Tinh hoàn ẩn là thế nào? Bệnh bẩm sinh nguy hiểm ở nam giới
Tinh hoàn ẩn là bệnh lý thường gặp ở bé trai, đặc biệt là trẻ sơ sinh thiếu tháng với tỷ lệ mắc bệnh lên tới 30%. Tinh hoàn ẩn không được điều trị sớm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và chức năng sinh sản của trẻ về sau. Trong bài biết dưới đây, chuyên gia Nam học – Ngoại Tiết niệu Đặng Tuấn Trình, hiện đang công tác tại phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội sẽ chia sẻ cụ thể hơn về bệnh lý này.
Mục lục:
Tinh hoàn ẩn là gì?
Tinh hoàn ẩn là tình trạng một hoặc cả hai bên tinh hoàn không di chuyển xuống bìu mà nằm tại một số vị trí khác ngoài bìu. Lý giải nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, bác sĩ chuyên khoa cho biết: Trong thời kỳ bào thai, tinh hoàn của trẻ nằm sau thận. Khi thai nhi phát triển đến tháng thứ 8, tinh hoàn bắt đầu di chuyển từ bụng qua bẹn rồi xuống bìu. Nhưng một số rối loạn trong cơ thể đã tác động đến quá trình tinh hoàn di chuyển xuống bìu, khiến một bên hoặc cả hai tinh hoàn không nằm trong bìu mà nằm tại lỗ bẹn nông, lỗ bẹn sâu, ổ bụng…
Tinh hoàn ẩn được chia thành hai dạng là tinh hoàn ẩn sờ thấy (có thể sờ thấy tinh hoàn ở ống bẹn) và tinh hoàn không sờ thấy (tinh hoàn nằm tại lỗ bẹn sâu hoặc trong ổ bụng nên không chạm đến được tinh hoàn). Theo thống kê, tinh hoàn ẩn ở bé trai thường xảy ra ở một bên tinh hoàn, trong đó ẩn tinh hoàn trái chiếm 30% và ẩn tinh hoàn phải chiếm 70%. Trường hợp tinh hoàn ẩn hai bên chỉ chiếm 10% các ca bệnh.
Triệu chứng tinh hoàn ẩn
Hầu hết các trường hợp tinh hoàn ẩn đều không cảm thấy đau hay khó chịu. Tuy nhiên, cha mẹ có thể nhận biết tình trạng tinh hoàn ẩn khi quan sát túi bìu của trẻ. Một số triệu chứng tinh hoàn ẩn ở trẻ cần lưu ý:
- Túi bìu không cân xứng, một bên bình thường, một bên nhỏ
- Túi bìu nhỏ hơn bình thường, xẹp lép nếu tinh hoàn ẩn hai bên
- Bìu không có tinh hoàn hoặc chỉ chứa một tinh hoàn
- Xuất hiện khối u nhỏ nổi lên tại vùng ống bẹn, ổ bụng
Nếu chỉ sờ thấy một bên tinh hoàn, trẻ có thể gặp có hai vấn đề sau:
- Tinh hoàn co rút theo phản xạ cơ bìu: Tinh hoàn di chuyển lên xuống giữa bìu và bẹn một cách dễ dàng.
- Tinh hoàn đi lên hoặc tinh hoàn ẩn mắc phải: Tinh hoàn di chuyển đến bẹn và không thể dùng tay để đưa xuống bìu được.
Khi nhận thấy các triệu chứng tinh hoàn ẩn ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cha mẹ cần đưa con đến cơ sở y tế để thăm khám, chẩn đoán vị trí trí và sự di chuyển của tinh hoàn. Bác sĩ chuyên khoa cho biết: Tinh hoàn ẩn ở trẻ sơ sinh không hiếm gặp, nhiều trường hợp tinh hoàn ẩn sau sinh sẽ di chuyển xuống bìu khi trẻ được 3 tháng tuổi. Nếu sau 6 tháng mà tinh hoàn vẫn chưa nằm trong bìu thì khả năng tinh hoàn tự di chuyển xuống rất thấp, cần áp dụng các biện pháp can thiệp phù hợp.
Tinh hoàn ẩn có nguy hiểm không?
Tinh hoàn ẩn điều trị muộn sẽ gây nhiều hệ lụy ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của trẻ. Một số biến chứng phải kể đến như:
- Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
Bìu là nơi cung cấp nhiệt độ thích hợp nhất để tinh hoàn có thể sản xuất những tinh trùng khỏe mạnh. Khi tinh hoàn nằm tại một số vị trí khác ngoài bìu, nhiệt độ cao của cơ thể sẽ làm tinh hoàn kém phát triển, dẫn đến chất lượng và số lượng tinh trùng. Do đó, nếu tinh hoàn ẩn hai bên và vị trí nằm tại ống bẹn thì bệnh nhân có thể gặp tình trạng vô sinh – hiếm muộn.
- Xoắn tinh hoàn
Xoắn tinh hoàn là biến chứng nguy hiểm mà trẻ có thể gặp khi bị tinh hoàn ẩn. Do không được cố định tại bìu nên tinh hoàn bị treo lủng lẳng, các mạch máu nuôi dưỡng tinh hoàn bị xoắn lại, gây ra tình trạng tắc nghẽn. Xoắn tinh hoàn có triệu chứng điển hình là đau nhói, đau dữ dội vùng bẹn nơi tinh hoàn ẩn, một bên tinh hoàn cao hơn bên còn lại . Da bìu tím đỏ hoặc nhợt nhạt, mất nếp nhăn, đôi khi xuất hiện khối u bất thường trong bìu. Trẻ có biểu hiện quấy khóc, sốt nhẹ, tiểu tiện khó…
Xoắn tinh hoàn là tình trạng khẩn cấp cần được phẫu thuật tháo xoắn kịp thời. Bởi nếu không mổ cấp cứu trong vòng 6 giờ kể từ khi xuất hiện cơn đau, tinh hoàn và các mô xung quanh bị hoại tử, cần cắt bỏ tinh hoàn để đảm bảo an toàn cho bên còn lại. Vì thế, khi bé có các dấu hiệu bất thường trên, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đi khám để được bác sĩ hỗ trợ kịp thời.
- Ung thư tinh hoàn
Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng những trường hợp tinh hoàn chưa xuống bìu có nguy cơ bị ung thư cao hơn so với những nam giới có tinh hoàn nằm ổn trong bìu ở tuổi trưởng thành. Nguyên nhân là do tinh hoàn ẩn trong ổ bụng không được phẫu thuật sớm sẽ tiến triển âm thầm thành tế bào ác tính và dẫn đến ung thư tinh hoàn. Nếu không điều trị đúng cách, tính mạng của người bệnh sẽ bị đe dọa.
- Chấn thương tinh hoàn
Bìu là nơi nâng đỡ và bảo vệ tinh hoàn khỏi những tác động ngoại lực. Nếu không nằm trong bìu, tinh hoàn dễ bị tổn thương do va chạm vào vùng bẹn, khung chậu hoặc do áp lực từ xương mu.
- Thoát vị bẹn
Tinh hoàn nằm tại bẹn có thể tạo ra khe hở giữa vùng bụng và ống bẹn. Nếu khe hở lớn sẽ làm ruột bị đẩy xuống háng, dẫn đến thoát vị bẹn. Thoát vị bẹn không chỉ gây đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày mà còn đe dọa đến tính mạng người bệnh nếu có biến chứng nghẹt khối thoát vị gây hoại tử, nhiễm trùng.
Tinh hoàn ẩn có sinh con được không?
Tinh hoàn ẩn có sinh con được không, tinh hoàn ẩn có vô sinh không là thắc mắc của nhiều nam giới cũng như các bậc phụ huynh đang có con em gặp phải vấn đề này. Theo bác sĩ chuyên khoa tại phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội, tinh hoàn ẩn ở trẻ sơ sinh là bệnh lý thường gặp với tỷ lệ mắc bệnh khoảng 3-4%. Tuy nhiên, sau khoảng 3 tháng, tinh hoàn ẩn sẽ tự di chuyển xuống bìu và nằm ổn định tại đây.
Trong trường hợp này, tinh hoàn tự điều chỉnh vị trí và không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nên vẫn đảm bảo khả năng sinh sản trong tương lai. Nhưng nếu sau 6 tháng mà tinh hoàn vẫn không tự di chuyển xuống bìu, trẻ cần được thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt. Bởi tinh hoàn nằm tại một vị trí khác ngoài bìu trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản.
Giải đáp chi tiết hơn về vấn đề này, bác sĩ Đặng Tuấn Trình cho biết: Bìu là nơi nâng đỡ và cung cấp nhiệt độ cũng như các điều kiện phù hợp nhất để tinh hoàn thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất và nuôi dưỡng tinh trùng. Nếu tinh hoàn nằm tại một vị trí khác ngoài bìu, nhiệt độ cao tại các cơ quan này sẽ ảnh hưởng đến chức năng của tinh hoàn. Về lâu dài, chất lượng và số lượng tinh trùng bị giảm sút đáng kể, dẫn đến tỷ lệ thụ thai giảm và gia tăng nguy cơ vô sinh – hiếm muộn.
Một nghiên cứu được thực hiện bởi Anne Suskind và cộng sự (Mỹ) cho rằng những bé trai bị tinh hoàn ẩn thường có đường kính ống sinh tinh nhỏ hơn và mức độ xơ hóa tinh hoàn cao hơn. Ngoài ra, sự thay đổi về mô tinh hoàn có thể ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng và gia tăng nguy cơ vô sinh ở trẻ em nam.
Việc đánh giá tinh hoàn ẩn có sinh con được không cần dựa trên nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó, thời điểm điều trị bệnh là một trong những yếu tố quyết định khả năng có con trong tương lai. Cụ thể, điều trị bệnh càng muộn, khả năng có con khi trưởng thành càng thấp và ngược lại. Theo đó, thời điểm tốt nhất để điều trị tinh hoàn ẩn là khi trẻ 1 tuổi bởi sau 1 tuổi, tinh hoàn ẩn sẽ xuất hiện tế bào Leydig bất thường, gây giảm số lượng tế bào mầm và làm xơ hóa các ống sinh tinh. Thống kê cho thấy, những bé trai 5 tuổi không được điều trị tinh hoàn ẩn có nguy cơ bị vô sinh lên tới 75%.
Bên cạnh đó, khả năng có sinh sản còn tùy thuộc vào tình trạng tinh hoàn ẩn một bên hay cả hai bên tinh hoàn. Nếu tinh hoàn ẩn một bên và tinh hoàn bên còn lại phát triển bình thường thì số lượng tinh trùng vẫn đảm bảo để sinh sản. Nếu tinh hoàn ẩn hai bên và được phẫu thuật điều trị kịp thời thì chỉ 25% trường hợp có số lượng tinh trùng bình thường. Do đó, những bé trai bị tinh hoàn ẩn hai bên có nguy cơ vô sinh cao hơn những trẻ bị ẩn một bên tinh hoàn.
Điều quan trọng là cần phát hiện và điều trị sớm tình trạng tinh hoàn ẩn để bảo vệ khả năng sinh sản trong tương lai cũng như phòng tránh các biến chứng nguy hiểm khác.
Điều trị tinh hoàn ẩn bằng phương pháp nào?
Ngay khi phát hiện các triệu chứng tinh hoàn ẩn, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám và chẩn đoán. Dựa trên tình trạng ẩn tinh hoàn và sức khỏe của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Y học hiện đại điều trị tinh hoàn ẩn bằng hai phương pháp chính là mổ tinh hoàn ẩn và điều trị bằng liệu pháp nội tiết tố.
Liệu pháp nội tiết tố
Trẻ bị tinh hoàn ẩn có thể điều trị bằng hormone. Tùy thuộc vào thể trạng và tình trạng tinh hoàn ẩn ở trẻ, bác sĩ sẽ tiêm hormone gonadotropin với liều lượng phù hợp để tinh hoàn di chuyển đến bìu một cách tự nhiên. Tuy nhiên, phương pháp này có thể gây ra một số tác dụng phụ nên cần được bác sĩ và cha mẹ cân nhắc kỹ lưỡng.
Phẫu thuật tinh hoàn ẩn
Phẫu thuật nội soi được đánh giá là phương pháp điều trị tinh hoàn ẩn hiệu quả nhất hiện nay. Với ưu điểm an toàn, ít gây đau đớn, tính thẩm mỹ cao và thời gian hồi phục nhanh chóng, phương pháp mổ tinh hoàn ẩn được bác sĩ áp dụng rộng rãi trong điều trị bệnh.
Phẫu thuật tinh hoàn ẩn cần được thực hiện sớm. Thời điểm tốt nhất là khi trẻ được 6 – 12 tháng tuổi. Mổ tinh hoàn ẩn trong giai đoạn này mang lại hiệu quả tốt nhất, không những bảo toàn chức năng của tinh hoàn mà còn phòng tránh nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Quy trình mổ tinh hoàn ẩn diễn ra như sau:
- Trước khi phẫu thuật
Trẻ sẽ được gây mê toàn thân nên sẽ không cảm thấy đau đớn trong quá trình phẫu thuật. Với thắc mắc “Mổ tinh hoàn ẩn có đau không?”, câu trả lời là KHÔNG. Tuy nhiên, khi thuốc tê hết tác dụng, trẻ sẽ cảm thấy đau nhẹ.
- Quá trình phẫu thuật
Bác sĩ sẽ sẽ rạch một vết cắt nhỏ ở vùng bẹn và dùng dụng cụ chuyên dụng để đưa tinh hoàn về bìu. Quá trình này đòi hỏi ống bẹn cần được che kín lại để tránh tình trạng tinh hoàn di chuyển ngược trở lại. Kế tiếp, bác sĩ sẽ cố định tinh hoàn vào phần da bìu bằng chỉ tự tiêu để đảm bảo thẩm mỹ và ngăn ngừa biến chứng xoắn tinh hoàn. Trường hợp tinh hoàn teo nhỏ, không phát triển, bác sĩ sẽ cân nhắc phương án cắt bỏ tinh hoàn.
- Sau khi phẫu thuật
Trẻ sẽ được đưa vào phòng hồi sức để theo dõi sức khỏe cũng như làm xét nghiệm nồng độ hormone, siêu âm bìu để xác định tinh hoàn vẫn phát triển bình thường.
Mổ tinh hoàn ẩn có nguy hiểm không?
Mổ tinh hoàn ẩn có nguy hiểm không là vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều người, đặc biệt là các bậc cha mẹ. Theo bác sĩ chuyên khoa, phẫu thuật mổ tinh hoàn ẩn khá an toàn và hiệu quả. Nhưng cũng giống như các phẫu thuật khác, mổ tinh hoàn ẩn vẫn tiềm ẩn nguy cơ chảy máu, tụ máu, nhiễm trùng vết mổ sau phẫu thuật; thậm chí là teo tinh hoàn, tinh hoàn ẩn tái phát (tinh hoàn rút lại lên trên). Dù nguy cơ xảy ra biến chứng rất thấp nhưng cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Lựa chọn cơ sở y tế phẫu thuật mổ tinh hoàn ẩn uy tín, chất lượng để đảm bảo an toàn cho quá trình thực hiện.
- Cha mẹ cho trẻ uống nhiều nước
- Mặc quần áo, tã lót rộng rãi, chất liệu mềm mại, thoải mái
- Không để trẻ sử dụng đồ chơi ngồi trong vòng 2-5 tuần sau khi phẫu thuật
- Cho bé nghỉ ngơi và theo dõi sức khỏe tại nhà vài ngày trước khi quay lại nhà trẻ
- Đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế khi có dấu hiệu sốt cao trên 38 độ C, vị trí phẫu thuật sưng viêm, đỏ, chảy dịch hoặc mủ, trẻ quấy khóc nhiều do đau đớn, cảm giác đau không giảm dù đã uống thuốc giảm đau
Cha mẹ có con bị tinh hoàn ẩn không nên quá lo lắng, thay vào đó, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị tích cực theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Nếu bạn còn điều gì thắc mắc liên quan đến vấn đề này, hãy gọi ngay đến số điện thoại 0969 668 152 để được các chuyên gia hàng đầu tư vấn miễn phí.