[Bác sĩ tư vấn] Bệnh sùi mào gà có tự khỏi được không?

Ngày đăng: 2020-06-09
Bình chọn post

Là căn bệnh hoa liễu nguy hiểm nên người mắc bệnh sùi mào gà vô cùng hoang mang, lo lắng. Những băn khoăn phổ biến của người bệnh là: sùi mào gà tự khỏi không, bệnh sùi mào gà có tự hết không? Bị sùi mào gà có chữa được không? Cách chữa sùi mào gà như thế nào? Nếu bạn cũng đang rơi vào tình cảnh này thì những nội dung dưới đây chắc chắn sẽ hữu ích cho bạn. Hãy cùng theo dõi!

Ở giai đoạn đầu, mụn sùi mào gà chưa mọc nhiều nên người bệnh nghĩ rằng sùi mào gà có thể tự khỏi. Tuy nhiên điều này có chính xác không? Nên làm gì khi bị sùi mào gà? Nếu không chữa sùi mào gà, người bệnh có gặp nguy hiểm gì không? Những thông tin này sẽ được chúng tôi giải đáp ngay sau đây.

Bệnh sùi mào gà như thế nào?

hình ảnh bệnh sùi mào gà

Sùi mào gà là như thế nào? Đây là một bệnh thuộc da liễu mà có tỷ lệ nhiễm cao. Nhiều cuộc hôn nhân bị đổ vỡ vì vợ chòng nghi ngờ lẫn nhau khi mắc bệnh. Thực sự bệnh sùi mào gà như thế nào?

Thực tế thì sùi mào gà là căn bệnh lây nhiễm qua quan hệ tình dục bởi loại siêu vi trùng Humanpapilloma virus (HPV) gây ra. Nó đặc trưng bởi các u nhú hay nốt sùi giống như bông cải xanh hoặc giống hình ảnh sần sùi của mào con gà. Hiện nay, các nhà khoa học phát hiện có hơn 100 chủng HPV khác nhau nhưng chỉ có gần 30 chủnglà gây nhiễm bệnh cho con người.

Sùi mào gà còn có tên gọi khác là bệnh mồng gà, bệnh condyloma, bệnh mụn cóc sinh dục, u nhú sinh dục, bệnh hoa liễu…

Cách phát hiện mình bị sùi mào gà cũng không hề đơn giản. Sau khi tiếp xúc với mầm bệnh, người nhiễm HPV có thể có một khoảng thời gian ủ bệnh. Khoảng thời gian này có thể kéo dài 1-2 tuần hoặc thậm chí là vài tháng. Sau thời kỳ ủ bệnh, sùi mào gà bắt đầu xuất hiện những triệu chứng khác nhau ở vùng niêm mạc, bán niêm mạc ở miệng, hậu môn, sinh dục.

Trường hợp phát thành bệnh, biểu lộ của bệnh  là những nốt sùi có hình ảnh giống mồng sần sùi trên đầu con gà hoặc bông cải. Các nốt đó có thể rất nhỏ khoảng bằng hạt mè nhưng cũng có khi to hơn nhiều nếu để lâu không điều trị.

Một số ít người bệnh có triệu chứng ngứa, phần lớn các trường hợp còn lại, không có triệu chứng gì cả.Cho nên số đông trường hợp bệnh được phát hiện nhờ bệnh nhân vô tình sờ phải hoặc nhìn thấy các nốt sùi bất thường tại bộ sinh sục, vùng hậu môn hoặc niêm mạc miệng.

Có một số bệnh  khác ở bộ phận sinh dục cũng có biểu hiện  giống bệnh mồng gà như, tuyến nhờn dưới niêm mạc, u mềm lây, ung thư da , sẩn giang mai hoặc cấu trúc bình thường như gai sinh dục…Vì thế, để biết chính xác, bạn cần đến bác sĩ chuyên khoa để xác định bệnh.

Bệnh sùi mào là bệnh mà có thể bạn mắc bệnh nhưng bạn tình không bị bệnh. Lý do có thể do chính bạn tình của bạn đang mang mầm bệnh mà chưa có triệu chứng. Hoặc người bạn tình đó đang trong thời kỳ ủ bệnh, nên chưa có thể phát hiện ra mắc bệnh. Hoặc bạn tình mắc bệnh nhưng do sức đề kháng tốt nên mầm bệnh không thể phát tác ra bên ngoài. Hoặc điều kiện chăm sóc vệ sinh ở mỗi người khác nhau nên những nguy cơ phát bệnh cũng khác nhau.

Bệnh sùi mào gà như thế nào? Đây là căn bệnh phát triển chủ yếu ở niêm mạc da của con người thông qua các con đường chính như: đường quan hệ tình dục;  đường vật dụng trung gian; đường từ mẹ sang con hoặc đường tiếp xúc trực tiếp… Vì thế, tất cả các đối tượng bao gồm cả trẻ nhỏ lẫn người già đều có thể trở thành nạn nhân của bệnh.

Khi không được chữa trị hoặc chữa trị không triệt để. Bệnh sẽ biến chứng gây viêm nhiễm, tổn thương trên da. Tạo cơ hội cho nhiều chủng virus, vi khuẩn có hại khác xâm lấn và gây bệnh.

Riêng với những người mắc sùi mào gà thuộc tuýp 16, 18 bệnh nhân còn có thể phải đối mặt với sự tăng sinh của các tế bào ung thư ác tính ở cổ tử cung; trực tràng; dương vật; họng… Hậu quả nặng nề nhất ở trường hợp này là tử vong.

Bệnh sùi mào gà có tự khỏi không? – bác sĩ tư vấn

Sùi mào gà có tự khỏi không

Bệnh sùi mào gà có tự khỏi được không? Các chuyên gia  cho biết: Bản chất của sùi mào gà là do virus HPV gây nên. Bệnh không không được điều trị sẽ không tự khỏi. Chính vì thế, ngay khi bản thân có các dấu hiệu của bệnh. Chúng ta cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sĩ tiến hành thăm khám cũng như tư vấn cách điều trị sùi mào gà phù hợp và hiệu quả.

Sùi mào gà có tự hết không? Các bác sĩ chuyên khoa cũng cho biết. Sùi mào gà khi không được điều trị hoặc điều trị dở chừng thì sẽ không tự khỏi được. Ngay cả trong những trường hợp bệnh còn nhẹ, nếu người bệnh chủ quan không chữa trị thì bệnh cũng sẽ tiến triển trầm trọng hơn cụ thể như:

  • Các nốt sùi không xâm nhập vào máu mà ở đáy biểu bì rồi xâm nhập và tế bào bên trong da làm tế bào bị phân chia, gây tổn thương trên bề mặt da.
  • Nốt sùi lớn gây vướng víu, khi bị sang chấn sùi mào gà có thể bị trầy xước và chảy máu.
  • Xuất hiện hiện tượng bội nhiễm, các hạch bạch huyết vùng bẹn sưng to, sùi mào gà chứa nhiều dịch mủ hôi hám.
  • Nốt sùi kể cả sau điều trị cũng chỉ là tạm thời và có thể tái phát nếu như không có những biện pháp ngăn ngừa hiệu quả. Nếu không điều trị sùi mào gà trở thành bệnh mãn tính và nó làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung, âm đạo, dương vật…
  • Gây khó khăn cho quan hệ tình dục, ảnh hưởng đến đời sống hôn nhân, quan hệ vợ chồng.

Sùi mào gà không thể tự khỏi, đó là khẳng định từ bác sĩ chuyên khoa. Hiểu một cách đơn giản nhất, đến các bệnh cảm cúm thông thường, nếu như không chữa thì bệnh không thể khỏi, có thể kéo dài dai dẳng. Riêng với bệnh sùi mào gà cũng vậy, nếu như không chữa thì không thể nào tự khỏi được.

Đó là chưa nói đến việc y học hiện đại cho đến nay vẫn chưa tìm ra loại thuốc đặc trị có thể tiêu diệt loại virus này. Do đó, ngay cả khi bạn được chữa trị, nếu như không đúng phác đồ, không khoa học thì bệnh cũng khó lòng khỏi được. Những bệnh nhân mắc sùi mà gà vẫn phải chung sống với mầm bệnh cả cuộc đời vì chưa có thuốc đặc trị virus HPV.

Tuy vậy các phương pháp điều trị sùi mào gà hiện nay bằng nội, ngoại khoa đều phần nào giúp loại bỏ những tổn thương trên da, mục đích đều là ngăn chặn tổn thương lan rộng, loại bỏ các triệu chứng. Chính bởi vậy người bệnh khi có dấu hiệu bị sùi mào gà tốt nhất là nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa da liễu hoặc bệnh xã hội để điều trị.

Nếu tự ý điều trị hay chủ quan mặc cho bệnh tự khỏi thì sùi mào gà chỉ càng thêm nặng nề, các tổn thương khó lành lại được.

Nên làm gì khi mắc sùi mào gà?

Sùi mào gà có tự khỏi không? Không nên trông chờ sùi mào gà có thể tự khỏi mà nên đi thăm khám chuyên khoa da liễu càng sớm càng tốt ngay khi có các dấu hiệu nghi ngờ. Bác sĩ sẽ xác định bệnh, loại trừ các sang thương da thường gặp khác và lập kế hoạch điều trị trước khi tổn thương lan rộng.

Từ đó, nếu tích cực tuân thủ phác đồ, theo dõi và vận động bạn tình cùng tham gia điều trị, người bệnh sùi mào gà có thể hy vọng ngăn ngừa bệnh diễn tiến đến các biến chứng nguy hiểm cũng như tránh lây lan cho người khác.

bị sùi mào gà nên làm gì

Theo lời khuyên từ các chuyên gia, nên làm gì khi bị sùi mào gà? bạn nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa tại cơ sở y tế ngay nếu như đang gặp các dấu hiệu như:

  • Có quan hệ tình dục với người bị bệnh sùi mào gà hoặc đối tượng có nguy cơ cao bị sùi mào gà như trai bao, gái mại dâm,…
  • Sử dụng chung đồ lót, khăn tắm, tắm chung bồn tắm, chỉ nha khoa,dao cạo râu,…với người bị sùi mào gà, nghi ngờ sùi mào gà
  • Thấy có triệu chứng của bệnh sùi mào gà: xuất hiện các nốt sùi mào gà nổi lên như dạng chiếc mào gà hoặc như hoa súp lơ.

Trong các trường hợp bị nhiễm bệnh hoặc nghi ngờ mình bị nhiễm bệnh sùi mào gà. Bạn nên tới các cơ sở t tế có chuyên khoa về bệnh xã hội để thăm khám. Khi mắc bệnh thì cần thiết phải điều trị sùi mào gà ngay theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Hiện nay chưa có biện pháp để tiêu diệt virus HPV. Các bác sĩ có thể loại bỏ các tổn thương đường sinh sản để quan sát bằng mắt thường và mụn sinh dục gây nên bởi HPV, nhưng họ không thể tiêu diệt được virus.

Không giống như các bệnh lây truyền qua đường tình dục có căn nguyên vi khuẩn như lậu, Chlamydia hay giang mai, không có thuốc kháng sinh để chữa HPV. Chúng ta có thể tăng cường hệ thống miễn dịch để có thể hạn chế các thương tổn và một số loại tiền ung thư ở hậu môn, âm đạo.

Hệ thống miễn dịch sẽ dần dần phát huy khả năng tự bảo vệ chống lại virus, phòng ngừa HPV chủ yếu là từ tế bào, các vết thương tổn lây nhiễm từ mẹ sang con hoặc lây cho bạn tình. Phần lớn những người đã nhiễm HPV sẽ bị nhiễm suốt đời, nhưng hệ thống miễn dịch sẽ bảo vệ họ khỏi sự tái phát.

Thậm chí sau nhiều năm điều trị thành công, mụn cóc hoặc tiền ung thư, ung thư vẫn có thể xuất hiện trở lại bởi sự suy yếu đáp ứng miễn dịch xảy ra trong khi mang thai, trong điều trị ung thư, cấy ghép hoặc trường hợp AIDS, nhiễm HIV (suy giảm miễn dịch) hoặc khi về già ( quá trình lão hóa miễn dịch).

Cách chữa sùi mào gà nào hiệu quả

Có nhiều cách khác nhau chữa sùi mào gà, do đó, nhiều người băn khoăn cách chữa sùi mào gà nào hiệu quả nhất. Thực tế, không có cách chữa sùi mào gà hiệu quả nhất. Hiệu quả của các phương pháp chữa sùi mào gà như thế nào cần phải xem tình trạng bệnh, đáp ứng của cơ thể như thế nào? Do đó, sùi mào gà tự khỏi không? Nó không tự khỏi mà cần qua các bước thăm khám, đánh giá chữa trị của y khoa.

Các cách chữa sùi mào gà hiệu quả hiện nay đang được tin dùng trong đó phải kể đến các cách như:

1. Chữa sùi mào gà bằng dân gian

Trong dân gian, có nhiều cách chữa sùi mào gà được chúng ta truyền tai nhau. Bởi sùi mào gà là căn bệnh khá nhạy cảm, nên việc thăm khám, chữa trị bệnh cũng chịu áp lực rất nhiều từ tâm lý. Nhiều người ngại khi đến gặp bác sĩ tại phòng khám, bệnh viện. Thay vào đó họ tìm các cách chữa sùi mào gà bằng dân gian, có thể chữa sùi mào gà tại nhà. Một số bài thuốc dân gian chữa sùi mào gà tại nhà được nhiều người sử dụng như:

Chữa sùi mào gà bằng nghệ

Dùng nghệ để chữa sùi mào gà là một bài thuốc dân gian phổ biến được không ít người sử dụng. Trong nghệ có chứa chất curcumin có thể hỗ trợ làm nốt sùi teo lại và rụng xuống.

Các bạn có thể áp dụng phương pháp này bằng cách sử dụng tinh bột nghệ trộn với dung dịch dầu olive rồi bôi lên nốt sùi mào gà. Tuy nhiên cần lưu ý chỉ nên sử dụng nghệ ở các vị trí ngoài da, không bôi nghệ vào vùng kín hay các bộ phận ở sâu bên trong.

chữa sùi mào gà bằng nghệ

Chữa sùi mào gà bằng lá trầu không tại nhà

Lá trầu không có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn rất tốt, bởi vậy nó cũng là một bài thuốc dân gian chữa sùi mào gà được áp dụng rộng rãi.

Bạn hãy dùng khoảng 20 lá trầu không, rửa sạch với nước muối loãng rồi giã nát. Dùng nước lá bôi lên vùng da bị tổn thương khoảng 4–5 lần/ngày. Hoặc bạn cũng có thể nấu nước trầu không để tắm.

Điều trị sùi mào gà tại nhà bằng lá tía tô

Tía tô là loại lá có vị cay, ấm, thường được sử dụng để trị chứng cảm lạnh, đau bụng hoặc nôn mửa. Bên cạnh đó, loại lá này cũng có tác dụng tốt trong việc điều trị mụn cóc hay sùi mào gà.

Các bạn hãy giã nát một phần lá tía tô sau khi đã rửa sạch, trộn thêm một ít muối rồi đắp lên vùng có nốt sùi mào gà. Bạn có thể sử dụng khăn để quấn hỗn hợp lại giúp cho các chất có trong lá ngấm vào nốt sùi.

Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, các bài thuốc dân gian trên đây chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị đối với các trường hợp bị sùi mào gà nhẹ. Với những trường hợp nặng, các bạn không nên áp dụng những cách này vì nó có thể khiến cho tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. Hãy tìm kiếm lời khuyên từ bác sĩ trước khi điều trị bằng bất cứ biện pháp nào.

2. Đông y điều trị bệnh sùi mào gà

Đông y được biết đến là phương pháp chữa bệnh cổ truyền, có thời gian phát triển lên đến hàng nghìn năm. Phương pháp này chủ yếu sử dụng các vị thuốc có tác dụng giải nhiệt, tiêu độc, giảm viêm, chống sưng…Một số bài thuốc Đông y chữa sùi mào gà như:

tư vấn sức khỏe

Dùng thuốc uống trong để chữa sùi mào gà:

  • Bài 1: tỳ giải 15g, thương truật 15g, hoàng bá 15g, đại thanh diệp 20g, ý dĩ 20g, thổ phục linh 30g, đan bì 12g, tử thảo 15g, thông thảo 10g, mã xỉ hiện (rau sam) 15g, sắc uống mỗi ngày 1 thang. Nếu nhiệt thịnh biểu hiện bằng triệu chứng tại chố sưng nóng, đỏ đau, đại tiện táo kết gia thêm đại hoàng 9g, sinh thạch cao 15g, kim ngân hoa 15g, tri mẫu 9g ; nếu tái phát gia thêm hoàng kỳ 20g, bạch truật 15g.
  • Bài 2: dã cúc hoa 30g, thổ phục linh 30g, kim ngân hoa 10g, cam thảo 10g, bản lam căn 10g, sơn đậu căn 10g, xạ can 10g, liên kiều 10g, hoàng cầm 10g, chi tử 10g, hoàng bá 10g, thương truật 10g, sơn từ cô 5g, sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Dùng thuốc bên ngoài để chữa sùi mào gà

  • Bài 1: bản lam căn 30g, dã cúc hoa 30g, mộc tặc 20g, khô phàn 20g, nga truật 15g, địa phu tử 20g, mỗi ngày 1 thang sắc lấy nước ngâm rửa tại chỗ.
  • Bài 2: mã xỉ hiện 60g, đại thanh diệp 30g, minh phàn 21g, sắc lấy nước ngâm rửa tại chỗ, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 15 phút, sau đó dùng lục nhất tán 30g, phèn phi 9g trộn đều rắc vào tổn thương.
  • Bài 3: hoàng kỳ, hoàng bá, khổ sâm, ý dĩ lượng bằng nhau, sấy khô, tán bột, mỗi lần dùng 1g rắc lên tổn thương rồi dùng băng bó kín lại, 10 lần là 1 liệu trình, thường dùng 2 liệu trình là có kết quả.
  • Bài 4: mã xỉ hiện 45g, bản lam căn 30g, sơn đậu căn 30g, khổ sâm 30g, hoàng bá 20g, mộc tặc thảo 15g, bạch chỉ 10g, đào nhân 10g, lộ phong phòng 10g, cam thảo sống 10g, tế tân 10g, sắc đặc lấy nước thấm vào gạc đắp lên tổn thương mỗi ngày 1 lần, mỗi lần 15 phút, 5 lần là 1 liệu trình.
  • Bài 5: khổ sâm 50g, đậu căn 20g, đào nhân 15g, đan bì 12g, tam lăng 30g, nga truật 30g, mộc tặc 20g, sắc lấy nước ngâm rửa tổn thương mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 8 phút, 14 ngày là 1 liệu trình.
  • Bài 6: khổ sâm 50g, sà sàng tử 50g, bách bộ 50g, mộc tặc thảo 50g, bản lam căn 50g, thổ phục linh 50g, đào nhân 30g, minh phàn 30g, xuyên tiêu 30g, sắc lấy nước ngâm rửa tổn thương mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 30 phút.
  • Bài 7: mã xỉ hiện 60g, linh từ thạch 20g, bạch liễm 20g, mộc tặc thảo 30g, sinh mẫu lệ 30g, khổ sâm 30g, bạch hoa xà thiệt thảo 30g, hồng hoa 10g, sắc lấy nước ngâm rửa tổn thương, mỗi ngày 1 lần, mỗi lần 20 phút, 20 ngày là 1 liệu trình.

Thông thường, người xưa hay phối hợp 1 bài thuốc uống trong với 1 bài thuốc dùng ngoài để trị sùi mào gà. Không ít người khi bị mắc chứng bệnh sùi mào gà thường e ngại tác dụng phụ của thuốc tây y nên lựa chọn dùng thuốc Đông y để chữa bệnh. Những bài thuốc này chủ yếu dùng để trị những tình trạng nhẹ, hoặc hỗ trợ điều trị tình trạng nặng hoặc dùng để dự phòng tái phát sau các cách chữa sùi mào gà bằng phương pháp hiện đại.

Chứ không thể dùng đơn độc để chữa sùi mào gà hiệu quả được  Bởi vậy, việc điều trị sùi mào gà bằng Đông y là điều rất khó khăn cần phải dùng đúng cách.

3. Chữa sùi mào gà bằng thuốc tây

Bên cạnh các bài thuốc dân gian, thuốc Đông y chữa sùi mào gà hiệu quả thì cũng có các loại thuốc tây y dùng để chữa sùi mào gà được nhiều bác sĩ chỉ định. Trong đó chủ yếu là các loại kháng sinh bổ trợ, thuốc chấm tại chỗ. Phải kể đến một số loại thuốc như:

Thuốc Trichloactic acid –thuốc chấm tại chỗ trị sùi mào gà

Trichloactic acid là thuốc điều trị bệnh sùi mào gà được bệnh viện Da liễu thành phố Hồ Chí Minh pha chế với tên biệt dược là AT. Thuốc dùng ở nồng độ 50% và chỉ được sử dụng khi có đơn kê của bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh tuyệt đối không tự ý mua và dùng thuốc khi chưa có sự đồng ý của chuyên gia da liễu, bởi thuốc có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Về cách sử dụng thuốc Trichloactic acid, người bệnh sử dụng một chiếc que nhỏ hoặc cây tăm bông chấm vào thuốc rồi chấm lên nốt sùi mào gà cho đến khi sùi mào gà trắng ra. Mỗi ngày chỉ nên chấm một lần thuốc.

Một số lưu ý khi dùng thuốc Trichloactic acid trị sùi mào gà:

  • Không tự ý mua và dùng theo lời mách của người đã từng sử dụng
  • Không chấm thuốc vào các vị trí như cổ tử cung, trong hậu môn hoặc trong lỗ niệu đạo
  • Phụ nữ mang thai dùng thuốc cần thận trọng và buộc phải có sự chỉ định của bác sĩ
  • Chỉ chấm vào vị trí có tổn thường, tránh bôi sang các vị trí không có mụn sùi vì nó có thể gây loét da.

thuối bôi chữa sùi mào gà

Thuốc Podophylline có nồng độ 20 – 25% trị sùi mào gà

Podophylline là một trong các loại thuốc chữa bệnh sùi mào gà có xuất xứ từ Thái Lan. Thuốc có tác dụng phá hủy và làm hoại tử các nốt sùi mào gà. Tuy nhiên, thuốc chỉ có tác dụng điều trị sùi mào gà mức độ nhẹ với những nốt sùi mào gà còn nhỏ.

Podophylline thường được chỉ định sùi mào gà ở âm hộ đối với nữ giới và bao quy đầu hoặc thân dương vật ở nam giới. Người bệnh lấy tăm bông chấm thuốc và bôi lên vị trí xuất hiện bệnh sùi mào gà. Sau đó 1 – 3 giờ, vệ sinh lại bằng nước sạch. Tuyệt đối không bôi thuốc trong âm đạo, hậu môn, lỗ niệu đạo, miệng, cổ tử cung và bao quy đầu.

Một số thận trọng khi dùng thuốc Podophylline trị sùi mào gà:

  • Không dùng cho phụ nữ mang thai
  • Nếu có phản ứng mạnh tại chỗ cần dừng lại và hỏi ý kiến bác sĩ
  • Không quan hệ khi đang chấm thuốc trị sùi mào gà

Thuốc Imiquimod (Aldara và Zyclara) –trị sùi mào gà

Imiquimod thuộc nhóm thuốc phản ứng miễn dịch, hoạt động bằng cách kích thích hệ thống miễn dịch chống lại sự tăng trưởng bất thường trên da, giúp điều trị bệnh sùi mào gà. Là thuốc dùng ngoài da, vì vậy, người bệnh chỉ cần sử dụng liều lượng vừa phải bôi lên vùng da bị bệnh sùi gà.

Một số lưu ý khi dùng thuốc Imiquimod trị sùi mào gà:

  • Dùng đúng liều chỉ định
  • Không dùng cho trẻ em dưới 12 tuổi
  • Không dùng thuốc trong miệng, trong hậu môn, âm đạo, cổ tử cung, trên bao quy đầu
  • Có thể gây tác dụng phụ như: ho, phát ban, nổi mụn…

Chữa sùi mào gà bằng thuốc Sinecatechin (Veregen) 0,15%

Thuốc mỡ Sinecatechin (Veregen) 0,15% thường được chỉ định điều trị tại chỗ các nốt sùi mào gà ở bộ phận sinh dục và quanh hậu môn. Người bệnh bôi một lớp mỏng thuốc lên vùng da bị ảnh hưởng. Mỗi ngày bôi 3 lần và sử dụng 12 – 16 tuần.

Một số lưu ý khi dùng thuốc mỡ Sinecatechin trị sùi mào gà

  • Không sử dụng thuốc nếu bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong sản phẩm
  • Không sử dụng ở những bộ phận bị sùi mào gà như âm đạo, bên trong hậu môn, lỗ niệu đạo, cổ tử cung, bao quy đầu và miệng
  • Tránh sử dụng thuốc trên các vết thương hở
  • Không dùng cho người dưới 18 tuổi
  • Tuyệt đối không dùng thuốc lâu hơn 16 tuần, tránh gây viêm loét
  • Nên ngưng sử dụng thuốc và liên hệ ngay với bác sĩ nếu gặp phải các tác dụng phụ như nổi mẩn đỏ, đau, rát hoặc sưng, lở loét ở vùng da dùng thuốc

Thực tế có nhiều loại thuốc trị sùi mào gà khác nhau. Nhưng bắt buộc nó phải được sự chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý sử dụng.

4. Chữa sùi mào gà bằng các kỹ thuật ngoại khoa cắt đốt

Đây thường là phương pháp dành cho những bệnh nhân bị sùi mào gà lâu năm. Có hai kỹ thuật ngoại khoa được sử dụng phổ biến hơn cả trong trường hợp này đó chính là: đốt điện sùi mào gà, tia laser và điều trị sùi mào gà bằng công nghệ ALA – PDT.

Với đốt sùi mào gà bằng điện và tia laser thì đây là phương pháp ứng dụng nhiệt lượng của được tạo ra từ dòng điện hoặc tia laser để loại bỏ các nốt sùi mọc đơn lẻ. Tuy nhiên, đây không phải là cách chữa sùi mào gà an toàn và hiệu quả. Bởi nhìn chung trong và sau khi đốt, vùng da chứa sùi mào gà và các tế bào da lân cận rất có thể bị bỏng.

Công nghệ ALA – PDT: So với các phương pháp chữa sùi mào gà ở trên thì ALA –PDT là phương pháp điều trị sùi mào gà đem đến kết quả khả quan hơn cả, sau khi điều trị các nốt sùi chẳng những bị đánh bay hoàn toàn mà virus gây bệnh cũng bị tiêu diệt triệt để. Theo nhận định của chuyên gia thì đây là cách chữa sùi mào gà an toàn – hiệu quả – không biến chứng.

Việc chọn phương pháp chữa sùi mào gà hiệu quả nào thì cần phải thông qua thăm khám và chỉ định của bác sĩ. Chúng ta cần chủ động đi khám tại phòng khám, bệnh viện để được tư vấn cụ thể hơn nhé.

Lời khuyên của chuyên gia

Sùi mào gà có thể tự khỏi không? Thực tế là không thể, vì ngay cả việc chữa sùi mào gà cũng không hề dễ dàng vì virus HPV không thể tiêu diệt một khui chúng đã xâm nhập. Các phương pháp chữa trị sùi mào gà nhằm mục đích loại bỏ triệu chứng, tầm soát tái phát. Do đó, bệnh nhân có thể phải kết hợp cùng lúc nhiều phương pháp khác nhau. Sau điều trị cần phải dự phòng.

Chính vì thế, để chữa trị sùi mào gà hiệu quả, ngừa tái phát thì chúng ta cần chủ động đi khám càng sớm càng tốt tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Không tự ý áp dụng các cách chữa sùi mào gà tại nhà khi chưa biết được tình trạng của mình thế nào. Trong khi chữa bệnh cần tuân thủ tuyệt đối y chỉ của bác sĩ, không bỏ dở giữa chừng hay tự ý thay phác đồ.

Hy vọng với những thông tin mà bác sĩ đã tư vấn về sùi mào gà có chữa được không? nên làm gì khi bị sùi mào gà, các cách chữa trị sùi mào gà hiệu quả đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn và chủ động hơn với bệnh lý nguy hiểm này.

Nguyễn Văn Sướng

"Tác giả"Nguyễn Văn Sướng

Bác sĩ nam khoa và tiết niệu hơn 30 năm kinh nghiệm trong nghề với hàng nghìn bệnh nhân đã từng điều trị khỏi bệnh.

Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người

Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất

map phòng khám đa khoa quốc tế Hà Nội