Bệnh xã hội ở nữ giới chữa như thế nào nhanh nhất
Bệnh xã hội ở nữ giới gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản. Theo thống kê, có đến 30% tỷ lệ nữ giới mắc bệnh xã hội có nguy cơ vô sinh hiếm muộn. Vậy chữa bệnh xã hội ở nữ giới như thế nào? Làm thế nào để ngăn ngừa tối đa những ảnh hưởng của bệnh xã hội? Hãy tìm hiểu nội dung này trong bài viết sau.
Mắc bệnh xã hội là một nỗi ám ảnh với nữ giới. Vì các bệnh lý này không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý. cuộc sống hàng ngày, đời sống tình dục mà còn đe dọa đến khả năng sinh sản. Do đó nếu không may bị mắc bệnh xã hội bạn nên tìm cách chữa trị sớm nhất.
Mục lục:
Bệnh xã hội ở nữ giới là bệnh gì?
Bệnh xã hội ở nữ giới là chủ yếu là các bệnh lí lây truyền chính thông qua đường tình dục. Bao gồm các bệnh:
-
Bệnh HIV/AIDS
- HIV/AIDS là bệnh xã hội cực kỳ nguy hiểm.
- Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường tình dục, lây truyền từ mẹ sang con và lây truyền thông qua đường máu.
- Khi bị nhiễm HIV/AIDS hệ thống miễn dịch của người bệnh bị suy giảm nhanh và phá vỡ. Khiến cho người bệnh phải đối mặt với nguy cơ bị tử vong.
- Hiện nay HIV/AIDS được coi là bệnh thế kỷ bởi y học vẫn chưa tìm ra thuốc đặc trị.
- Dấu hiệu nhận biết bệnh HIV/AIDS không rõ ràng, thường bị nhâm lẫn với bệnh cảm lạnh thông thường. Triệu chứng của bệnh gồm có: sốt và ớn lạnh,; người bị nổi phát ban; nổi hạch ở cổ họng; sụt cân nhanh chóng; cơ thể bị đau nhức,…
-
Bệnh Giang Mai
- Xoắn khuẩn Treponema Pallidum là tác nhân chính gây ra bệnh giang mai.
- Một khi bị nhiễm xoắn khuẩn Treponema Pallidum, chúng sẽ nhanh chóng tấn công sang các cơ quan để gây bệnh. Khiến người bệnh bị giang mai thần kinh, ảnh hưởng trực tiếp đến tinh mạng của chị em.
- Bệnh giang mai ở nữ làm chia làm 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn sẽ có các triệu chứng khác nhau:
+ Giai đoạn ủ bệnh
Thời gian ủ bệnh giang mai ở nữ giới từ 3-90 ngày. Trên cơ thể của chị em sẽ xuất hi0ện các săng giang mai, hình bầu dục và hình tròn. Săng giang mai có màu đỏ, không có mủ, đáy nông.
Các vết săng này thường kéo dài từ 3-6 tuần sau đó tự biến mất . Điều này khiến cho không ít chị em nhầm tưởng là bệnh đã khỏi.
+ Giai đoạn phát triển của bệnh
Giai đoạn này xảy ra sau giai đoạn 1 từ 4- 10 tuần.
Giai đoạn này, chị em bị giang mai sẽ có các triệu chứng gồm: xuất hiện các nốt đào ban đối xứng, giống như cánh hoa đào.
Các săng giang mai có thể xuất hiện ở ngực, tứ chi, bụng và 2 bên mạn sườn.
Các nốt đào ban này sẽ nhạt dần sau đó biến mất từ 1-3 tuần, cho dù chị em không điều trị.
Ngoài các triệu chứng nêu trên, chị em còn bị nổi sần mủ, sần nước với kích thước khác nhau. Các nốt sần này rất dễ vỡ.
+ Giai đoạn cuối
Giai đoạn này xảy ra sau giai đoạn 1 từ 3- 15 năm
Cơ thể của nữ giới sẽ xuất hiện các củ giang mai màu đỏ mận, có thể là hình cầu hoặc mặt phẳng không đối xứng.
Củ giang mai rất dễ để lại sẹo, và khó lành, có thể gây hoại tử cho chị em.
-
Bệnh lậu
- Song cầu khuẩn Neisseria Gonorrhoeae là vi khuẩn chính gây ra bệnh lậu.
- Vi khuẩn này thường ẩn nấp tại những nơi ẩm ướt như âm đạo, hậu môn, miệng của chị em phụ nữ.
- Khác với nam giới, triệu chứng bệnh lậu ở chị em thường không rõ ràng. Chị em chỉ có thể nhận biết bệnh khi bệnh đã ở mức độ nặng. Cụ thể:
+ Tiết dịch âm đạo bất thường
+ Đau rát khi quan hệ tình dục
+ Bụng dưới bị đau
+ Tiểu buốt, tiểu rắt
+ Nước tiểu có mùi khai nồng.
-
Bệnh sùi mào gà
- Sùi mào gà là một trong những bệnh xã hội nguy hiểm chỉ đứng sau bệnh HIV và bệnh giang mai.
- Sùi mào gà nếu như không được điều trị sớm sẽ khiến chị em đối mặt với nguy cơ bị ung thư cổ tử cung, ung thư vòm họng.
- Bệnh do virus Human Papilloma Virus gây ra
- Sùi mào gà có thời gian ủ bệnh từ 2-9 tháng
- Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là: xuất hiện các nốt sùi ở âm đạo, môi lớn, môi bé, xung quanh hậu môn, khoang miệng.
-
Bệnh mụn rộp sinh dục
- Dấu hiệu nổi bật nhất của bệnh là các mụn nước nhỏ li ti, xuất hiện tại âm đạo, âm hộ, môi lớn, môi bé,….Các mụn nước này rất dễ vỡ, khiến chị em bị viêm nhiễm bị đau và gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.
- Bệnh do virus HSV gây ra
-
Các bệnh xã hội khác ở nữ giới
Ngoài các bệnh xã hội nêu trên, chị em còn bị mắc các bệnh xã hội khác như:
- Bệnh hạ cam mềm
- Bệnh Chlamydia
- Bệnh Trichomonas
- Bệnh u hạt bẹn
- Nhuyễn thể Contagiosum
Các bệnh xã hội này thường gặp ở những chị em đang trong độ tuổi sinh sản. Tuy nhiên tỉ lệ nữ giới mắc bệnh này thường thấp hơn các bệnh xã hội nêu trên.
Nguyên nhân khiến chị em bị mắc các bệnh xã hội
Nguyên nhân khiến chị em dễ bị mắc các bệnh xã hội gồm:
- Nguyên nhân chính là do chị em quan hệ tình dục không an toàn. Quan hệ tình dục với nhiều bạn tình cùng một lúc mà không dùng bao cao su.
- Nữ giới sử dụng chung đồ sinh hoạt cá nhân hàng ngày với đối tượng bị nhiễm bệnh.
- Chị em sử dụng chung kim tiêm với người bệnh hoặc được truyền máu từ người bệnh sang.
- Ngoài ra, chị em còn bị mắc bệnh xã hội khi tiếp xúc với nguồn bệnh thông qua vết thương hở.
Bệnh xã hội ở nữ chữa như thế nào- Mức độ nguy hại của bệnh xã hội
Bệnh xã hội nếu như chị em không phát hiện sớm, điều trị đúng phương pháp. Chị em sẽ phải đối mặt với rất nhiều biến chứng nguy hiểm cụ thể:
- Gây vô sinh
- Chị em có thể mang thai ngoài tử cung
- Gây nhiễm trùng cho trẻ sơ sinh
- Ảnh hưởng đến tim và não của người bệnh
- Đối mặt với nguy cơ bị ung thư cổ tử cung
- Mạng sống của chị em bị đe dọa.
Biến chứng mà bệnh xã hội gây ra rất nguy hại và khó lường. Vì thế, để bảo vệ tính mạng cho mình, cũng như những người xung quang. Khi thấy bản thân có các dấu hiệu, triệu chứng nêu trên. Chị em hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sĩ tiến hành thăm khám và điều trị. Căn cứ vao kết quả, các bác sĩ sẽ lựa chọn ra phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.
Bệnh xã hội chữa như thế nào?
Bệnh xã hội chữa như thế nào? Là vấn đề mà rất nhiều chị em bị mắc bệnh xã hội quan tâm.
Theo bác sĩ Trần Thị Thu Hiên: để biết chính xác bệnh xã hội cảu chị em chữa như thế nào. Trước tiên người bệnh cần phải đến cơ sở y tế để được bác sĩ khám, làm xét nghiệm bệnh xã hội. Căn cứ vào mức độ của bệnh, tình trạng sức khỏe của chị em các bác sĩ sẽ lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả và an toàn.
Các phương pháp điều trị bệnh xã hội ở nữ giới gồm:
-
Cách chữa bệnh xã hội ở nữ giới bằng thuốc
Chữa bệnh xã hội ở nữ giới bằng thuốc hay còn gọi là phương pháp nội khoa. Thuốc chữa bệnh gồm có thuốc Đông y, Tây y, và nam y.
Công dụng của thuốc Tây: ngăn chặn sự phát triển của các virus, vi khuẩn gây bệnh; ngăn chặn mức độ viêm nhiễm; giảm đau cho chị em.
Thuốc Đông y và nam y có công dụng giúp chị em hạn chế các tác dụng phụ do thuốc tây y gây ra. Đồng thời còn lưu thông khí huyết, bồi bổ cơ thể, nâng cao sức đề kháng cho chị em, ngăn chặn khả năng tái phát của bệnh.
Lưu ý: chữa bệnh xã hội ở nữ giới bằng thuốc chỉ áp dụng cho những chị em mới bị mắc bệnh, bệnh đang trong giai đoạn ủ hoặc bệnh mới phát tác.
Còn những chị em bị bệnh tái phát nhiều lần, việc sử dụng thuốc sẽ không mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, chị em có thể sử dụng thuốc kết hợp với các phương pháp khác để điều trị bệnh.
Mỗi loại bệnh sẽ có loại thuốc điều trị phù hợp. Do đó, chị em tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về điều trị hoặc sử dụng các bài thuốc dân gian để điều trị bệnh xã hội cho mình. Tránh trường hợp điều trị sai sẽ khiến bệnh ngày càng nặng hơn, gây khó khăn cho việc điều trị về sau.
-
Điều trị bệnh xã hội ở nữ giới bằng phương pháp ngoại khoa
Chữa bệnh xã hội bằng phương pháp ngoại khoa chính là bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị máy móc hiện đại để điều trị bệnh.
Phương pháp ngoại khoa được dùng để điều trị bệnh cho những chị em bị tái phát bệnh, bệnh ở giai đoạn nặng, đã gây ra các biến chứng. Người bệnh điều trị bằng thuốc không có tác dụng.
Các phương pháp ngoại khoa gồm:
- Điều trị bệnh xã hội ở nữ bằng phương pháp cân bằng miễn dịch
- Phương pháp ALA-PDT- Phương pháp điều trị bệnh xã hội hiệu quả
- Liệu pháp quang động IRA
- Liệu pháp miễn dịch MB
Đây đều là những phương pháp điều trị bệnh xã hội ở nữ giới hiệu quả nhất hiện nay được rất nhiều chị em tin tưởng sử dụng.
Các phương pháp ngoại khoa hiện đại này chỉ có ở một số bệnh viện lớn hay phòng khám chuyên khoa uy tín, chất lượng, có giấy phép hoạt động.
Vì vậy để điều trị bệnh xã hội hiệu quả, chị em cần phải cân nhắc kỹ trong việc lựa chọn cơ sở y tế chuyên khoa. Không nên ham rẻ mà lựa chọn cơ sở y tế kém chất lượng, tránh để rơi vào thực trạng tiền mất-tật mang.
Các biện pháp phòng tránh bệnh xã hội ở chị em phụ nữ
Phòng tránh bệnh xã hội không hề khó. Chị em chỉ cần:
- Quan hệ tình dục an toàn, chung thủy.
- Tuyệt đối không được quan hệ với nhiều bạn tình cùng một lúc
- Vệ sinh cô bé luôn sạch sẽ và đúng cách
- Không sử dụng chung kim tiêm với người khác
- Tuyệt đối không truyền máu của người bệnh
- Khi cơ thể bị thương, nên hạn chế tiếp xúc với người lạ
- Tuyệt đối không được sử dụng chung đồ sinh hoạt cá nhân với người khác
- Nên thăm khám sức khỏe định kỳ và thường xuyên.
- Khi thấy bản thân có các triệu chứng bất thường. Chị em cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám sớm.
Hi vọng với những thông tin mà bài viết vừa chia sẻ, chị em đã nắm bắt được các bệnh xã hội nguy hiểm hiện nay, biện pháp phòng tránh, các cách chữa bệnh xã hội ở nữ giới.