Nổi mẩn đỏ ở bao quy đầu trẻ nhỏ do đâu? Nguy hiểm không?

Ngày đăng: 2019-12-30
5/5 - (6 bình chọn)

Dương vật là cơ quan sinh dục quan trọng của nam giới. Vì vậy bất cứ một biểu hiện bất thường cũng đều gây ra cho họ lo lắng, hoang mang.

Liệu đây có phải biểu hiện của bệnh xã hội, liệu bệnh này có nguy hiểm? Nổi mẩn đỏ ở bao quy đầu trẻ nhỏ là bị bệnh gì? Nổi mẩn đỏ ở dương vật là bị làm sao? Trẻ bị ngứa dương vật là bệnh gì? Rất nhiều câu hỏi liên quan được các bậc phụ huynh thắc mắc sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Đặc điểm sinh lý bao quy đầu của trẻ

Trước khi tìm hiểu hiện tượng trẻ bị nổi mẩn đỏ ở bao quy đầu, các bậc phụ huynh cần nắm rõ đặc điểm sinh lý bao quy đầu của trẻ.

Dương vật của trẻ được một lớp da mỏng (bao quy đầu) ôm trọn và có nhiệm vụ bảo vệ khỏi những tác nhân gây bệnh. Phần bao quy đầu gồm 2 lớp đó là lớp da bên ngoài và lớp niêm mạc ở trong.

Khi mới sinh lớp da bao quy đầu và phần đầu dương vật dính với nhau. Đây là hiện tượng bình thường của bao quy đầu. Tuy nhiên, khi lớn dần lên tới độ tuổi nhất định. Lớp bao da này sẽ tự động tách rời nhau và để lộ ra quy đầu. Hiện tượng này người ta gọi là bong tế bào ở bề mặt mỗi lớp hay còn gọi là lột bao quy đầu tự nhiên.

Thông thường, quá trình tách rời phải mất từ 5 – 10 năm. Lúc này, bao quy đầu mới có thể lộn khỏi đầu dương vật về phía bụng.

Nổi mẩn đỏ ở bao quy đầu trẻ nhỏ
Nổi mẩn đỏ ở bao quy đầu trẻ nhỏ

Trẻ bị nổi mẩn đỏ ở bao quy đầu là dấu hiệu của bệnh gì?

Trẻ bị đỏ bao quy đầu là hiện tượng phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Nếu dấu hiệu này chỉ xuất hiện trong vài ngày thì chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường. Còn nếu biểu hiện này kéo dài thì các bậc phụ huynh cần lưu ý, vì có thể là biểu hiện của các bệnh lý.

Vậy thực hư trẻ bị nổi mẩn đỏ ở bao quy đầu là dấu hiệu của bệnh gì? Dưới đây là một số bệnh lý khiến trẻ bị đỏ ở bao quy đầu.

Đầu chim bé bị nổi mẩn đỏ do hẹp bao quy đầu

Hẹp bao quy đầu là tình trạng phần da trên cùng của dương vật trùm kín lỗ niệu đạo. Do đó, chỉ để lộ một khe hở nhỏ và không thể tuột xuống.

Thông thường, 3 tháng sau sinh, bao quy đầu của trẻ sẽ có thể lộn xuống. Tuy nhiên, với những trẻ mắc bệnh hẹp bao quy đầu, phần da quy đầu sẽ dính chặt và gây đỏ ở đầu chim của trẻ. Một số triệu chứng hẹp bao quy đầu ở trẻ cha mẹ có thể nhận biết gồm:

  • Khi tiểu tiện, lực nước tiểu chảy yếu, chảy thành từng dòng nhỏ.
  • Đầu dương vật phồng và sưng khi tiểu tiện.
  • Nước tiểu bị tắc không thoát hết ra ngoài.
  • Ngứa dương vật.
  • Khó quan sát lỗ niệu đạo của trẻ.

hep-bao-quy-dau

Bộ phận sinh dục bé trai bị nổi mẩn đỏ do dài bao quy đầu

Nếu bỗng nhiên bộ phận sinh dục bé trai bị đỏ thì các phụ huynh có thể nghĩ đến bệnh dài bao quy đầu. Theo thống kê, có đến 90% trẻ em bị dài bao quy đầu. Đây là hiện tượng tự nhiên nên phụ huynh không cần quá lo lắng. Thường dài bao quy đầu sẽ được khắc phục khi bước vào tuổi dậy thì.

Khi trẻ bị dài bao quy đầu, phần da ở đỉnh dương vật dài bằng lỗ niệu đạo. Lúc này, bao quy đầu vẫn có thể lột xuống được nhưng cần có tác động bằng tay. Chính vì thế, trong quá trình vệ sinh, nhiều bậc phụ huynh tự lột cho trẻ quá mạnh. Nên khiến bộ phận sinh dục của trẻ bị đỏ.

dai-bao-quy-dau

Nổi mẩn đỏ ở dương vật – do bị nghẹt bao quy đầu

Nghẹt bao quy đầu cũng là bệnh lý phổ biến khiến chim bé bị nổi mẩn đỏ. Khi bị nghẹt bao quy đầu, lớp da bao quy đầu vẫn có thể lộn xuống được. Tuy nhiên, khi lộn xuống sẽ thắt chặt dương vật. Từ đó, khiến dương vật bị tụ máu và đầu chim bé bị đỏ.

Trong trường hợp này, các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo các phụ huynh nên hạn chế lột bao quy đầu cho trẻ. Vì lớp bao da bị nghẹt có thể khiến trẻ gặp khó khăn khi tiểu tiện.

nghet-bao-quy-dau

Viêm nhiễm bao quy đầu – Nguyên nhân bao quy đầu của trẻ bị nổi mẩn đỏ

Nhiều trường hợp bao quy đầu không thể lột xuống nên việc vệ sinh bộ phận sinh dục cho trẻ gặp khó khăn. Từ đó, khiến vi khuẩn phát triển và gây viêm nhiễm ở bộ phận sinh dục. Chính vì thế, bao quy đầu của trẻ bị đỏ và đau nhức khó chịu.

Ngoài dấu hiệu bao quy đầu trẻ bị nổi mẩn đỏ, khi trẻ mắc bệnh, sẽ còn xuất hiện những triệu chứng như:

  • Lỗ sáo của trẻ xuất hiện lớp bựa bẩn màu trắng đục và sạn.
  • Trẻ ngại đi tiểu tiện vì vết lở loét gây đau rát.
  • Nước tiểu của trẻ có màu vàng đục và khai nồng. Thậm chí, nhiều trường hợp nước tiểu có lẫn máu.
  • Trẻ bỏ ăn, bỏ bú, cơ thể mệt mỏi, lừ đừ, ngồi một chỗ, ít hoạt động. Một số trẻ khác còn có triệu chứng sốt.

Dương vật của bé bị mẩn đỏ do viêm lỗ niệu đạo

Vệ sinh dương vật cho trẻ không sạch, không đúng cách là nguyên nhân gây viêm lỗ niệu đạo ở trẻ. Khi mắc bệnh lý này, trẻ sẽ bị ngứa rát khi tiểu tiện, dương vật ngứa ngáy. Nhiều trẻ vì ngứa nên thường đưa tay gãi khiến dương vật của bé bị đỏ.

Một số triệu chứng khác cha mẹ có thể nhận biết như:

  • Tiểu buốt – tiểu rắt, tiểu khó, tiểu không hết, nước tiểu đục.
  • Sốt nhẹ.
  • Niệu đạo và lỗ niệu đạo bị sưng, tấy.

Nổi mẩn đỏ ở bao quy đầu của trẻ phải làm sao?

Qua những thông tin trên có thể thấy, trẻ bị nổi mẩn đỏ bao quy đầu là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Do đó, nếu triệu chứng này xuất hiện và kéo dài, cha mẹ cần đi trẻ đi thăm khám để điều trị kịp thời. Sau khi thăm khám, tùy vào từng bệnh lý mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chữa trị. Cụ thể như sau:

  • Bệnh dài/hẹp/nghẹt bao quy đầu: Tùy vào tình trạng của trẻ, độ tuổi mà sẽ điều trị bằng cách hướng dẫn nong, lộn bao quy đầu ở nhà. Hoặc có thể chỉ định cắt bao quy đầu ở những trẻ lớn tuổi.
  • Viêm bao quy đầu, viêm niệu đạo: Thuốc kháng sinh là giải pháp hiệu quả trong việc điều trị viêm nhiễm. Cha mẹ chỉ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc chữa trị vì có thể khiến viêm nghiêm trọng hơn.

Cách phòng tránh hiệu quả các bệnh lý ở bộ phận sinh dục của trẻ

Theo bác sĩ Bùi Ngọc Lâm, bác sĩ chuyên khoa Ngoại tiếu niệu phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội: Khi dương vật của trẻ bị đỏ, cha mẹ cần quan sát các dấu hiệu đi kèm. Đồng thời, nên vệ sinh cho trẻ đúng cách để hạn chế viêm nhiễm. Để phòng các bệnh lý bao quy đầu ở trẻ, cha mẹ cần lưu ý những vấn đề dưới đây:

  • Khi vệ sinh dương vật, cha mẹ chỉ nên dùng nước ấm, không cần thiết phải dùng dung dịch vệ sinh. Bởi da trẻ nhỏ rất dễ bị mẫn cảm, nếu bạn lựa chọn sản phẩm không hợp sẽ gây kích ứng da.
  • Với những trẻ cần đóng bỉm, cha mẹ cần lưu ý lựa chọn bỉm chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng. Đồng thời, nên thay bỉm cho bé thường xuyên hơn. Khi thay bỉm, nên dùng khăn mềm và nước ấm vệ sinh xung quanh cơ quan sinh dục cho bé.
  • Khi bị nổi mẩn đỏ ở dương vật. Cha mẹ nên lựa chọn bỉm chất liệu thẩm hút tốt, mềm mại. Không nên đóng quá chặt sẽ khiến tình trạng bị hăm sưng đỏ nặng nề hơn.
  • Cha mẹ nên vệ sinh bộ phận sinh dục, nhất là dương vật bị mẩn đỏ sạch sẽ, mỗi lần đi tiểu tiện hay đại tiện. Như vậy sẽ giúp loại bỏ được những vi khuẩn, ký sinh trùng còn sót lại bị lọi bỏ. Giúp ngăn ngừa viêm nhiễm dương vật của trẻ tốt hơn.
  • Mặc quần áo cho trẻ chọn chất liệu mềm mại, thoáng mát. Tuyệt đối, không cho trẻ mặc quần áo còn ẩm ướt. Vì đây là môi trường thuận lợi khiến vi khuẩn phát triển và lây lan sang các bộ phận khác.
  • Nhiều cha mẹ thường sử dụng phấn rôm sau khi tắm cho trẻ. Tuy nhiên, bác sĩ Lâm khuyến cáo không nên lạm dụng phấn rôm. Bởi có thể da trẻ bị mẫn cảm kích ứng do bị bịt lỗ chân lông.
  • Móng tay là nơi chứa nhiều vi khuẩn, vì vậy cha mẹ nên cắt móng tay cho trẻ. Hơn nữa khi đầu dương vật của trẻ bị sưng mẩn đỏ ngứa, bé sẽ gãi ngứa gây trầy xước, tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm.
  • Với những trẻ cần lột bao quy đầu, cha mẹ nên thực hiện theo dưỡng dẫn của bác sĩ. Khi lột bao quy đầu, nên rửa sạch tay và dương vật của trẻ để hạn chế vi khuẩn tấn công.
  • Không tự ý mua thuốc bôi hoặc thuốc uống khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Hy vọng qua những thông tin trên các phụ huynh đã nắm rõ trẻ bị nổi mẩn đỏ ở bao quy đầu là biểu hiện của bệnh gì. Cũng như bỏ túi cách điều trị và phòng bệnh tốt nhất.

Nếu có bất kỳ câu hỏi nào cần các chuyên gia giải đáp, cha mẹ hãy gửi tin nhắn ở phía dưới

Khi nhận thấy trẻ có những biểu hiện bất thường ở quy đầu như đỏ, sưng, đau… Cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được điều trị sớm. Vì nếu chần chừ, các bệnh lý bao quy đầu có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh lý, sinh sản sau này.

Đặng Trình

"Tác giả"Đặng Trình

Bác sĩ Đặng Tuấn Trình là bác sĩ chuyên khoa Ngoại, Tiết niệu, Nam học Đại học Y Hà Nội, là hội viên hội Tiết niệu, Thận học Việt Nam, với hơn 32 năm kinh nghiệm điều trị bệnh lý Ngoại, Tiết niệu - Nam học, từng là bác sĩ phẫu thuật Ngoại Tiết niệu Bệnh viện Thanh Nhàn Hà Nội và đạt danh hiệu Thầy thuốc ưu tú trong nhiều năm.

Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người

Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất

map phòng khám đa khoa quốc tế Hà Nội