5 Dấu hiệu vô sinh sau khi phá thai ở nữ giới, bạn có biết?
Dấu hiệu vô sinh sau khi phá thai như thế nào? Phá thai không an toàn, phá thai ở những cơ sở không đảm bảo có thể dẫn đến sót thai, sót nhau, thủng tử cung… Hậu quả rất nặng nề khiến phụ nữ bị vô sinh. Vậy dấu hiệu vô sinh sau khi phá thai là gì? Hãy cùng chuyên gia sản khoa tìm hiểu ngay sau đây!
Hiện nay, quan hệ trước hôn nhân ngày càng phổ biến dẫn đến tỷ lệ nạo phá thai cũng gia tăng chóng mặt. Đối tượng phá thai chủ yếu là thanh thiếu niên thiếu kiến thức sinh sản. Phá thai không an toàn gây ra nhiều hậu quả nguy hiểm trong đó có vô sinh.
Mục lục:
Dấu hiệu nhận biết vô sinh sau phá thai
Những biến chứng cũng như hậu quả mà phá thai có thể gây ra là: tổn thương tử cung thậm chí là thủng tử cung, sót nhau, sót thai, nhiễm trùng. Những biến chứng này nếu không được phát hiện kịp thời để xử lý có thể dẫn đến vô sinh – hiếm muộn. Theo các bác sĩ sản khoa, không quá khó để bạn nhận ra các dấu hiệu vô sinh sau phá thai, cụ thể như sau:
Sốt cao trên 39 độ
Sau khi phá thai cơ thể có thể bị sốt nhẹ nhưng sẽ nhanh chóng giảm dần. Nếu sau khi thực hiện phá thai bạn bị sốt cao trên 39 độ thì rất có thể đây là dấu hiệu có thể bị vô sinh. Sốt cao trên 39 độ là biểu hiện của nhiễm trùng, nhiễm trùng máu. Đây là tình trạng rất nguy hiểm nếu không điều trị ngay có thể tử vong trong vòng 24h đến 48h.
Nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng là do điều kiện phá thai không đảm bảo: dụng cụ không được vô trùng, tử cung bị tổn thương và bị vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng.
Âm đạo bị chảy máu bất thường
Dấu hiệu vô sinh sau khi phá thai tiếp theo là âm đạo bị chảy máu bất thường. Sau khi phá thai, âm đạo sẽ ra máu trong vòng 1-2 tuần với lượng giảm dần. Những ngày đầu sẽ ra cả những cục máu đông, đây là dấu hiệu của phá thai thành công.
Vì vậy nếu âm đạo chảy máu hơn 15 ngày và lượng máu nhiều, không giảm thì đây là một dấu hiệu bất thường. Những nguyên nhân gây ra tình trạng này sót thai, sót nhau thai, tổn thương tử cung…
Để tránh biến chứng vô sinh, khi bị ra máu bất thường bạn cần phải đi kiểm tra lại ngay.
Đau bất thường
Các triệu chứng đau bất thường có thể cảnh báo sau vô sinh sau khi phá thai là:
+ Co thắt tử cung ngày càng trầm trọng và không có dấu hiệu giảm dần.
+ Đau khi quan hệ tình dục.
+ Đau vùng chậu
Nếu có những triệu chứng đau này, bạn cần phải chú ý để điều trị sớm.
Kinh nguyệt thất thường
Kinh nguyệt bất thường là dấu hiệu vô sinh sau khi phá thai mà nhiều người có thể bỏ qua. Nếu trước đó bạn có kinh nguyệt đều đặn, sau khi phá thai là lại thất thường thì rất cần chú ý.
Những dấu hiệu kinh nguyệt thất thường cần quan tâm:
- Kinh nguyệt nhiều ít bất thường.
- Kinh nguyệt vón cục
- Màu sắc kinh nguyệt thay đổi có màu nâu, đen
- Hay bị đau bụng kinh
- Không có kinh nguyệt. Điều này có thể do buồng trứng bị tổn thương khiến trứng không rụng.
Trong trường hợp này nếu không điều trị dứt điểm có thể dẫn đến vô sinh.
Bệnh viêm nhiễm phụ khoa
Nếu điều kiện phá thai và chăm sóc sau phá thai không tốt dễ dẫn đến các bệnh viêm nhiễm phụ khoa như:
+ Viêm cổ tử cung
+ Viêm âm đạo
+ Viêm buồng trứng
+ Viêm lộ tuyến tử cung
Những bệnh lý này không điều trị cũng có thể dẫn đến vô sinh. Vì vậy đây cũng là những dấu hiệu vô sinh sau phá thai mà bạn rất cần lưu ý.
Cách phòng tránh vô sinh sau khi phá thai
Phá thai là thủ thuật ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của chị em. Vì vậy điều quan trọng nhất là tìm cơ sở phá thai uy tín, có bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm để thực hiện. Tại đây các bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng sức khỏe và thai nhi để lựa chọn phương pháp phá thai thích hợp.
Ngoài ra, dù là phá thai an toàn thì sau phá thai, bạn cũng cần theo dõi sức khỏe để phát hiện các dấu hiệu bất thường như đã kể trên và đi khám ngay lập tức để được điều trị sớm.
Những điều cần biết trước khi phá thai
Trước khi phá thai bạn phải biết mình phù hợp với phương pháp phá thai nào. Hiện nay có 3 phương pháp phá thai phổ biến là phá thai bằng thuốc, hút thai và nong gặp thai. Mỗi phương pháp phá thai lại có điều kiện cũng như ưu nhược điểm khác nhau. Vì vậy bạn phải đi khám bác sĩ để biết mình phù hợp với phương pháp pháp phá thai nào.
Các tiền sử bệnh lý, nhất là bệnh phụ khoa có thể ảnh hưởng đến quá trình phá thai. Bạn nên thông báo đầy đủ với bác sĩ trước khi phá thai.
Bạn cũng nên hiểu rõ ưu nhược điểm của phương pháp phá thai mình áp dụng. Cũng như những biến chứng có thể gặp phải hoặc những ảnh hưởng đến quá trình mang thai sau này.
Quy trình phá thai an toàn
Để tránh những biến chứng nguy hiểm trong đó có vô sinh, phá thai phải được thực hiện theo quy trình an toàn sau đây:
Bước 1: Kiểm tra sức khỏe thai phụ và thai nhi
Thai phụ được kiểm tra sức khỏe để đảm bảo đủ kiện kiện phá thai, đồng thời xác định tuổi thai. Nếu thai nhi nhỏ hơn 7 tuần tuổi thì có thể áp dụng phá thai bằng thuốc. Thai nhi từ 8-12 tuần thì cần hút thai, còn lớn hơn 12 tuần thì cần phải nong gắp thai.
Nếu thai phụ bị viêm nhiễm phụ khoa phải điều trị khỏi trước khi phá thai.
Bước 2: Tư vấn phương pháp phá thai an toàn
Sau khi kiểm tra, bác sĩ sẽ tư vấn cho thai phụ phương pháp phá thai phù hợp. Sau đó thai phụ được ký vào bản cam kết phá thai.
Bước 3: Tiến hành phá thai
Bác sĩ tiến hành thủ thuật phá thai. Tùy vào từng phương pháp phá thai thực hiện mà thai phụ được nghỉ ngơi tại cơ sở y tế từ một vài tiếng. Thai phụ được theo dõi về huyết áp, nhịp tim, các dấu hiệu phá thai thành công. Nếu tất cả không có gì bất thường thì có thể ra về.
Bước 4: Tái khám
Sau một khoảng thời gian nhất định, bạn nên quay trở lại phòng khám để kiểm tra là chắc chắn là đã phá thai thành công.
Phá thai là thủ thuật ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và tâm lý của chị em. Vì vậy bạn cần đảm bảo thực hiện phá thai an toàn để tránh những biến chứng nguy hiểm đặc biệt là vô sinh. Hy vọng những dấu hiệu vô sinh sau phá thai trên đây giúp bạn tránh được biến chứng đáng tiếc này.