Bệnh sùi mào gà có chữa được không? [Bác sĩ giải đáp]
Những nốt sùi ngứa rát phiền toái, lở loét, bốc mùi hôi khó chịu khiến bệnh nhân mắc sùi mào gà tự ti mặc cảm trong sinh hoạt và cuộc sống. Mặt khác, bệnh được xếp vào nhóm “bệnh khó nói” khiến một bộ phận e ngại khám chữa. Họ lựa chọn tự chữa tại nhà hoặc chờ để bệnh tự khỏi. Câu hỏi đặt ra ở đây là: Sùi mào gà có tự khỏi được không? Và bệnh sùi mào gà có chữa khỏi được không?
Mục lục:
Bệnh sùi mào gà nguy hiểm như thế nào?
Sùi mào gà (Condylomata acuminata-Anogenital wart) là một trong những bệnh lý lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất gây ra bởi Human Papillomavirus (HPV). Theo thống kê, có khoảng 20 triệu người trong độ tuổi có hoạt động tình dục nhiễm virus HPV. Mỗi năm Việt Nam có thêm 5,5 triệu ca mắc sùi mào gà mới.
HPV là virus gây tổn thương ở da và niêm mạc người bệnh, biểu hiện dưới dạng mụn thịt u nhú, mụn cóc, sùi thành mảng sần sùi. Hiện nay y học nghiên cứu phát hiện được khoảng hơn 130 chủng HPV. Tuy nhiên, chỉ khoảng 40 chủng trong số đó gây bệnh tình dục nguy hiểm cho con người. Tiêu biểu phải kể đến type 2, type 6, type 11, type 18,…
Sùi mào gà do HPV-6 và HPV-11 gây ra. Tổn thương xuất hiện ở nhiều vị trị trên cơ thể (miệng, vòm họng, mắt, ngực). Trong đó nhiều và phổ biến nhất là vùng kín và hậu môn. Không dừng lại ở phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày và cuộc sống vợ chồng, HPV-6 và HPV-18 gây tổn thương lớn cho cổ tử cung. Do đó, nữ giới mắc sùi mào gà có nguy cơ cao mắc ung thư cổ tử cung (70%).
Bác sĩ chuyên khoa bệnh xã hội cho biết, tỉ lệ nữ giới mắc sùi mào gà cao hơn nam giới. Nguyên nhân bởi cấu trúc vùng sinh dục nữ giới phức tạp hơn, khi tiếp xúc với tinh dịch nam giới sẽ có nguy cơ lây nhiễm cao hơn. Nếu sùi mào gà không được điều trị sớm, cả nam và nữ phải đối mặt với ung thư hóa ở vùng kín: ung thư dương vật, ung thư âm đạo, ung thư hậu môn,…
Bên cạnh đó, bệnh không được điều trị sớm cũng gây vô sinh – hiếm muộn. Thai phụ mắc sùi mào gà có nguy cơ sinh non, sảy thai hoặc chết lưu. Đứa trẻ sinh ra đối mặt với nguy cơ nhiễm bệnh từ đường bú sữa mẹ, nhiễm sùi mào gà tại miệng, mắt,… qua đường sinh thường.
Do đó, phát hiện và điều trị sớm triệu chứng bệnh đặc biệt quan trọng không để HPV phát triển thành ung thư và biến chứng nguy hiểm khác.
Sùi mào gà không chữa có tự khỏi không?
Nhiều người vì tâm lý tự ti mắc bệnh xã hội nên e ngại việc gặp bác sĩ thăm khám điều trị. Số khác thiếu kiến thức cho rằng sùi mào gà cũng giống mụn cóc thông thường, không chữa có thể tự khỏi. Vậy, sùi mào gà có tự khỏi không?
Câu trả lời là bệnh không thể tự khỏi nếu không khám và điều trị đúng phương pháp. Ngược lại còn diễn biến ngày càng nặng. Ban đầu chỉ là những nốt sùi nhỏ vài mm mềm, dễ vỡ khi bị chà xát. Càng thêm thời gian, nốt sùi càng phát triển lớn hơn, có thể lên đến vài cm. Nốt sùi mọc thành mảng, thành đám như mào gà hoặc bông súp lơ, lở loét, bốc mùi, ngứa rát, chảy máu và dịch mủ.
Người bệnh cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ điều trị ức chế HPV trong cơ thể, loại bỏ tổ chức viêm nhiễm và mụn thịt u nhú.
Bệnh sùi mào gà có chữa được không?
“Bệnh sùi mào gà có chữa dứt điểm được không?” là thắc mắc chung của nhiều bệnh nhân. Câu trả lời là không. Hiện tại, y học vẫn chưa nghiên cứu và điều chế thành công thuốc đặc hiệu cho bệnh sùi mào gà. Người bệnh khi nhiễm virus phải chịu đứng hậu quả của bệnh suốt cả cuộc đời dù có triệu chứng hay không.
Các biện pháp điều trị sùi mào gà chỉ là giải pháp giúp giảm thiểu triệu chứng, loại bỏ tổn thương do virus gây ra. Mặc dù vậy, y học ngày càng hiện đại nên phương pháp điều trị sùi mào gà ngày càng hiệu quả. Thông qua quá trình điều trị, các triệu chứng lâm sàng khó chịu của sùi mào gà sẽ biến mất hoàn toàn.
Bệnh nhân sẽ không còn chịu phiền toái vì mụn mủ, lở loét, ngứa rát khó chịu nữa. Có điều virus HPV vẫn trú ngụ trong cơ thể người bệnh. Nếu sức đề kháng bệnh nhân yếu hoặc bất kỳ nguyên nhân nào khác, triệu chứng và các nốt sùi hoàn toàn có thể tái phát trở lại như thường.
Do đó, bệnh nhân đã mắc sùi mào gà rồi cần thực hiện một số biện pháp sau để ngăn ngừa tỉ lệ tái phát:
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, thay đồ lót hàng ngày, lau rửa vùng kín thường xuyên.
- Tránh xa rượu bia, thuốc lá, chất kích thích vì sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch, tạo điều kiện cho HPV hoạt động mạnh.
- Xây dựng thói quen sống lành mạnh, tránh xa tụ điểm có nguy cơ mắc bệnh xã hội cao như hộp đêm, bar, karaoke ôm,…
- Sinh hoạt tình dục lành mạnh, sử dụng bao cao su, màng chắn miệng,… để ngừa bệnh tái phát.
- Tập thể dục hàng ngày, ăn uống lành mạnh, nghỉ ngơi đúng đủ để tăng sức đề kháng không khiến HPV phát triển hoạt động.
Bệnh sùi mào gà chữa bằng phương pháp nào?
Tùy thuộc vào tình hình bệnh, sau khi thăm khám cụ thể, bác sĩ sẽ đề xuất phương pháp điều trị sùi mào gà phù hợp. Có hai phương pháp chính:
Điều trị bằng thuốc
Đây là phương pháp áp dụng cho chữa bệnh sùi mào gà giai đoạn đầu. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc uống, thuốc tiêm và thuốc bôi cho bệnh nhân về nhà điều trị. Nguyên tắc và mục đích chính của điều trị nội khoa gồm:
- Thuốc uống hoặc thuốc tiêm: Tăng cường miễn dịch cơ thể người bệnh để chống lại HPV hoạt động sinh sôi, hỗ trợ ức chế tiêu diệt virus;
- Thuốc bôi: Bôi trực tiếp lên nốt sùi và vùng tổn thương để chống viêm, tiêu sưng, ăn mòn và làm bong mô sùi mào gà. Loại bỏ các tổ chức viêm nhiễm, làm mờ sẹo, đảm bảo tính thẩm mỹ trong quá trình điều trị.
Điều trị ngoại khoa
Phương pháp này được áp dụng khi bệnh diễn biến nặng hơn, các nốt sùi phát triển diện rộng, phương pháp nội khoa khó có thể đáp ứng được quá trình điều trị. Một số phương pháp ngoại khoa điều trị sùi mào gà phổ biến bao gồm:
- Áp lạnh bằng nitơ lỏng: Ở nhiệt độ -198 độ C, mô sùi bị đông lạnh và phá hủy. Các tổ chức viêm nhiễm được loại bỏ từ từ và hoàn toàn. Đây là phương pháp an toàn, có thể ứng dụng cho mọi nhóm bệnh nhân. Tuy nhiên, bạn phải đối mặt với đau đớn và sưng ở vùng được điều trị.
- Cắt bỏ nốt sùi: Khi sùi mào gà quá lớn, nhiều nốt và không thể đốt hết, bác sĩ sẽ dùng dao mổ điện cắt bỏ hoặc laser CO2 cắt bỏ. Phương pháp này cũng gây đau đớn không hề nhẹ cho người bệnh.
Đốt sùi mào gà bằng phương pháp ALA – PDT
Đây là phương pháp điều trị sùi mào gà mới nhất hiện nay. Được công bố và đánh giá mang lại hiệu quả khả quan nhất, giảm thiểu tối đa đau đớn, thời gian điều trị nhanh. Đây được xem là bước tiến mới trong điều trị triệu chứng sùi mào gà, cải thiện hiệu quả những nhược điểm mà phương pháp truyền thống đang tồn tại.
Bệnh nhân sẽ không còn cảm giác “sợ hãi” mỗi lần đến phòng khám trị liệu, đốt sùi nữa. Người bệnh được bác sĩ bôi thuốc ALA vào vùng da bị bệnh. Thuốc đi sâu vào tế bào nhiễm bệnh, cộng thêm tác động của ánh sáng laser huỳnh quang. Tất cả tạo ra phản ứng oxy hoạt lực tác động mô sùi, giảm triệu chứng hiệu quả, ức chế, kìm hãm và chống chế virus.
Tạm kết
Sùi mào gà thuộc bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến phổ biến nhất. Nếu không điều trị đúng cách và kịp thời, bệnh không chỉ không khỏi mà còn diễn biến nặng. Người bệnh phải đối mặt với biến chứng nguy hiểm như: Ung thư cổ tử cung, ung thư dương vật, ung thư âm đạo, vô sinh – hiếm muộn,… Hiện nay chưa có phương pháp chữa dứt điểm bệnh sùi mào gà. Do đó, người bệnh chỉ có thể điều trị triệu chứng và phải mang virus gây bệnh suốt đời.
Tiêm phòng HPV, quan hệ tình dục an toàn, chung thủy 1 vợ – 1 chồng, xây dựng chế độ sinh hoạt và cuộc sống lành mạnh, khoa học là cách phòng bệnh sùi mào gà hiệu quả nhất. Nếu không may nhiễm bệnh, bạn cũng không cần quá bi quan. Y học hiện đại sẽ có giải pháp để ức chế và kiểm soát ức chế HPV. Bạn cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để khám và được bác sĩ tư vấn điều trị đúng đắn, kịp thời.
Hy vọng qua bài viết hôm nay, bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi “sùi mào gà có chữa được không?”. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ qua hotline 02437152152 – 0969668152 (Tổng đài trực 24/24) để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn chi tiết nhất.