Cảnh báo các bệnh về hệ tiết niệu cần phòng tránh
Hệ tiết niệu là một trong những cơ quan có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động của cơ thể. Khi bộ phận này có vấn đề các bệnh về hệ tiết niệu sẽ sảy ra. Vậy hệ tiết niệu là gì? Cấu tạo cũng như các bệnh liên quan đến hệ bài tiết?
Mục lục:
Hệ tiết niệu là gì? Cấu tạo hệ tiết niệu
Hệ tiết niệu là một hệ thống quan trọng trong cơ thể con người, đảm nhận vai trò quan trọng trong việc loại bỏ các chất cặn và độc hại khỏi cơ thể. Hệ tiết niệu bao gồm các bộ phận chính như thận, ống tiểu, bàng quang và niệu đạo.
Mỗi bộ phận trong hệ tiết niệu sẽ có cậu tạo và vai trò khác nhau. Ngay sau đây sẽ là cấu tạo hệ tiết niệu:
- Thận
Thận là bộ phận quan trọng nhất trong hệ tiết niệu, đảm nhận vai trò lọc máu và sản xuất nước tiểu. Thận gồm hai phần chính là vỏ thận và cầu thận. Vỏ thận chứa các cấu trúc gọi là túi thận, nơi xảy ra quá trình lọc máu. Cầu thận kết nối với ống tiểu, nơi chứa nước tiểu được tạo ra bởi thận.
Bên cạnh đó, thận còn có vai trò là điều chỉnh sự cân bằng giữa lượng nước và muối trong cơ thể. Giúp cơ thể hoạt động một cách hài hòa, khỏe mạnh.
- Ống tiểu (niệu quản)
Ống tiểu hay còn gọi là ống thận, nằm giữa thận với bàng quang. Nhiệm vụ của ống tiểu là chuyển nước từ thận ra đến bàng quang.
Ngoài ra, ống tiểu còn có nhiệm vụ là giữ lại nước tiểu trong bàng quang, không cho nó tràn ra bất cứ lúc nào. Hơn thế nữa, ống tiểu còn hấp thụ lại các chất có ích từ nước tiểu trước đưa đến bàng quang.
- Bàng quang
Bàng quang là bộ phận chứa nước tiểu trước khi được đẩy ra ngoài cơ thể qua niệu đạo. Bàng quang có khả năng chứa một lượng lớn nước tiểu và có thể tự co bóp để giữ và giải phóng nước tiểu ra bên ngoài khi cần thiết hay còn gọi là kiểm soát khả năng đi tiểu của con người.
- Niệu đạo
Niệu đạo là đoạn ống kết nối giữa bàng quang và cơ quan bên ngoài của cơ thể. Khi chúng ta đi tiểu, niệu đạo sẽ giúp điều chỉnh và điều hướng nước tiểu ra bên ngoài. Thêm vào đó, niệu đạo còn có chức năng ngăn ngừa vi khuẩn và các chất cặn từ bên ngoài xâm nhập vào bàng quang.
Các bệnh về hệ tiết niệu thường gặp ở nam giới
Hệ tiết niệu bao gồm các bộ phận như thận, ống nội tiết, bàng quang và ống tiểu. Khi hệ tiết niệu gặp vấn đề bất thường sẽ gây ra các bệnh về hệ tiết niệu sau:
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu là hiện tượng đường tiết niệu bị vi khuẩn tấn công gây tổn thưởng và phù nề niêm mạc dẫn đến viêm nhiễm. Bệnh có thể bắt gặp ở mọi độ tuổi của cả nam và nữ giới. Tuy nhiên, nữ giới thường chiếm tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với nam. Nguyên nhân là do cấu tạo đường tiết niệu của nữ ngắn hơn nam.
Khi đường tiết niệu bị nhiễm trùng, người bệnh sẽ có các triệu chứng như:
- Đi tiểu nhiều và thường xuyên trong ngày.
- Nước tiểu vẩn đục, có mùi hôi khó chịu, đôi khi có lẫn máu.
- Tiểu tiện bị đau, buốt rắt.
- Mỗi lần tiểu tiện thường có cảm giác nóng rát tại hệ tiết niệu sinh dục.
- Vùng bụng dưới, vùng thắt lưng bị đau.
- Người bệnh bị sốt kèm theo ớn lạnh hoặc rét run.
Nhiễm trùng đường tiết niệu cần phát hiện và điều trị sớm nếu không sẽ gây hẹp đường tiết niết niệu, áp xe thận, hoại tử gai thận hoặc nhiễm khuẩn huyết, đe dọa tính mạng người bệnh.
Sỏi tiết niệu
Bệnh tiết niệu tiếp theo có tỷ lệ người mắc cao chính là sỏi tiết niệu – Đây là những viên sỏi được hình thành khi lượng nước tiểu quá ít hoặc nồng độ các chất khoáng có trong nước tiểu như canxi, axit uric tăng cao, bị lắng đọng tại thận. Lâu ngày chúng liên kết lại với nhau tạo thành những viên sỏi.
Người bệnh, khi bị sỏi tiết niệu sẽ có các triệu chứng:
- Đau lưng, đau bụng dưới
- Tiểu đau, tiểu buốt
- Nước tiểu đục có mùi hôi
- Tiểu ra máu, tiểu ra sỏi
- Đang tiểu bỗng dưng bị ngắt
- Khó tiểu hoặc bị bí tiểu
- Có thể sốt cao lạnh run, buồn nôn và phù toàn thân.
Sỏi niệu nếu như điều trị muộn, bệnh tái phát nhiều lần sẽ gây nhiễm trùng đường tiết niệu, sốc nhiễm trùng , gây suy thận cấp, suy thận mãn tính, nguy hiểm đến tính mạng.
Viêm bàng quang
Viêm bàng quang cũng là một trong các bệnh về hệ tiết niệu phổ biến sảy ra ở cả nam và nữ giới. Bệnh thường do vi khuẩn hoặc virus gây ra.
Bạn có thể phân biệt, nhận biết viêm bàng quang với các bệnh hệ tiết sinh dục khác thông qua các triệu chứng:
- Tiểu nhiều lần
- Đi đái bị đau buốt
Bệnh viêm bàng quang được chẩn đoán bằng cách bác sĩ sẽ siêu âm và tiến hành làm xét nghiệm nước tiểu.
Tăng sản tuyến tiền liệt
Tăng sản tuyến tiền liệt là một trong các bệnh về hệ tiết niệu chỉ gặp ở nam giới. Bệnh hình thành là do sự gia tăng kích thước quá mức tại tuyến tiền liệt.
Bệnh mặc dù lành tính không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây bất tiện cho sinh hoạt hàng ngày. Đồng thời còn làm suy giảm sức khỏe. Chính vì thế, nam giới cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa ngay khi bản thân có các triệu chứng đi tiểu thường xuyên.
Rối loạn cương dương
Rối loạn cương dương không chỉ là bệnh lí liên quan đến rối loạn chức năng tình dục ở nam giới mà đây còn là bệnh tiết niệu. Nguyên nhân là do lưu lượng máu đến bộ phận sinh dục bị hạn chế, khiến dương vật khó kiểm soát sự cương cứng. Từ đó, ảnh hưởng đến chất lượng tình dục, mối quan hệ vợ chồng. Nguy hiểm hơn còn có thể gây vô sinh hiếm muộn cho nam giới.
Tiểu không tự chủ
Bệnh hệ tiết niệu sinh dục tiếp theo không thể bỏ qua chính là bệnh tiểu không tự chủ.
Đây là bệnh lý mà người bệnh không thể kiểm soát được khả năng đi tiểu của mình, khiến nước tiểu bị rò rỉ, tiểu không đúng lúc.
Phần lớn bệnh nhân bị bệnh tiểu không tự chủ thường là do đường tiết niệu bị nhiễm trùng, bàng quang yếu….
Bên cạnh việc tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh cần phải điều chỉnh lối sống khoa học, lành mạnh. Không được nhịn tiểu, nên uống đủ 2 – 2,5 lít nước/ ngày.
Suy thận
Suy thận là bệnh hệ tiết niệu cực nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
Một khi bị mắc bệnh này, người bệnh sẽ tiểu ít hoặc tiểu nhiều lần, kèm theo đó chân bị sưng phù, cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi.
Đối với bệnh suy thận, để chẩn đoán bệnh chính xác người bệnh cần phải tiến hành làm xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu cũng như siêu âm thận.
Ung thư tiết niệu
Là hiện tượng các cơ quan trong hệ tiết niệu như bàng quang, niệu đạo,… xuất hiện các khối u bất thường, phần lớn là u ác tính.
Ung thư tiết niệu không chỉ gây bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày mà còn abhr hưởng đến sức khỏe và có tỷ lệ tử vong cực cao. Bệnh có thể bắt gặp ở cả và nữ giới, tuy nhiên, nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn.
Các bệnh về hệ tiết niệu dù nhẹ hay nặng cũng đều gây ra hệ lụy khó lường. Vì thế, bạn cần phải có biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả. Hoặc ngay khi gặp các bất thường liên quan đến việc tiểu tiện thì cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa sớm.
Hi vọng với nội dung thông tin bài viết vừa chia sẻ, các bạn đã biết hệ tiết niệu gồm các bộ phận nào, các bệnh về hệ tiết niệu phổ biến. Nếu còn bất cứ vấn đề nào về hệ tiết niệu hoặc các vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản cần giải đáp hãy liên hệ ngay với https://dakhoaxadan.com/ để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn, giải đáp