Bà bầu có được ăn rau ngót không? Trong rau ngót có gì?
Có nhiều lời đồn về việc ăn rau ngót khi mang thai, cụ thể là ăn rau ngót dễ bị sảy thai. Điều này khiến nhiều phụ nữ mang thai kiêng dè với rau ngót trong suốt thai kỳ. Vậy thực tế, bà bầu có được ăn rau ngót không? Cùng giải đáp vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Mục lục:
Giá trị dinh dưỡng trong rau ngót
Rau ngót là loại rau được trồng nhiều ở khu vực Châu Á nhờ khí hậu nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Rau ngót được chế biến thành nhiều món ăn với hương vị thơm ngon, thanh mát. Trong rau ngót có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe con người.
Ngoài việc cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin (C, B1, B2, ..) và khoáng chất (Sắt, Canxi, Photpho…), rau ngót còn có chứa một lượng đạm đáng kể.
Theo nghiên cứu, dưỡng chất có trong 100g rau ngót gồm có:
- Đạm: 5,3g
- Tinh bột: 3,4g
- Canxi: 169 mg
- Sắt: 2,7mg
- Phốt pho: 64,5mg
- Carotin: 6mcg
- Vitamin C: 185mg
- Vitamin PP: 2,2g
- Vitamin B1: 100mcg
- Vitamin B2: 400mcg
Đặc biệt, thành phần dinh dưỡng protein trong rau có chứa nhiều loại acid amin quan trọng và cần thiết cho cơ thể như Lysin, Methionin, Tryptophane, Phenylalanin, Threonin, Valine, Leucine, Isoleucine….
Nhờ những dưỡng chất trên mà rau ngót đem lại nhiều lợi ích như thanh nhiệt cơ thể, ổn định huyết áp, giảm cân, điều trị tiểu đường, ngăn ngừa táo bón, hạn chế rối loạn chuyển hóa….
Bà bầu có được ăn rau ngót không?
Rau ngót có nhiều giá trị dinh dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể con người, gồm có thanh nhiệt cơ thể, ổn định huyết áp, giảm cân, điều trị tiểu đường, ngăn ngừa táo bón, hạn chế rối loạn chuyển hóa Canxi gây loãng xương… Tuy nhiên, cũng có khá nhiều bà bầu e ngại với món ăn làm từ rau ngót vì nhiều lời đồn thổi cho rằng phụ nữ mang thai ăn rau ngót dễ bị sảy thai, băng huyết. Thậm chí ở một số quốc gia bác sĩ khuyến cáo phụ nữ mang thai 3 tháng đầu không nên ăn rau ngót để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh.
Thực tế, đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào chứng minh ăn rau ngót trong giai đoạn mang thai có ảnh hưởng tới sự phát triển thai nhi. Tuy nhiên, trong rau ngót có chứa một lượng nhỏ Papaverin. Papaverin là một chất được khuyến cáo không được sử dụng cho phụ nữ có thai bởi nó gây co thắt cơ trơn tử cung, dẫn tới có thể xảy ra tình trạng sinh non.
Vậy bà bầu có được ăn rau ngót không? Đáp án là có thể. Nhưng bà bầu chỉ nên ăn với lượng vừa phải, không nên vượt quá 30g/ngày. Với những bà bầu mang thai 3 tháng đầu hoặc kể từ khi có dấu hiệu mang thai thì được khuyên nên hạn chế ăn rau ngót. Nguyên do là bởi đây là giai đoạn nhạy cảm, cơ thể người mẹ có nhiều biến đổi, hàm lượng chất xơ trong rau ngót có thể khiến mẹ bầu bị đầy bụng, khó tiêu.
Nói chung đối với những trường hợp đang mang thai 3 tháng đầu thường được khuyến cáo không nên ăn rau ngót để phòng tránh những nguy cơ, rủi ro có thể xảy ra. Phụ nữ mang thai trên 3 tháng cũng nên hạn chế ăn rau ngót quá nhiều, nên thay đổi bữa ăn hằng ngày đa dạng và đủ dinh dưỡng.
Tác hại khi bà bầu ăn quá nhiều rau ngót
Bà bầu ăn quá nhiều rau ngót có thể gặp phải những vấn đề dưới đây:
- Nguy cơ sảy thai: Mặc dù lượng Papaverin trong rau ngót chiếm một phần nhỏ nhưng nếu ăn nhiều hàm lượng chất này cũng tăng lên, có thể gây có thắt tử cung và hậu quả là sảy thai đối với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu và sinh non với bà bầu 3 tháng cuối.
- Cản trở sự hấp thu Canxi và Photpho: Thông qua quá trình trao đổi chất từ rau ngót sẽ sản sinh ra Glucocorticoid – chất có khả năng làm giảm hấp thu muối khoáng Canxi và Photpho từ các thực phẩm khác. Về lâu dài, mẹ bầu có thể thiếu hụt hai dưỡng chất này.
- Mất ngủ: Bà bầu ăn quá nhiều rau ngót cũng có thể gặp phải tình trạng mất ngủ. Thời gian dài điều này gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và chất lượng thai kỳ
- Đầy bụng, khó tiêu: Rau ngót là loại thực phẩm chứa hàm lượng chất xơ dồi dào. Trong giai đoạn thai kỳ, phụ có nhiều sự thay đổi về mặt sinh lý và giải phẫu. Việc ăn quá nhiều rau ngót có thể dẫn đến đầy bụng, khó tiêu.
Một số lưu ý khi ăn rau ngót trong thời kỳ mang thai
Xét về mặt dinh dưỡng, rau ngót là thực phẩm tốt cho sức khỏe. Bà bầu có thể ăn rau ngót nhưng nên ăn với số lượng vừa đủ. Ngoài ra, khi ăn, bà bầu cũng nên chú ý đến những điều dưới đây để đảm bảo thai kỳ an toàn:
- Với những bà bầu từng có tiền sử sinh non, sảy thai hoặc đang dùng biện pháp hỗ trợ có con, chẳng hạn như thụ tinh trong ống nghiệm thì nên hạn chế ăn rau ngót. Điều này giúp giảm những nguy cơ xấu có thể xảy ra với mẹ và bé.
- Bà bầu nên tránh sử ăn rau ngót tươi. Thay vào đó, nên chế biến kỹ bằng cách nấu canh, luộc chín, xào…
- Khi mua rau ngót, nên chọn mua rau ngót tươi, sạch, không phun thuốc sâu để tránh tình trạng ngộ độc
Những thông tin chúng tôi chia sẻ trên đây giúp bạn giải đáp bà bầu có được ăn rau ngót không. Phụ nữ mang thai có thể ăn rau ngót nhưng nên ăn với lượng vừa phải. Trường hợp phụ nữ mang thai 3 tháng đầu hoặc có tiền sử sảy thai hoặc đang dùng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm nên hạn chế ăn rau ngót. Bên cạnh đó, khi ăn rau ngót, bà bầu cần chọn những loại rau tươi, ngon, sạch và chế biến kỹ.