BỆNH SÙI MÀO GÀ Ở NAM: Nhận biết và cách điều trị mới nhất
Bệnh sùi mào gà là căn bệnh phổ biến ở nam giới, nhất là nam giới trong độ tuổi sinh sản. Đây là căn bệnh gây nhiều hệ lụy đến sức khỏe, cũng như để lại nhiều biến chứng nguy hại nếu không được điều trị kịp thời. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về bệnh sùi mào gà ở nam, triệu chứng nhận biết, hình ảnh cụ thể và cả phương pháp điều trị.
Mục lục:
Bệnh sùi mào gà ở nam là gì?
Sùi mào gà là căn bệnh lây truyền chủ yếu qua đường tình dục. Do bệnh có đặc trưng là các cụm mụn sùi tập trung lại với nhau thành hình dạng mào gà hoặc hoa mồng gà nên còn được gọi là bệnh sùi mào gà hoặc bệnh mồng gà. Tác nhân chính của bệnh là virus gây u nhú ở người HPV (Human Papilloma Virus) và thường lây truyền qua đường tình dục không an toàn, ví dụ như quan hệ bừa bãi với nhiều người, quan hệ không có biện pháp bảo vệ, thác loạn… Ngoài quan hệ tình dục không an toàn thì sùi mào gà còn có thể lây qua các đường sau:
- Vết thương hở tiếp xúc trực tiếp với dịch mủ của bệnh.
- Sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh (chậu, khăn mặt, cốc nước, đồ lót…)
- Sử dụng chung bơm kim tiêm với người bệnh.
- Lan truyền bẩm sinh từ mẹ sang con trong thời kỳ mang thai.
Bệnh sùi mào gà ở nam phổ biến như thế nào?
Theo thống kê, tại Mỹ có khoảng 1,3 triệu bệnh nhân mới mỗi năm, tại Bắc Âu có khoảng 10,6% nữ giới trong độ tuổi sinh sản mắc bệnh. Tại Việt Nam, con số này vẫn là khó xác định do nhiều người khi mắc bệnh thường “dấu bệnh” và không đăng ký chính thức. Tuy nhiên, có thể ước tính được khoảng 500.000 – 2 triệu người trong độ tuổi sinh sản mắc bệnh. Trong số đó nam giới chiếm khoảng 40%, tương đương với 200.000 – 800.000 nam giới hiện đang mắc bệnh sùi mào gà.
Nguy hiểm hơn, sùi mào gà rất dễ tái phát nếu được điều trị không đúng cách. Việc tái đi tái lại bệnh có thể khiến bệnh tiến triển thành mãn tính, khó điều trị hơn và gây ra các biến chứng nguy hiểm hơn đối với sức khỏe của người bệnh.
Triệu chứng nhận biết bệnh sùi mào gà
Tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người mà thời gian phát bệnh sẽ không giống nhau. Có người phát bệnh chỉ sau vài tuần, vài tháng, thậm chí là vài năm sau khi tiếp xúc với mầm bệnh (do đó, các chuyên gia khuyến khích nam giới nên thăm khám định kỳ 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện các mầm bệnh được ủ bên trong cơ thể, từ đó điều trị bệnh từ sớm).
Thông thường, thời gian phát bệnh trung bình là khoảng 3 tháng ủ bệnh, khi này người bệnh sẽ mọc các mụn thịt liti, có kích thước chỉ vài milimet, màu hồng như thịt và không gây đau. Sau đó, chúng sẽ phát triển cả về số lượng và kích thước, tập hợp thành từng chùm có hình dáng mào gà hoặc súp lơ. Nếu người bệnh dùng tay chạm vào sẽ thấy chúng mềm và ẩm ướt. Khi bị tác động mạnh, những chùm sùi này sẽ vỡ ra, gây đau đớn và chảy dịch hôi thối.
Các mụn liti của bệnh thường tập trung ở cơ quan sinh lục của nam giới, do đây là cơ quan trực tiếp tiếp xúc với âm đạo của người bệnh khi cả hai quan hệ tình dục. Ngoài ra, các nốt sùi cũng có thể mọc ở các bộ phận khác, phổ biến nhất là miệng, lưỡi, môi, cổ họng khi nam giới hôn người bệnh, cá biệt còn có thể xuất hiện ở mắt.
Hình ảnh sùi mào gà ở nam giới
Do các mụn liti ban đầu của bệnh thường dễ bị nhầm lẫn với mụn vùng kín, nhiệt miệng… nên hình ảnh sùi mào gà ở nam giới là vấn đề được nhiều người quan tâm. Xem và đối chiếu hình ảnh bệnh có thể giúp nam giới dễ dàng phân biệt được bản thân có nguy cơ mắc bệnh hay không, từ đó kịp thời điều trị.
Dưới đây là hình ảnh về các nốt sùi của bệnh trên cơ thể:
Hình ảnh bệnh sùi mào gà ở nam giới – bộ phận sinh dục
Sùi mào gà ở bộ phận sinh dục là tình trạng phổ biến nhất, bao gồm các mụn thịt nhỏ liti, có màu hồng nhạt hoặc hồng thịt. Ở giai đoạn cuối thì sẽ hình thành các cụm có hình mào gà hoặc súp lơ.
Hình ảnh sùi mào gà ở dương vật
Hình ảnh bệnh sùi mào gà – Miệng và lưỡi.
Bệnh sùi mào gà ở miệng và lưỡi có đặc trưng là các mảng màu trắng hoặc đỏ bên trong khoang miệng, đồng thời, mụn sùi mào gà cũng bắt đầu xuất hiện nhưng rất khó bị phát hiện.
Hình ảnh bệnh sùi mào gà ở môi
Sùi mào gà ở môi thường bị nhầm với bệnh nhiệt miệng, do vị trí của 2 bệnh này khá tương đồng, thường xuất hiện ở môi và khiến người bệnh có cảm giác đau rát. Tuy nhiên, sùi mào gà ở môi thường có lẫn các mụn và không thể tự khỏi như bệnh nhiệt miệng. Do đó, nếu các vết loét, mụn trên môi của bạn sau 1 – 2 tuần không tự khỏi mà lan rộng thì đấy là triệu chứng của sùi mào gà.
Hình ảnh sùi mào gà ở nam – sùi mào gà ở mắt
Đây là trường hợp hiếm gặp tuy nhiên lại rất dễ nhận biết. Ở giai đoạn đầu, ở mắt của người bệnh sẽ xuất hiện các nốt sùi nhỏ, tương tự như các nốt sùi mào gà ở bộ phận sinh dục. Nếu không thăm khám kịp thời, chúng sẽ phát triển và liên kết với nhau tạo thành từng khối, khiến người bệnh cảm thấy bứt rứt, khó chịu ở phần mắt.
Sùi mào gà nếu không được điều trị từ sớm ảnh hưởng như thế nào?
Sùi mào gà là bệnh lý không gây nguy hại nhiều đối với sức khỏe của nam giới nếu được điều trị từ sớm. Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh kéo dài, hoặc tái đi tái lại (do điều trị không phù hợp) có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là đe dọa đến tính mạng của người bệnh với các biến chứng như: tắc nghẽn ống dẫn tinh, tắc ống niệu đạo, vô sinh, ung thư dương vật, ung thư hậu môn…
Xét nghiệm sùi mào gà ở nam
Sùi mào gà ở nam có thể được chẩn đoán chính xác bằng cách khám lâm sàng, tuy nhiên chỉ có thể được áp dụng đối với tình trạng bệnh đã tiến triển, hình thành nhóm u lớn. Do đó, đối với bệnh chỉ ở tình trạng nhẹ, chưa rõ ràng hoặc cần tìm thêm thông tin để vạch ra phác đồ điều trị phù hợp, bác sĩ thường dựa vào các xét nghiệm để chẩn đoán chính xác hơn.Các xét nghiệm có thể được tiến hành đối với bệnh sùi mào gà ở nam là:
- Xét nghiệm máu tìm virus HPV
- Lấy dịch niệu đạo của nam giới để thực hiện PCR (giúp tìm xem liệu người bệnh có bị sùi mào gà hay không, nếu có thì là dạng nào)
- Lấy dịch từ bộ phận sinh dục để kiểm tra bệnh lậu/chlamydia
- Lấy máu xét nghiệm giang mai/HIV (virus gây ra bệnh AIDS).
Điều trị sùi mào gà như thế nào?
Sau khi chẩn đoán chính xác bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị bệnh phù hợp. Các phương pháp có thể được chỉ định hoặc kết hợp cùng nhau trong phác đồ điều trị bệnh sùi mào gà ở nam là:
- Phương pháp nội khoa: là phương pháp sử dụng thuốc trong điều trị sùi mào gà, tuy nhiên chỉ hiệu quả với bệnh ở giai đoạn đầu và cũng có nguy cơ bệnh tái phát lại sau điều trị.
- Phương pháp ngoại khoa: các phương pháp như laser, dao mổ điện… được dùng để loại bỏ lớp sùi khỏi bề mặt. Tuy có hiệu quả cao nhưng sử dụng biện pháp này có thể để lại sẹo xấu, đồng thời không phòng ngừa bệnh tái phát.
- Phương pháp ALA-PDT: là phương pháp hiện đại, được sử dụng nhiều ở các nước phát triển.Phương pháp này có ưu điểm là không dùng dao kéo, không để lại sẹo xấu và cải thiện hệ miễn dịch, phòng ngừa bệnh tái phát.
=> Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm về phương pháp điều trị ALA – PDT, giúp điều trị triệt để các nốt sùi, tỷ lệ tái phát gần bằng 0 Tại đây!
Trên đây là bài viết tổng quan về bệnh sùi mào gà ở nam, hình ảnh về bệnh cũng như các phương pháp điều trị bệnh. Hy vọng những kiến thức trong bài viết này sẽ giúp ích cho nam giới kịp thời phát hiện bệnh và điều trị từ sớm.