Nước tiểu có mùi hôi: Nguyên nhân và các biến chứng nguy hiểm

Ngày đăng: 2024-06-21
Bình chọn post

Nước tiểu bình thường có mùi nhẹ hơi khai, màu nhạt, tuy nhiên vì lý do nào đó khiến nước tiểu trở nên sẫm màu và có mùi hôi. Ngoài một số lý do sinh lý thì nước tiểu có mùi hôi còn là biểu hiện bệnh lý. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ đề cập cụ thể hơn về hiện tượng nước tiểu có mùi hôi. 

Nguyên nhân nước tiểu có mùi hôi là do đâu

Nguyên nhân nước tiểu có mùi hôi
Nguyên nhân nước tiểu có mùi hôi

Nếu bạn uống đủ nước là đi vệ sinh đều đặn, nước tiểu sẽ có màu vàng nhạt đến vàng, mùi nhẹ. Trường hợp bạn uống nhiều nước hoặc dùng thuốc lợi tiểu thì nước tiểu sẽ không có màu hoặc màu nhạt và không nặng mùi. Tuy nhiên, nếu nước tiểu có mùi hôi, mùi khắm chua thì đây là dấu hiệu bất thường. Dưới đây là một số nguyên nhân nước tiểu có mùi hôi: 

Uống ít nước

Nước chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể và là thành phần vô cùng quan trọng của hoạt động sống. Nước có vai trò vận chuyển oxy và các chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng các tế bào trong cơ thể, đồng thời cung cấp nguồn khoáng chất thiết yếu, hỗ trợ quá trình tiêu hoá và bài tiết các chất thải. 

Nếu bạn không uống đủ nước, nước tiểu sẽ trở nên cô đặc, lượng amoniac tích tụ nhiều hơn bình thường khiến nước tiểu có mùi hôi khắm kèm theo màu sẫm. Trường hợp không cung cấp đủ nước mỗi ngày, đặc biệt là những người có nguy cơ cao mất nước như trẻ nhỏ, người già, người mắc bệnh mãn tính, người lao động chân tay, tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên,… thì sẽ dẫn đến các triệu chứng như sốt, tiêu chảy, nôn mửa, mắc bệnh thận,… 

Ăn một số thực phẩm nặng mùi

Mùi nước tiểu tiểu có mối liên hệ với những thực phẩm chúng ta dung nạp hàng ngày. Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học của Anh thì có đến 40% trường hợp nước tiểu có mùi trứng thối là do ăn quá nhiều hành, tỏi, măng tây,… Nguyên nhân được lý giải là do những thực phẩm này đã tạo ra các chất chuyển hoá (sản phẩm phụ)  ảnh hưởng đến mùi nước tiểu. 

Dùng thuốc điều trị bệnh

Việc dùng thuốc điều trị bệnh tiểu đường, penecillin hoặc vitamin tổng hợp (đặc biệt là vitamin B6) sẽ khiến nước tiểu có màu vàng neon kèm theo mùi rất nặng. Nguyên nhân là do vitamin và một số thuốc điều trị như penicillin, ampicillin,… sau khi đào thải qua thận sẽ làm biến đổi nồng độ pH trong nước tiểu. 

Mắc một số bệnh lý

Ngoài những nguyên nhân kể trên thì tình trạng nước tiểu có mùi hôi chua là triệu chứng cảnh báo các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục, bệnh lý về đường tiết niệu, rối loạn chuyển hoá hoặc các bệnh lý mạn tính như tiểu đường, gan,… Nhận biết các triệu chứng của bệnh sớm sẽ giúp người bệnh chủ động thăm khám và điều trị kịp thời. 

Nước tiểu có mùi hôi là bệnh gì? 

Nước tiểu có mùi hôi là bị làm sao
Nước tiểu có mùi hôi là bị làm sao

Nước tiểu có mùi hôi là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý sau: 

Viêm đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu là nguyên nhân thường gặp nhất khiến nước tiểu có mùi khắm ở cả nam và nữ giới. Tác nhân chính là vi khuẩn E.Coli, virus hoặc nấm men, sau khi xâm nhập, chúng nhanh chóng lây lan sang các cơ quan lân cận, gây viêm niệu đạo, viêm bàng quang,… với các biểu hiện điển hình là nước tiểu có mùi hôi, màu vàng đục, màu hồng cam,… Ngoài ra, người bệnh sẽ cảm thấy buồn tiểu liên tục, tiểu nhiều lần trong ngày, đau buốt, nóng rát, thậm chí là tiểu ra máu. 

Viêm âm đạo

Nấm men phát triển quá mức hay sự diện của những vị khách không mời – vi khuẩn, tạp khuẩn,… trong vùng kín là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng viêm nhiễm. Bệnh lý này khiến âm đạo tiết dịch nhiều bất thường kèm theo mùi tanh hôi. Khi đi vệ sinh, người bệnh sẽ thất nước tiểu có bọt và mùi hôi, đôi khi có thể lẫn máu nếu mức độ viêm nhiễm nặng, tái phát nhiều lần. 

Bệnh lây truyền qua đường tình dục

Tiểu rắt, tiểu đau buốt, nước tiểu có mùi hôi chua cảnh báo các bệnh lây truyền qua đường tình dục như chlamydia, trichomonas, bệnh lậu,… Ngoài biểu hiện rối loạn tiểu tiện, người bệnh có thể bị đau đớn, chảy máu khi quan hệ, rối loạn kinh nguyệt (ở nữ),… Các căn bệnh này truyền nhiễm nhanh từ người này sang người khác khi quan hệ tình dục không an toàn. Do đó, để phòng tránh nguy cơ lây nhiễm và ngăn chặn biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. 

Sỏi thận

Bệnh sỏi thận xảy ra khi các khoáng chất trong nước tiểu như acid uric, canxi, oxalat, natri,,…lắng đọng lại tại thận và tạo thành những tinh thể rắn. Những viên sỏi có kích thước lớn khi di chuyển trong thận, bàng quang sẽ cọ xát, gây đau đớn kéo dài, thậm chí làm tắc đường dẫn nước tiểu vô cùng nguy hiểm. Triệu chứng thường gặp khi bị sỏi thận là nước tiểu có mùi hôi, màu đục, đôi khi có lẫn máu, kèm theo triệu chứng đau dữ dội vùng bụng, lưng, bẹn đùi,.. 

Nước tiểu có mùi hôi tanh là mắc bệnh gì – Lỗ rò bàng quang

Lỗ rò bàng quang là một lỗ nhỏ thông giữa bàng quang với ruột hoặc âm đạo. Thông qua lỗ rò này, vi khuẩn từ các cơ quan khác sẽ đi vào bàng quang, sau đó di chuyển đến các cơ quan lân cận và gây viêm nhiễm đường tiết niệu. Đây là lý do khiến nước tiểu có mùi hôi nặng, màu sắc lạ kèm theo các biểu hiện khó chịu khác. 

Bệnh tiểu đường

Người bệnh mắc tiểu đường tuýp 1 và 2 có nước tiểu có mùi ngọt, kèm theo triệu chứng đi tiểu nhiều lần trong ngày. Nguyên nhân là do lượng đường trong máu quá cao nhưng không được kiểm soát hiệu quả khiến thận phải hoạt động hết công suất để thải lượng đường dư thừa qua đường nước tiểu. 

Nếu tăng đường huyết quá cao và diễn biến trong thời gian quá dài, người bệnh tiểu đường sẽ bị nhiễm toan Ceton. Đây là biến chứng nghiêm trọng có thể đe doạ tính mạng người bệnh.Để ngăn hệ luỵ trên, người bệnh cần kiểm soát tốt đường huyết và liên hệ ngay bác sĩ khi nhận thấy nước tiểu có mùi hôi khác lạ. 

Bệnh suy gan

Suy gan là tình trạng chức năng gan bị suy giảm hoặc mất hoàn toàn do chịu tổn thương trong thời gian dài. Chức năng chuyển hoá của gan suy yếu dẫn đến một loạt các triệu chứng như vàng da, vàng mắt, mệt mỏi, khó chịu trong người không rõ nguyên nhân, dễ chảy máu, bầm tím hay nước tiểu sẫm màu và có mùi hôi khắm. 

Rối loạn chuyển hoá

Rối loạn chuyển hoá không phổ biến song bệnh có thể làm thay đổi mùi và màu sắc của nước tiểu thông qua việc thay đổi nồng độ và các chất thải ra cùng nước tiểu khi bài tiết. Rối loạn chuyển hoá tiêu biểu nhất là bệnh sino niệu và Phenylketone niệu. Trong khi sino niệu khiến cơ thể thiếu hụt các enzym làm nhiệm vụ phá vỡ một số axit amin là nước tiểu có mùi ngọt thì Phenylketone niệu ngăn chặn sự phân huỷ của amin phenylalanine, làm hơi thở và nước tiểu có mùi hôi kèm theo triệu chứng phát ban, co giật,…  

Cách chữa nước tiểu có mùi hôi 

Cách chữa nước tiểu có mùi hôi
Cách chữa nước tiểu có mùi hôi

Nước tiểu có mùi hôi khiến mọi người cảm thấy khó chịu và tự ti trong cuộc sống. Để cải thiện tình trạng này, bạn có thể áp dụng một số cách trị nước tiểu có mùi hôi tại nhà như sau: 

Hạn chế ăn những thực phẩm gây mùi

Để giảm mùi hôi nước tiểu, bạn không nên ăn quá nhiều hành, tỏi, măng tây, hành tây hay các loại thực phẩm gây mùi lạ. Đồng thời, không uống nhiều cà phê, bia rượu hay các loại đồ uống có gas. 

Uống đủ nước

Bổ sung đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày giúp cơ thể bài tiết các chất cặn bã ra khỏi cơ thể, hạn chế nguy cơ tích tụ chất khoáng tạo sỏi. Ngoài nước lọc, bạn có thể bổ sung nước từ rau xanh, nước canh, nước ép trái cây hay các loại trà thảo mộc tốt cho sức khỏe. 

Không nhịn tiểu

Bạn cần đi vệ sinh ngay khi có nhu cầu và cố gắng đi hết nước tiểu để làm rỗng bàng quang hoàn toàn. Tuyệt đối không nhịn tiểu lâu vì sẽ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm đường tiết niệu hoặc gây áp lực lên bàng quang dẫn đến vỡ bàng quang. 

Vệ sinh vùng kín đúng cách

Vệ sinh vùng kín thường xuyên, sạch sẽ bằng dung dịch vệ sinh dịu nhẹ, lành tính. Không nên dùng chất tẩy rửa có tính sát khuẩn mạnh vì sẽ làm mất cân hệ vi sinh tại vùng kín và làm tăng nguy cơ viêm nhiễm. Mọi người lưu ý không vệ sinh từ đằng sau ra đằng trước để tránh vi khuẩn từ hậu môn lây lan sang đường tiết niệu. 

Lưu ý: Các cách chữa nước tiểu có mùi hôi tại nhà chỉ đạt hiệu quả cao với trường hợp nước tiểu có mùi do yếu tố sinh hoạt. Đối với các trường hợp nước tiểu có mùi hôi do bệnh lý, bạn nên đến các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa uy tín để được các bác sĩ thăm khám. Dựa trên nguyên nhân và tình trạng bệnh cụ thể, bác sĩ sẽ áp dụng cách chữa nước tiểu có mùi hôi hiệu quả để ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm. 

Khi nào nước tiểu có mùi hôi nên đi gặp bác sĩ? 

Nếu nước tiểu có mùi hôi trong thời gian dài kèm theo các dấu hiệu khác thường dưới đây, các bạn hãy chủ động thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt: 

  • Sốt cao, cơ thể thường xuyên mệt mỏi 
  • Nước tiểu đục, có màu sắc lạ như vàng cam, hồng, nâu,… 
  • Nước tiểu có lẫn máu, mủ 
  • Đi tiểu nhiều lần trong ngày (trên 8 lần) 
  • Đau rát, nóng buốt khi đi tiểu 
  • Đau vùng bụng dưới, đau lưng dưới, bẹn đùi,… 
  • Ngứa rát vùng âm đạo ở nữ 

Tại cơ sở y tế, sau khi thăm khám lâm sàng, các bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán bệnh liên quan đến nước tiểu có mùi hôi như: 

  • Xét nghiệm nước tiểu: Xét nghiệm nước tiểu nhằm tìm kiếm sự hiện diện của các loại vi khuẩn, virus, tạp khuẩn hoặc nấm men. Từ đó đánh giá khả năng mắc các bệnh nhiễm trùng  đường tiết niệu hoặc viêm nhiễm nam – phụ khoa.  
  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu giúp phát hiện và chẩn đoán các vấn đề về gan, thận và đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường tình dục,… 

Qua kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận chính xác hiện tượng nước tiểu có mùi hôi do nguyên nhân nào, mức độ bệnh ra sao (nếu có). Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra lời tư vấn phù hợp với từng trường hợp cụ thể.  

Bài viết đã chia sẻ những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nước tiểu có mùi hôi. Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng bạn cũng không nên chủ quan. Mọi người hãy thăm khám sớm khi có các biểu hiện bất thường, tránh để lâu bệnh tiến triển nặng dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khoẻ và khả năng sinh sản về sau. Nếu còn vấn đề gì cần giải đáp hãy liên hệ ngay với Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội để được hỗ trợ 24/7,.

 

 

Bình chọn post

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người

Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất

Tư vấn miễn phí từ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi

- Tận tâm với nghề, tận tình với bệnh nhân -

bác sĩ duyên

Bs. Tạ Thị Hồng Duyên

  • CK I Sản phụ khoa
  • Tốt nghiệp Học viện Quân y
  • Với 30 năm kinh nghiệm
  • Tốt nghiệp chuyên ngành Sản phụ khoa tại Đại học Y Hà Nội (2014)
  • Bác sĩ lâm sàng Sản Phụ khoa Bệnh viên Sản trung ương (2007 - 2016)
459 Lượt đặt hẹn

LỊCH KHÁM

Tư vấn miễn phí
Đặt hẹn online

ĐỊA CHỈ

Số 152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội

GIẢM GIÁ150.000đ

Đặt lịch hẹn trực tuyến để được miễn phí chi phí khám

bác sĩ loan

Bs. Nguyễn Thị Phương Loan

  • CK I Sản phụ khoa
  • Với hơn 30 năm kinh nghiệm
  • Bác sĩ chuyên khoa sản tại Trung tâm Y tế huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình (1991 - 2002)
  • Phó giám đốc Trung tâm chăm sóc SKSS tỉnh Thái Bình (2005 - 2018)
459 Lượt đặt hẹn

LỊCH KHÁM

Tư vấn miễn phí
Đặt hẹn online

ĐỊA CHỈ

Số 152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội

GIẢM GIÁ150.000đ

Đặt lịch hẹn trực tuyến để được miễn phí chi phí khám

bác sĩ nguyên

Bs. Lê Đỗ Nguyên

  • CK II Ngoại Tiết niệu
  • Tốt nghiệp ĐH Y Hà Nội
  • Tốt nghiệp ĐH Y Hà Nội
  • Từng công tác tại Khoa Ngoại - Tiết niệu, BV Xanh - Pôn (1987 - 2019)
  • Là chuyên gia y tế tại Angola (2007 - 2011)
499 Lượt đặt hẹn

LỊCH KHÁM

Tư vấn miễn phí
Đặt hẹn online

ĐỊA CHỈ

Số 152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội

GIẢM GIÁ150.000đ

Đặt lịch hẹn trực tuyến để được miễn phí chi phí khám

bác sĩ kiếm

Bs. Nguyễn Kiếm

  • CK Y học cổ truyền
  • Tốt nghiệp Học viện Trung y Bắc Kinh Trung Quốc chuyên ngành y học cổ truyền
  • Với hơn 45 năm kinh nghiệm
  • Trưởng khoa Y học cổ truyền Bệnh viện E (1976-2005), Phó giám đốc bệnh viện E (1999 - 2006)
439 Lượt đặt hẹn

LỊCH KHÁM

Tư vấn miễn phí
Đặt hẹn online

ĐỊA CHỈ

Số 152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội

GIẢM GIÁ150.000đ

Đặt lịch hẹn trực tuyến để được miễn phí chi phí khám

bác sĩ trình

Bs. Đặng Tuấn Trình

  • CK I Nam học - Ngoại tiết niệu
  • Tốt nghiệp ĐH Y Hà Nội
  • Với gần 40 năm kinh nghiệm
  • Bác sĩ CKI tại BV đa khoa Xanh-Pon (1984 - 1989)
  • Bác sĩ CKI tại Bệnh viện Thanh Nhàn (1990 - 2014)
469 Lượt đặt hẹn

LỊCH KHÁM

Tư vấn miễn phí
Đặt hẹn online

ĐỊA CHỈ

Số 152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội

GIẢM GIÁ150.000đ

Đặt lịch hẹn trực tuyến để được miễn phí chi phí khám

bác sĩ Vỵ

Bs. Trần Văn Vỵ

  • CK I Nam học - Ngoại tiết niệu
  • Tốt nghiệp ĐH Y Hà Nội
  • Với hơn 35 năm kinh nghiệm
  • Nguyên Trưởng khoa Ngoại thận - tiết niệu BV Thanh Nhàn Hà Nội (1985 - 2014)
  • Công tác tại Khoa Nam học - BV Phụ sản Hà Nội cơ sở 2 (2015 - 2016)
459 Lượt đặt hẹn

LỊCH KHÁM

Tư vấn miễn phí
Đặt hẹn online

ĐỊA CHỈ

Số 152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội

GIẢM GIÁ150.000đ

Đặt lịch hẹn trực tuyến để được miễn phí chi phí khám

map phòng khám đa khoa quốc tế Hà Nội