Áp xe tuyến Bartholin: Nguyên nhân và Cách điều trị
Áp xe tuyến Bartholin không phải là bệnh lý thường gặp ở nữ giới. Nhưng một khi đã xuất hiện, bệnh không chỉ gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt tình dục mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản của nữ giới. Vậy, điều trị áp xe tuyến Bartholin như thế nào?
Áp xe tuyến Bartholin thường xuất hiện ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản, từ 20-30. Với các triệu chứng khác nhau tùy theo từng mức độ, không khó để chị em tự nhận biết căn bệnh này. Cùng theo dõi những chia sẻ dưới đây nhé.
Mục lục:
Tìm hiểu áp xe tuyến Bartholin là bệnh gì?
Áp xe tuyến Bartholin là biến chứng nặng nhất của viêm nang. Thông thường, sự tấn công của các loại vi khuẩn gây nhiễm trùng có thể gây ứ tắc dịch nhờn ở trong tuyến Bartholin. Khi tình trạng ứ tắc kéo dài sẽ hình thành nên các ổ áp xe có chứa dịch mủ bên trong.
“Tuyến bartholin nằm ở hai bên mép âm đạo, có nhiệm vụ tiết dịch nhờn để giữ cho môi trường vùng kín luôn đủ ẩm. Khi quan hệ tình dục, đây cũng là cơ quan giúp việc giao hợp giảm đau đớn và dễ dàng hơn.”
Chỉ có khoảng 2% nữ giới có tuyến Bartholin bị áp xe. Với những trường hợp viêm tuyến nhỏ, các triệu chứng có thể không rõ ràng. Nhưng nếu phát triển với kích thước lớn, chị em cần sớm nhận biết và tới cơ sở y tế để điều trị.
Triệu chứng của áp xe tuyến Bartholin
Áp xe tuyến Bartholin có triệu chứng như thế nào? Việc dịch nhờn bị ứ tắc sẽ gây ra những biểu hiện khá đặc trưng như:
- Môi bé đau một hoặc cả hai bên, sưng thấy rõ.
- Tình trạng đau rõ ràng hơn khi giao hợp.
- Các cơn đau có thể tạm thời biến mất khi các nang bị vỡ.
- Thăm khám âm hộ tháy có khối nang lớn hơn 1 cm, có thể quan sát được bằng mắt, sờ vào thấy đau.
- Rối loạn tiểu tiện.
- Các triệu chứng toàn thân như sốt, đau mỏi có thể xuất hiện hoặc không.
Lưu ý: Tình trạng viêm tắc dịch nhày, dẫn tới ứ đọng, sưng đau thường chỉ xảy ra ở một bên cửa âm đạo. Rất hiếm khi cả 2 bên của tuyến Bartholin bị cùng bị bệnh.
Tại sao nữ giới bị áp xe tuyến Bartholin?
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng áp xe ở tuyến Bartholin. Sự viêm nhiễm dẫn tới ứ tắc dịch nhầy, hình thành các ổ áp xe có thể xuất phát từ một trong những nguyên nhân sau:
Quan hệ tình dục không an toàn
Đây là con đường nhanh nhất và trực tiếp gây ra bệnh. Tình dục không an toàn góp phần lây lan lậu cầu và tụ cầu, Chlamydia – những tác nhân gây bệnh phổ biến.
Việc sử dụng bao cao su cũng không mang lại sự an toàn tuyệt đối nếu “đối tác” của chị em có mang mầm bệnh.
Nhiễm khuẩn vùng kín
Các bệnh lý viêm nhiễm phổ biến như viêm âm hộ, viêm âm đạo nếu không sớm điều trị cũng là nguyên nhân gây áp xe cho tuyến Bartholin. Theo đó, tác nhân gây bệnh sẽ xâm nhập vào bên trong tuyến, gây viêm tắc, ứ đọng dịch nhờn. Những trường hợp nữ giới không chú ý vệ sinh vùng kín sẽ có nguy cơ bị áp xe cao hơn.
Do chấn thương
Tình trạng tuyến Bartholin bị áp xe cũng khá phổ biến ở những trường hợp nữ giới bị chấn thương vùng sinh dục ngoài.
Ngoài những trường hợp trên, nữ giới đang mang thai cũng có khả năng gặp phải tình trạng này.
Áp xe tuyến Bartholin có nguy hiểm không?
Ảnh hưởng và sự nguy hiểm của tuyến Bartholin sẽ tùy vào mức độ bệnh. Tuy nhiên chị em không nên chủ quan bởi:
- Áp xe tuyến Bartholin gây sưng, đau đớn khi quan hệ tình dục.
- Các ổ áp xe sẽ làm tăng nguy cơ mắc phải các bệnh lý khác, dẫn tới ảnh hưởng về sau tới việc mang thai, sinh nở.
- Nữ giới mang thai mắc áp xe rất có thể sẽ gây nhiễm trùng trẻ sơ sinh (khi sinh thường), trẻ nhẹ cân hoặc chậm phát triển. Trường hợp nếu nang tuyến bị vỡ sẽ rất dễ dẫn tới thai chết lưu.
- Trong trường hợp xấu nhất, bệnh có thể diễn tiến thành ung thư.
Chính bởi những ảnh hưởng nguy hiểm trên. Khi mắc bệnh bạn nên sớm được điều trị khi có biểu hiện. Vậy điều trị ra sao để đạt được nhiều hiệu quả nhất?
Điều trị áp xe tuyến Bartholin như thế nào?
Phương pháp điều trị áp xe tuyến Bartholin sẽ cần căn cứ vào mức độ bệnh. Đó có thể là không can thiệp mà điều trị nội khoa hoặc thực hiện một số kỹ thuật ngoại khoa phù hợp.
Điều trị không can thiệp áp xe tuyến Bartholin
Điều trị không can thiệp chủ yếu là sử dụng một số loại thuốc kháng sinh phổ rộng, có khả năng tiêu diệt các tác nhân gây bệnh như:
- Ciprofloxacn.
- Doxycycline.
- Azithromycin.
- Ceftriaxone.
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định kháng sinh theo kết quả cấy kháng sinh đồ. Một số ý kiến cho rằng, điều trị bằng thuốc nên được kết hợp sau khi đã thực hiện thủ thuật ngoại khoa.
Điều trị can thiệp áp xe tuyến Bartholin
Điều trị can thiệp áp xe Bartholin có nhiều phương pháp khác nhau. Trong đó có thể kể tới một số cách phẫu thuật điển hình gồm:
- Dùng bạc Nitrat để đốt, làm tan dịch mủ.
- Tạo vết hở tại nang tuyến rồi sau đó dùng khí CO2 để đốt.
- Bóc tách, chích áp xe Bartholin.
- Phẫu thuật cắt bỏ tuyến Bartholin.
- Rạch và dẫn lưu cho thoát dịch rồi khâu kín miệng tuyến.
Hiệu quả của các phương pháp trên là khá tương đồng nhau. Nhưng với điều kiện y tế hiện tại thì chích áp xe hiện đang được áp dụng phổ biến nhất.
Quy trình kỹ thuật chính áp xe tuyến Bartholin
Quy trình kỹ thuật chích áp xe tuyến Bartholin được thực hiện theo trình tự các bước để đảm bảo hiệu quả và sự an toàn. Cụ thể như sau:
Bước 1: Chuẩn bị và gây tê
Người bệnh được đưa vào phòng thủ thuật. Tại đây, bác sĩ sẽ chuẩn bị một số dụng cụ y tế cần thiết. Còn các y tế sẽ tiến hành gây tê để tránh cảm giác đau đớn trong khi thực hiện thủ thuật.
Bước 2: Rạch da
Để thực hiện chích mủ, bác sĩ sẽ cần phải rạch da ra để đặt ống thông hút dịch ra ngoài. Tùy theo kinh nghiệm và mưc độ áp xe mà bác sĩ có thể rạch da ở giữa môi lớn và môi bé, rạch ở ngoài môi lớn hay rạch dọc theo chiều dài vị trí sưng.
Bước 3: Chích dịch áp xe tuyến Bartholin
Ngay sau khi rạch da, bác sĩ cần phải đặt một ông thông để dịch mủ đang ứ tắc được chảy ra ngoài. Ống thông làm bằng chất liệu đặc biệt, không gây nguy hiểm hay dị ứng cho người bệnh.
Thời gian đặt ống có thể kéo dài vài tuần cho tới khi dịch mủ chảy hết. Thường bác sĩ sẽ chỉ định nữ giới quay lại tái khám để lấy ống ra bên ngoài.
Bước 4: Khâu vết rạch
Đây là bước không thể bỏ qua trong kỹ thuật chích áp xe Bartholin. Khâu vết rạch là cách bảo vệ an toàn vết thương, tránh tình trạng nhiễm trùng.
Bước 5: Kê đơn thuốc
Việc sử dụng thuốc, thường là thuốc kháng sinh là điều cần thiết mà bác sĩ sẽ chỉ định. Vết thương cũng nhờ thế mà mau lành hơn.
Sau khi kê đơn, bác sĩ cũng sẽ hẹn người bệnh thời gian tái khám. Cùng với đó là những chú ý trong sinh hoạt như chế độ ăn uống, nghỉ ngơi phù hợp.
Lưu ý: Dù thực hiện ở bệnh viện hay cơ sở y tế tư nhân thì quy trình kỹ thuật chích áp xe tuyến Bartholin.
Lời kết
Áp xe tuyến Barthollin là gì? Triệu chứng ra sao, được điều trị như thế nào? Tất cả những thắc mắc này đã được giải đáp chi tiết trong nội dung bài viết trên.
Hy vọng nhờ những thông tin này, chị em đã có thể tự nhận biết và thăm khám kịp thời. Tình trạng bệnh sẽ không diễn biến phức tạp và không gây nhiều nguy hiểm.