Bệnh giang mai: Nguyên nhân, biểu hiện, cách chữa từ A-Z
Bệnh giang mai một bệnh xã hội phổ biến hiện nay. Bệnh xuất hiện ở cả nam và nữ giới, và rất dễ lây nhiễm qua đường tình dục không an toàn. Bệnh giang mai trải qua nhiều giai đoạn phát triển và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh nhiều năm về sau. Vậy nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh giang mai như thế nào? Hãy tìm hiểu điều này trong nội dung sau đây!
Với quan điểm về tình dục trở nên thoáng hơn, ngày càng có nhiều người mắc bệnh xã hội giang mai. Không giống như các bệnh xã hội khác, giang mai cóa giai đoạn tiềm ẩn, sau đó sẽ bùng phát mạnh mẽ. Những biên chứng mà người bệnh gặp phải có thể rất nặng nề và kéo dài nhiều năm về sau.
Mục lục:
Bệnh giang mai là gì?
Giang mai là bệnh gì?- Là bệnh xã hội cực kỳ nguy hiểm chỉ đứng sau bệnh HIV. Xoắn khuẩn Treponema pallidum là tác nhân chính gây ra bệnh giang mai. Đây là một loại xoắn khuẩn cực kỳ nguy hiểm, nó có thể len lỏi vào từng cơ quan của người bệnh để cư trú và phá hủy.
Bệnh giang mai do đâu?
Giang mai là bệnh lây truyền qua đường tình dục Giang mai hiện lây truyền chủ yếu thông qua:
- Quan hệ tình dục không an toàn
- Do sử dụng chung đồ cá nhân với người bệnh
- Tiếp xúc với người mang bệnh giang mai thông qua các cử chỉ như ôm, hôn,…
- Lây truyền từ mẹ sang con
- Truyền máu cũng là một trong những lí do khiến các bạn có thể bị mắc bệnh giang mai.
Hình ảnh bệnh giang mai
Hình ảnh bệnh giang mai như thế nào? Theo các chuyên gia bệnh xã hội, ở mỗi giai đoạn, bệnh giang mai sẽ có những hình ảnh khác nhau. Cụ thể:
- Giai đoạn 1
Đây là giai đoạn ủ bệnh, giai đoạn này thường kéo dài trong khoảng thời gian là 3 tuần.
Khi hết thời gian ủ bệnh, tại một số vị trí trên cơ thể của người bệnh sẽ bắt đầu xuất hiện các săng giang mai và hạch.
Săng giang mai có hình dáng giống như một vết trợt nông, có thể là hình tròn hay bầu dục.
Săng giang mai không có gờ nổi cao. Kích thước của các săng khoảng từ 0,5 – 2cm.
Đáy của săng có màu đỏ tươi như thịt, chúng hơi cứng, khi bóp người bệnh sẽ không cảm thấy đau.
Vì là bệnh lây truyền qua đường tình dục vì thế, các vết săng này thường xuất hiện ở niêm mạc sinh dục của cả nam và nữ giới như: môi lớn, môi bé, mép âm hộ (ở nữ), quy đầu, miệng sáo, bìu, dương vật (ở nam giới).
Ngoài ra, các nốt săng giang mai còn có thể xuất hiện ở miệng, môi, lưỡi…
Thông thường, sau khi các săng giang mai xuất hiện được 5-6 ngày. Tại vùng bẹn của người bệnh bắt đầu bị nổi hạch, sưng to, tạo thành từng chùm.
- Giai đoạn 2
Đây là giai đoạn 45 ngày sau khi các săng giang mai xuất hiện. Giai đoạn 2 củ
a bệnh giang mai có thể kéo dài từ 2-3 năm.
Ở giai đoạn này, trên da và niêm mạc của người bệnh đã bắt đầu xuất hiện các tổn thương. Tuy nhiên các tổn thương này lại rất mau lành, khi lành chúng thường không để lại sẹo.
Bên cạnh đó, có nhiều bệnh nhân bị sốt và nổi hạch nhiều. Đây là dấu hiệu cho thấy người bệnh đang bị nhiễm trùng huyết.
Không giống giai đoạn 1, giai đoạn này các dát đỏ hồng sẽ xuất hiện rải rác trên toàn thân, với nhiều hính dáng khác nhau như: săng màu đỏ, màu thâm nhiễm, có vảy và viền bao xung quanh.
Thêm vào đó, bệnh nhân bị giang mai ở giai đoạn 2 còn bị rụng tóc, bị viêm hạch lan tỏa.
- Giang mai giai đoạn 3
Giang mai giai đoạn 3 thường xuất hiện từ 5, 10 hoặc 15 năm sau khi có các săng giang mai.
Các săng mai giai đoạn 3 đã xâm nhập vào sâu lục phủ ngũ tạng của người bệnh vì thế, xoắn khuẩn giang mai không còn khả năng để lây truyền sang cho người khác.
Giai đoạn 3, các săng giang mai đã ăn sâu vào da, xương, nội tạng, tim mạch, hệ thần kinh. Gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng của người bệnh.
Quy trình xét nghiệm giang mai
Quy trình xét nghiệm giang mai là gì? xét nghiệm là một trong những hình thức giúp các bạn phát hiện sớm ra các bệnh xã hội nói chung, bệnh giang mai nói riêng. Từ đó, phát hiện ra bệnh, điều trị sớm, đúng phương pháp. Ngăn chặn các biến chứng do bệnh gây ra.
Quy trình xét nghiệm giang mai bao gồm các bước:
- Bước 1
Người bệnh đăng ký thủ tục thăm khám và làm xét nghiệm với các nhân viên y tế
- Bước 2
Người bệnh được thăm khám sức khỏe tổng quát với các bác sĩ chuyên khoa. Tiếp đó, bác sĩ sẽ chỉ định phương thức làm xét nghiệm.
- Bước 3
Tiến hành làm xét nghiệm. Các phương pháp xét nghiệm gồm có:
+ Xét nghiệm sàng lọc RPR
+ Xét nghiệm máu
+ Xét nghiệm dịch não tủy
+ Xét nghiệm nước ối
- Bước 4
Thông báo kết quả xét nghiệm cho người bệnh
Nếu kết quả là dương tính, điều đó cho thấy bạn đã bị mắc bệnh giang mai. Còn nếu kết quả là âm tính, tức là bạn không bị mắc bệnh.
- Bước 5
Với trường hợp bạn bị mắc bệnh giang mai, các bác sĩ sẽ tư vấn về chế độ sinh hoạt cá nhân hàng ngày. Cũng như bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị bệnh hiệu quả, an toàn, phù hợp với mức độ của bệnh và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
Xoắn khuẩn giang mai có nguy hiểm không?
Xoắn khuẩn giang mai có nguy hiểm không? Cũng giống với các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Xoắn khuẩn giang mai nếu như không được phát hiện sớm, điều trị đúng phương pháp. Người bệnh sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hại khó lường. Cụ thể:
- Xoắn khuẩn giang mai có thể gây tổn thương đến tất cả các cơ quan quan trọng trong cơ thể của người bệnh như: hệ thần kinh, tim, gan,…
- Khiến người bệnh bị viêm, bị phình động mạch chủ,
- Bị bại liệt toàn thân, bị rối loạn tâm thần
- Bị viêm gan.
- Có thể gây tử vong
- Gây dị dạng cho thai sau
- Gây sảy thai
Bệnh giang mai có chữa được không?
Bệnh giang có chữa được không? Theo các bác sĩ chuyên khoa, Giang mai có chữa được không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó ý thức của người bệnh đóng vai trò quan trọng.
- Mức độ của bệnh
Bệnh nếu được phát hiện sớm, điều trị đúng phương pháp. Xoắn khuẩn giang mai sẽ được khống chế và tiêu diệt một cách hoàn toàn. Khả năng khỏi bệnh lên đến 90 %.
- Phụ thuộc vào phương pháp điều trị
Chúng ta vẫn biết bệnh điều trị đúng phương pháp , khả năng khỏi bệnh sẽ cao. Ngược lại điều trị sai phương pháp bệnh không những không khỏi mà chuyển biến ngày một nặng hơn, đồng thời gây khó khăn cho việc điều trị về sau.
- Cơ sở y tế mà người bệnh lựa chọn quyết định bệnh giang mai có chữa được không.
Bệnh nhân chọn cơ sở y tế chuyên khoa về bệnh xã hội nói chung, bệnh giang mai nói riêng có bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, cơ sở vật chất khang trang, thiết bị y tế hiện đại, phương pháp điều trị tân tiến. Khả năng bệnh thuyên giảm và nhanh khỏi là khá cao.
Nhưng nếu bệnh nhân lựa chọn cơ sở y tế kém chất lượng, đội ngũ bác sĩ còn yếu kém, vật chất thô sơ, phương pháp điều trị lạc hậu. Bệnh sẽ khó khỏi, đồng thời người bệnh còn phải đối mặt với các biến chứng nguy hại, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, chức năng sinh sản và khả năng tình dục của người bệnh.
- Bệnh giang mai có chữa được không phụ thuộc đến 90 % vào ý thức của người bệnh
Đây là yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả của việc điều trị bệnh giang mai.
Nếu người bệnh chịu thăm khám và điều trị bệnh sớm tại các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín và chất lượng. Bệnh giang mai có thể chữa khỏi hoàn toàn.
Nếu người bệnh có tâm lý e ngại, sợ xấu hổ mà không chịu khám và điều trị bệnh ngay ở giai đoạn đầu, bệnh sẽ nhanh chóng chuyển sang giai đoạn nguy hiểm. Khiến cho việc điều trị về sau gặp nhiều khó khăn. Ảnh hưởng đến sức khỏe, chi phí điều trị của người bệnh.
Vì thế, để chữa được bệnh giang mai. Người bệnh cần phải chủ động trong việc thăm khám và điều trị bệnh.
Trên đây là những thông tin liên quan đến bệnh giang mai. Hi vọng qua đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về bệnh lí này. Từ đó, có biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả và an toàn.