[Góc giải đáp] Bà bầu có ăn được đu đủ chín không?

Ngày đăng: 2023-04-27
3/5 - (3 bình chọn)

Đu đủ được xem là loại trái cây đáp ứng được tiêu chí “ngon, bổ, rẻ”. Nên nó đã trở thành món tráng miệng ưa thích của nhiều chị em. Tuy nhiên, đối với những chị em phụ nữ đang trong giai đoạn thai kỳ, khá băn khoăn không biết bà bầu có ăn được đu đủ chín không. Để giải đáp được vấn đề này, hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây.

Bà bầu có ăn được đu đủ chín không?

ba bau co an duojc du du chin khong 1 e1682567091718
bà bầu có ăn được đu đủ chín không?

Trong nhựa đu đủ xanh có chứa thành phần Papain và Chymopapain. Chúng hoạt động tương tự như hormon ở trong cơ thể, hoạt hóa oxytocin và prostaglandin gây ra những cơn co thắt tử cung, làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non. Do đó, bà bầu thường được khuyến cáo không nên ăn đu đủ xanh. 

Vậy bà bầu có ăn được đu đủ chín không? Nếu như đu đủ xanh bà bầu được khuyến cáo nên tránh khi mang thai thì đu đủ chín ngược lại. Phụ nữ mang thai hoàn toàn có thể ăn đu đủ chín trong giai đoạn thai kỳ, trừ trường hợp bị dị ứng. Chị em cũng có thể hỏi ý kiến của bác sĩ về lượng tiêu thụ đu đủ thích hợp hàng ngày.

Lợi ích đu đủ chín đối với phụ nữ mang thai

Giá trị dinh dưỡng trong đu đủ chín

Giá trị dinh dưỡng cơ bản trong 100g đu đủ chín bao gồm:

  • Nước: 90g
  • Beta caroten: 2100 mcrg
  • Chất xơ: 1.97 g
  • Chất béo: 0.26 g
  • Carbohydrate: 10.82 g
  • Protein: 0.47 g

Ngoài ra, đu đủ còn chứa nhiều loại vitamin như vitamin A, vitamin C, vitamin E , vitamin K…cùng nhiều khoáng chất khác như canxi, sắt, magie, phốt pho, kali…

Lợi ích của đu đủ chín với phụ nữ mang thai

Với những thành phần dinh dưỡng kể trên, đu đủ chín mang lại rất nhiều lợi ích cho bà bầu, có thể kể đến như:

Tăng cường sức đề kháng

 Các loại vitamin trong quả đu đủ giúp cải thiện hoạt động của hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng, chống lại các bệnh do vi khuẩn, virus gây ra.

Giảm chuột rút

Khi mang thai, nhu cầu Canxi của cơ thể cao hơn bình thường rất nhiều. Nên nếu cung cấp không đủ có thể gây ra tình trạng chuột rút, co giật ở người mẹ. Trong khi đó, đu đủ là thực phẩm có chứa Canxi. Đặc biệt, vitamin K có trong đu đủ có khả năng cải thiện quá trình hấp thụ canxi, đồng thời, làm giảm hàm lượng canxi bị đào thải thông qua tiểu tiện. Điều này có nghĩa là cơ thể sẽ giữ lại được nhiều canxi hơn để củng cố và tái xây dựng cấu trúc xương, giảm tình trạng chuột rút.

Trị ốm nghén

Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, nhiều bà bầu xảy ra tình trạng ốm nghén. Vị thơm của đu đủ nhẹ nhàng sẽ kích thích cảm giác thèm ăn, đồng thời, làm giảm triệu chứng ốm nghén. Ngoài ra, hàm lượng vitamin C có trong đu đủ giúp điều hòa lượng hormon gây ra stress, cân bằng cơ thể, khiến chị em có tinh thần thoải mái, thư thái hơn.

Cải thiện làn da

Sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai khiến cho làn da của mẹ bầu thường bị mụn, nám, xỉn và tối màu. Để khắc phục tình trạng này bà bầu có thể bổ sung thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa cao, trong đó có đu đủ. Vitamin E có trong đu đủ giúp ngăn ngừa quá trình hình thành melanin – hắc sắc tố da, làm mờ thâm, giúp da đều màu hơn. Lycopene và vitamin C trong đu đủ còn giúp tăng sản sinh collagen và duy trì làn da căng bóng, mịn màng và ẩm mượt.

Hỗ tợ cải thiện hệ tiêu hóa tốt, giảm táo bón

Trong đu đủ có chứa hàm lượng protease và chất xơ dồi dào giúp phân giải protein thành axit amin. Từ đó, thúc đẩy quá trình tiêu hóa, ngăn ngừa chứng khó tiêu, giảm tình trạng táo bón cho bà bầu.

Kiểm soát cân nặng, tránh tăng cân quá mức

Các thành phần dinh dưỡng trong đu đủ giúp cơ thể chuyển hóa các chất được tốt hơn, giảm thiểu các chất béo tích tụ trong cơ thể. Từ đó hạn chế tình trạng tăng cân quá mức trong giai đoạn thai kỳ.

Phát triển trí não và thị giác thai nhi 

Trong đu đủ có hàm lượng cao Beta caroten và acid folic. Đây là 2 chất cần thiết cho sự phát triển trí não và thị giác của thai nhi, giúp tăng cường quá trình hình thành nên các tế bào máu, cung cấp nhiều dinh dưỡng nuôi cơ thể hơn.

Lưu ý khi ăn đu đủ chín:

  • Mẹ bầu nên tiêu thụ đu đủ với số lượng vừa phải để tránh dị ứng. Chỉ nên ăn đu đủ chín từ 2 – 3 lần/tuần
  • Cần loại bỏ toàn bộ hạt đu đủ trước khi ăn đu đủ chín
  • Không nên ăn đu đủ chín khi mẹ đang bị tiêu chảy
  • Không nên quá lạm dụng đu đủ chín khi bị táo bón.
  • Không ăn đu đủ chín khi để trong ngăn mát lạnh với mẹ bầu.

Mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn đu đủ chín trong thai kỳ để tăng cường sức để kháng, trị táo bón…. Tuy nhiên, nên ăn với số lượng vừa phải, không nên ăn khi bị tiêu chảy. Đặc biệt, không nên ăn đu đủ khi chưa chín hoàn toàn. Chúc các mẹ có thai kỳ khỏe mạnh.

Nguyễn Thị Phương Loan

"Tác giả"Nguyễn Thị Phương Loan

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Loan có hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Sản phụ khoa, tham gia các khóa đào tạo bài bản và chuyên sâu, hoàn thành xuất sắc nhiều chứng chỉ quan trọng như siêu âm tổng quát, siêu âm sản phụ khoa, phẫu thuật nội soi phụ khoa, bệnh lý sàn chậu, các bệnh lý phụ khoa như u xơ cổ tử cung, u buồng trứng…

Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người

Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất

map phòng khám đa khoa quốc tế Hà Nội