Bạn thân mến! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội. Chúng tôi xin được trả lời câu hỏi “Tinh hoàn bị ẩn là gì? Có chữa được không?” của bạn như sau:
Tinh hoàn ẩn là tình trạng một hoặc cả hai tinh hoàn không di chuyển xuống bìu như bình thường mà nằm lại trong ổ bụng, ống bẹn hoặc vị trí bất thường nào khác. Đây là một dị tật bẩm sinh thường gặp ở trẻ sơ sinh nam, đặc biệt là những trẻ sinh non, nhẹ cân. Khi phát hiện và can thiệp chậm trễ, tinh hoàn ẩn không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, mà còn tiềm ẩn nguy cơ xoắn tinh hoàn, thoát vị bẹn, u ác tính,… gây suy giảm chức năng sinh sản.
Tin tốt là tinh hoàn ẩn ngày nay có thể chữa khỏi được bằng phương pháp phẫu thuật. Việc can thiệp y khoa sớm sẽ giúp trẻ em nam bảo toàn chức năng sinh lý và sinh sản về sau.
Tinh hoàn ẩn có tự xuống bìu không?
Hơn 70% trường hợp tinh hoàn ẩn có thể tự di chuyển xuống bìu trong 3 tháng đầu đời. Tuy nhiên, nếu sau 6 tháng tinh hoàn vẫn chưa nằm trong bìu thì khả năng tinh hoàn tự di chuyển xuống rất thấp. Lúc này, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để bác sĩ đánh giá vị trí và lên phương án điều trị phù hợp.
Tinh hoàn ẩn có nguy hiểm không?
Tinh hoàn ẩn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không can thiệp và điều trị sớm:
- Ở ngoài bìu, tinh hoàn thường có nhiệt độ cao hơn, điều này ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh và làm giảm chất lượng tinh trùng.
- Tinh hoàn nằm ở ổ bụng, ống bẹn dễ bị tổn thương do áp lực từ nội tạng và xương mu.
- Tinh hoàn không nằm cố định trong bìu làm tăng nguy cơ xoắn tinh hoàn, tắc mạch máu nuôi dưỡng gây ngoại tử nếu không cấp cứu kịp thời.
- Biến chứng teo tinh hoàn ảnh hưởng đến quá trình sản xuất tinh trùng, tăng nguy cơ vô sinh – hiếm muộn.
- Tăng nguy cơ thoát bị bẹn, sa ruột, tắc ruột
- Tinh hoàn ẩn trong ổ bụng nếu phát hiện chậm trễ có thể tiến triển thành u ác tính, tăng nguy cơ ung thư tinh hoàn gấp 4 -10 lần người bình thường.
Dấu hiệu nhận biết tinh hoàn ẩn
- Không sờ thấy tinh hoàn trong bìu một hoặc cả hai bên
- Bìu nhỏ, hình dáng không cân xứng, một bên lép hơn bên còn lại
- Sờ thấy khối lạ tại ổ bụng hoặc bẹn, thường do tinh hoàn chưa xuống bìu
- Đau bụng âm ỉ, tức, khó chịu vùng bẹn ở những trẻ lớn hơn