Bà bầu có ăn được ốc không? Bà bầu ăn ốc có ảnh hưởng tới thai nhi

Ngày đăng: 2023-04-14
Bình chọn post

Trong giai đoạn thai kỳ, bà bầu thường phải cẩn trọng trong chế độ dinh dưỡng của mình nhằm đảm bảo an toàn cho thai nhi. Và một trong những vấn đề nhiều bà mẹ băn khoăn đó là bà bầu có ăn được ốc không hay bà bầu ăn ốc có ảnh hưởng tới thai nhi không. Nếu bạn cũng đang băn khoăn vấn đề này thì bài viết dưới đây sẽ rất hữu ích với bạn.

Bà bầu có ăn ốc được không?

ba bau co an oc duoc khong e1681440197646

Theo quan niệm dân gian, bà bầu ăn ốc không tốt cho thai nhi. Cụ thể, nếu phụ nữ mang thai ăn ốc thì khi con được sinh ra sẽ bị bệnh chảy nước dãi, chậm nói hoặc nóng cơ thể. Điều này khiến cho nhiều người phụ nữ đang mang thai không dám ăn ốc dù rất thèm.

Thực tế, cho đến nay, vẫn chưa có một nghiên cứu khoa học nào chứng minh được quan niệm trên là đúng. Dưới góc độ dinh dưỡng, thịt ốc rất giàu giá trị dinh dưỡng giúp cho mẹ và thai nhi khỏe mạnh. 

Thế nên đáp án cho băn khoăn bà bầu có ăn được ốc không chính là hoàn toàn có thể. Tuy nhiên, mẹ bầu nên ăn sau 3 tháng đầu thai kỳ bởi giai đoạn đầu thai kỳ mùi tanh của ốc có thể khiến phụ nữ mang thai cảm thấy buồn nôn. Ngoài ra, khi ăn ốc mẹ bầu nên ăn với số lượng vừa phải và ốc cần phải được chế biến sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh. Để chắc chắn hơn thì bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Những lợi ích từ việc ăn ốc dành cho bà bầu

ba bau co an oc duoc khong3

Ốc có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như magie, protein, carbohydrate, canxi, photpho, vitamin B1, vitamin PP. Chính những dưỡng chất này giúp ốc mang lại nhiều lợi ích cho bầu bầu.

Magie

Trung bình trong 100g ốc sẽ có chứa khoảng 249 mg magie, tương ứng với 68% lượng magie khuyến nghị hàng ngày cho phụ nữ. Magie có tác dụng hỗ trợ chuyển hóa năng lượng, điều hòa các dưỡng chất khác như canxi, kali, kẽm, vitamin D và giúp xương, răng chắc khỏe.

Protein

Protein (11.1 – 12.2g/100g) có công dụng hỗ trợ tạo ra các mô và tế bào mới, giúp phục hồi các tế bào bị tổn thương. Không những thế, Protein còn là giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành các tế bào thần kinh cho thai nhi.

Carbohydrate

Trong 100gr ốc có chứa khoảng 3.9 – 7.6mg, giúp cung cấp năng lượng cho các hoạt động thường ngày của mẹ bầu, đồng thời, nuôi dưỡng bào thai đang lớn dần.

Canxi 

Hàm lượng canxi trong ốc khá cao, khoảng 1310 – 1660mg/100g, tùy thuộc vào từng loại ốc. Hàm lượng này cao hơn nhiều so với các thực phẩm khác, chẳng hạn như thịt bò (12mg/100g), thịt gà (12mg/100g), thịt heo (7 mg/100g)…

Vì vậy, ăn ốc là một cách để bà bầu bổ sung Canxi cho cơ thể nhằm tốt cho xương, ngăn ngừa loãng xương và tham gia vào quá trình hình thành khung xương cho thai nhi.

Photpho

Photpho (51 – 191 mg/100g) kết hợp cùng với canxi góp phần giúp duy trì mật độ xương, hỗ trợ hình thành xương cho cho thai nhi. Ngoài ra, Photpho còn có tác dụng hỗ trợ chuyển hóa năng lượng, cân bằng các chất dinh dưỡng bên trong cơ thể và giúp  hỗ trợ trong việc sản xuất ra ADN và ARN. Mẹ bầu nên cân bằng lượng Photpho và Canxi nhằm tránh tình trạng loãng xương.

Selen

Selen là một phần của enzyme selenoprotein, có tác dụng hỗ trợ chức năng hệ thống nội tiết và miễn dịch trong cơ thể. Bên cạnh đó, nó còn có khả năng chống oxy hóa, làm giảm nguy cơ mắc ung thư, tim mạch, viêm khớp dạng thấp và nhiễm trùng tái phát. Do đó, ăn ốc là cách bổ sung Selen tự nhiên cho bà bầu.

Vitamin E
Vitamin E là loại vitamin giữ vai trò quan trọng trong việc tổng hợp hồng cầu, chuyển hóa vitamin K và bảo vệ tế bào trước tác hại của gốc tự do. Do đó, bổ sung Vitamin E qua ăn ốc giúp bà bầu ngăn ngừa bệnh đái tháo đường, ung thư, rối loạn thần kinh và tim mạch.

Những thông tin trên đây giúp phụ nữ mang thai giải đáp bà bầu có ăn được ốc không. Bà bầu có thể ăn ốc, tuy nhiên, không nên ăn trong 3 tháng đầu tiên vì thời điểm này chị em rất dễ nhạy cảm với mùi tanh của ốc, dẫn tới tình trạng ốm nghén càng nặng hơn. Ngoài ra, chị em cũng cần chú ý đến việc chế biến, cách ăn nhằm đảm bảo vệ sinh, an toàn. Đặc biệt, bà bầu không nên ăn quá nhiều do có thể gây đầy bụng, chỉ nên ăn 1-2 lần/tuần, mỗi lần khoảng 200gr.

Nguyễn Thị Phương Loan

"Tác giả"Nguyễn Thị Phương Loan

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Loan có hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Sản phụ khoa, tham gia các khóa đào tạo bài bản và chuyên sâu, hoàn thành xuất sắc nhiều chứng chỉ quan trọng như siêu âm tổng quát, siêu âm sản phụ khoa, phẫu thuật nội soi phụ khoa, bệnh lý sàn chậu, các bệnh lý phụ khoa như u xơ cổ tử cung, u buồng trứng…

Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người

Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất

map phòng khám đa khoa quốc tế Hà Nội