[Tìm hiểu] Bệnh lậu ở miệng có biểu hiện như thế nào, điều trị có khó không?

Ngày đăng: 2019-11-29
5/5 - (2 bình chọn)

Bệnh lậu ở miệng không chỉ gây ra những bất tiện về mặt sức khỏe của người bệnh mà còn gây ra rất nhiều sự cản trở về tâm lý, ảnh hưởng xấu đến trải nghiệm sống của người bệnh. Bệnh lậu khiến người bệnh phải đối mặt với nhiều nguy cơ bệnh tật diễn biến nghiêm trọng như viêm nhiễm, lở loét vùng miệng, lưỡi.

Vậy, bệnh lậu ở miệng là gì? nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, chữa lậu ở miệng có khó không, cách phòng tránh bệnh hiệu quả. Sẽ là nội dung chính bài viết hôm nay muốn gửi đến quý bạn đọc. Hãy cùng tìm hiểu để có kiến thức trong việc chăm sóc và bảo vệ mình.

Bệnh lậu ở miệng là như thế nào?

Bệnh lậu ở miệng là bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục do vi khuẩn lậu Neisseria Gonorrhoeae gây ra. Bệnh có thể bắt gặp ở mọi độ tuổi của cả 2 giới, trong đó độ tuổi sinh sản là đối tượng mắc bệnh cao.

Bệnh lậu ở miệng là như thế nào?

Lậu nói chung, lậu ở miệng nói riêng nếu như không được phát hiện sớm, điều trị đúng phương pháp, người bệnh sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm khó lường.  Vì thế, ngay khi có quan hệ tình dục không an toàn tại miệng với nhiều đối tượng hoặc nghi ngờ bản thân bị nhiễm bệnh. Các bạn hãy chủ động đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa sớm.

Lậu ở miệng lây qua đường nào?

Lậu ở miệng có thể lây qua nhiều con đường khác nhau như:

Quan hệ tình dục không an toàn

Quan hệ tình dục không an toàn là nguyên nhân chính của sự lây nhiễm song cầu khuẩn lậu, bao gồm cả oral sex (tình dục qua đường miệng). Khi quan hệ tình dục với một người nhiễm vi khuẩn, vi khuẩn có thể tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc miệng, lưỡi hoặc họng, dẫn đến sự phát triển của lậu ở các vị trí này.

Hôn

Mặc dù nguy cơ lây nhiễm qua hôn là thấp, tuy nhiên nếu một người bị mắc bệnh lậu ở miệng thì việc hôn có thể làm cho vi khuẩn lậu  của người mang bệnh tiếp xúc với miệng và lưỡi của đối phương.

Lậu ở miệng lây qua đường nào?

Sử dụng đồ vật chung

Vi khuẩn lậu có thể sống sót trên mặt các vật dụng như khăn, dao cạo, đồ lót, bàn chải đánh răng,… trong một thời gian ngắn. Sử dụng chung những vật dụng này với một người nhiễm bệnh có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm.

Tự lây từ vùng kín lên miệng

Nếu người bệnh đã mắc bệnh lậu ở vùng kín, việc dùng tay tiếp xúc với vùng bệnh. Sau đó tiếp xúc với miệng, lưỡi hoặc các vết thương nhỏ trong miệng. Khả năng cao có thể làm cho vi khuẩn lậu lây lan đến miệng và gây ra bệnh lậu ở miệng.

Dấu hiệu giúp các bạn nhận biết bệnh lậu ở miệng

Có rất nhiều người bệnh nhầm tưởng bệnh lậu chỉ xuất hiện tại các cơ quan sinh dục như: âm đạo, âm hộ, môi lớn, môi bé ( ở nữ giới); dương vật, đầu dương, niệu đạo (ở nam)… mà không biết rằng vi khuẩn lậu Neisseria Gonorrhoeae còn có thể xuất hiện tại miệng nếu như các bạn có quan hệ tình dục không an toàn bằng miệng với người bị mắc bệnh lậu.

Vì thế, có không ít người bệnh khi khoang miệng có các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh lậu thường bỏ qua hoặc nhầm lẫn sang các bệnh khác về khoang miệng.

Sau thời gian ủ bệnh từ 3-5 ngày, tại khoang miệng của người bệnh sẽ có các triệu chứng cơ bản, cụ thể đầu tiên của bệnh lậu. Các bạn có thể dựa vào những biểu hiện sau đây để nhận biết bệnh lậu ở miệng sớm.

  • Có thể đau họng nhẹ, khó chịu khi nuốt thức ăn
  • Viêm họng
  • Cổ họng mẩn đỏ và đôi khi có một vài đốm trắng hoặc tiết dịch màu trắng/vàng
  • Sốt
  • Sưng hạch bạch huyết ở cổphân biệt bệnh lậu ở miệng và họng với viêm họng

Cách phân biệt bệnh lậu ở miệng và họng với viêm họng. Các triệu chứng điển hình của viêm họng là:

  • Sốt đột ngột từ 38°C trở lên
  • Đau đầu
  • Người ớn lạnh
  • Sưng hạch bạch huyết ở cổ
  • Đau nhức toàn thân
  • Mệt mỏi
  • Phát ban
  • Xuất hiện đốm ở đỏ ở cổ họng

>>> Xem thêm: Bệnh lậu chữa được không? Thông tin bệnh lậu từ A-Z

Hình ảnh bệnh lậu ở miệng

Một số hình ảnh bệnh lậu ở miệng sau đây sẽ giúp các bạn dễ dàng nhận biết các triệu chứng điển hình và nổi bật của bệnh lậu.

Hình ảnh bệnh lậu ở vòm họng

Hình ảnh bệnh lậu ở vòm họng

Hình ảnh bệnh lậu ở vòm họng

biểu hiện bệnh lậu ở miệng

Hình ảnh lậu ở môi

Hình ảnh lậu ở môi

Hình ảnh lậu ở môi 1

Hình ảnh lậu ở môi 2

Bệnh lậu ở miệng có nguy hiểm không?

Lậu ở miệng là căn bệnh nguy hiểm gây ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt hàng ngày: nói chuyện, nhai nuốt…. Khi thấy các dấu hiệu trên cần đến các bệnh viện, phòng khám uy tín để thăm khám, xét nghiệm std và điều trị bệnh đúng cách.

Nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời, Lậu ở miệng có thể xâm nhập vào máu gây ra các biến chứng nguy hiểm tại các cơ quan khác.

Các biến chứng của lậu ở miệng nếu không điều trị kịp thời gồm:

  • Viêm tuyến tiền liệt
  • Viêm ống dẫn tinh
  • Viêm túi tinh
  • Viêm mào tinh ( thường bị một bên với các dấu hiệu của quá trình viêm sưng, nóng, đỏ, đau kèm theo sốt hoặc hai bên gây mất khả năng sinh dục).
  • Bệnh viêm vùng chậu
  • Biến chứng thai nghén
  • Các bệnh đường sinh dục: Viêm tuyến tiền liệt, viêm ống dẫn tinh, viêm túi tinh, viêm mào tinh hoàn ( thường bị một bên với các dấu hiệu của quá trình viêm sưng, nóng, đỏ, đau kèm theo sốt hoặc hai bên gây mất khả năng sinh dục), viêm vòi trứng, viêm cổ tử cung.
  • Nguy cơ bị nhiễm HIV cao hơn

chuyên gia tư vấn

Lậu ở miệng chữa có khó không?

Bệnh lậu ở miệng và ở những vị trí khác có thể chữa khỏi nếu có phương pháp điều trị thích hợp. Điều quan trọng người bệnh cần phải tuân thủ điều trị của bác sĩ. Sau khi điều trị, người bệnh không nên quan hệ tình dục ngay.

Lưu ý: bệnh lậu sau khi chữa khỏi vẫn có khả năng bị tái nhiễm nếu quan hệ tình dục không an toàn. Ngoài ra, thuốc điều trị có tác dụng ngăn sự lây nhiễm nhưng nó không thể phục hồi được những tổn thương vĩnh viễn mà bệnh gây ra trên cơ thể.

Hiện nay việc điều trị bệnh lậu đang gặp nhiều khó khăn, do các biến thể kháng thuốc điều trị lậu ngày một gia tăng. Người bệnh sau cần chú ý tuân thủ dùng thuốc theo đúng hướng dẫn. Không tự ý ngưng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ bởi sẽ dễ gây ra tình trạng kháng thuốc, ảnh hưởng sức khỏe và gây khó khăn trong việc điều trị.

bac sĩ tư vấn bệnh lậu ở môi

Đối với trường hợp lậu ở miệng mức độ nặng, bệnh nhân có thể được chỉ định điều trị bằng thuốc Đông – Tây y kết hợp với vật lý trị liệu. Đây là một cách chữa lậu ở miệng an toàn, hiệu quả nhưng bắt buộc bác sĩ chữa bệnh phải là người giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm.

Phòng ngừa bệnh lậu ở miệng

Để phòng ngừa lậu ở miệng, bạn cần tuân thủ một số biện pháp:

  • Quan hệ tình dục an toàn, tránh quan hệ bằng miệng, đặc biệt khi ở miệng có những vết thương hở.
  • Lưu ý khi bộ phận sinh dục của bạn tình có vết thương hở hay có biểu hiện lạ.
  • Vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ trước và sau khi quan hệ.
  • Ăn uống đủ chất và rèn luyện thể dục thể thao để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
  • Tránh sử dụng chung đồ dùng vệ sinh cá nhân với người khác.

Hi vọng rằng với những nội dung thông tin cùng với hình ảnh mà bài viết vừa cung cấp. Các bạn đã nắm bắt được các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh lậu ở miệng.

Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người

Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất

map phòng khám đa khoa quốc tế Hà Nội