Bartholin tại nhà
Ngoài việc điều trị theo phác đồ của bác sĩ, chị em cũng có thể trị viêm tuyến bartholin tại nhà bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt lành mạnh sau:
- Trong quá trình điều trị chị em nên tái khám đúng hẹn để bác sĩ có thể nắm rõ tình trạng bệnh. Từ đó, mới có phương pháp chữa trị phù hợp.
- Sử dụng thuốc đúng liều theo hướng dẫn của bác sĩ. Không được tự ý bỏ thuốc giữa chừng khiến bệnh có thể tái phát.
- Có thể chườm nóng ở vết sưng để bệnh nhanh chóng được cải thiện.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ để hạn chế nhiễm trùng. Sau khi đi vệ sinh, chị em lưu ý lau từ trước ra sau để hạn chế vi khuẩn từ hậu môn xâm nhập vào vùng kín.
- Quan hệ an toàn để tránh mắc các bệnh lây qua đường tình dục.
- Nếu mắc bệnh tiểu đường chị em cần kiểm soát đường huyết tốt nhất. Vì nếu đường huyết cao có thể làm chậm quá trình phục hồi của bệnh.
- Trong quá trình điều trị, nếu có dấu hiệu bất thường cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để kiểm tra kịp thời.
Hy vọng với những thông tin trên dakhoaxadan.com đã giúp các bạn giải đáp thắc mắc bệnh viêm tuyến Bartholin có nguy hiểm không? Uống thuốc gì? Đây là bệnh phụ khoa nguy hiểm, do đó chị em không nên chủ quan khi mắc bệnh. Thay vào đó, nên tìm kiếm cơ sở y tế uy tín để điều trị dứt điểm bệnh.